Covid-19: Trung Cộng vô trách nhiệm, hống hách và đáng kinh tởm

Đại Sứ Trung Cộng tại Úc Cheng Jingye đe dọa tẩy chay Úc sau lời kêu gọi của nước nầy về việc điều tra độc lập nguồn gốc corona virus và liệu nhà cầm quyền Trung Cộng có giấu giếm thông tin khi dịch xảy ra. Ảnh: The Guardian
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên quan đến đại dịch đang diễn ra khiến cho tới giờ này hơn 200.000 người chết, hơn 3 triệu người bị nhiễm tại 163 quốc gia với hơn 5 tỉ người bị ảnh hưởng, kể cả thủ tướng Vương Quốc Anh cũng suýt chết vì nó, cùng lúc đi kèm với khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng thấy.

Tuy nhiên, đại dịch này không phải là lần đầu tiên. Trước đây đã có những đại dịch khác, ngay cả gần đây như SARS, Ebola đã làm cả thế giới lao đao.

Xuất xứ của con virus corona gây ra đại dịch Covid-19 lần này, đã được hầu hết các quốc gia công nhận là từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Chỉ riêng nhà cầm quyền Trung Cộng không những không chịu công nhận điều đó mà còn lớn tiếng đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã mang virus tới Trung Quốc và các quốc gia khác.

Mới đây, Hoa Kỳ đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập và tường tận về nguồn gốc của đại dịch. Và gần nhất, Úc đã lên tiếng tán đồng lời kêu gọi của Hoa Kỳ, cho rằng việc biết rõ chính xác nguồn gốc của con virus là điều cần thiết và quan trọng.

Trước đây, các quốc gia nơi xuất phát đại dịch đã thẳng thắn nhìn nhận và thế giới cũng không đổ lỗi hay trách cứ. Trừ khi cố ý tạo ra dịch với một ý đồ gì đó thì không kể, sự xuất phát dịch được xem như một tai nạn và cả thế giới chung tay đối phó trong khả năng và trong sự minh bạch thông tin.

Lần này, điều khác biệt rõ nét với những đại dịch trước là thái độ mờ ám, giấu giếm thông tin của nhà cầm quyền Trung Cộng. Cả thế giới đều đồng ý là nếu nhà cầm quyền Trung Cộng không giấu giếm thông tin, kịp thời chia sẻ và báo động thì hậu quả của dịch đã không khủng khiếp như đang thấy.

Mới ngày hôm nay, Đại Sứ Trung Cộng tại Úc là ông Cheng Jingye, phản ứng lại lời kêu gọi điều tra độc lập của nước Úc, đã lớn tiếng đe dọa là có thể Trung Quốc sẽ ngừng mua rượu nho của Úc, sẽ không ăn thịt bò Úc, và sẽ không gửi sinh viên qua Úc du học và du khách cũng không tới Úc nữa.

Ông Cheng Jingye nói: “Người dân Trung Quốc có thể sẽ nghĩ là tại sao họ lại đến du lịch một quốc gia thiếu thân thiện như vậy? Tại sao họ lại uống rượu nho Úc? Tại sao họ lại ăn thịt bò Úc, và nước Úc có phải là nơi tốt nhất để gửi con tới du học hay không?”

Rõ ràng đây là một lời dọa nạt trắng trợn và có thể nói là rất thô lỗ rất hiếm thấy trong ngôn từ ngoại giao.

Chả ai trách riêng ông Đại Sứ Cheng Jingye, vì ai cũng biết là trong các chế độ độc tài cộng sản như Trung Cộng và Việt Cộng những kẻ trách nhiệm ngoại giao đơn giản chỉ là những con két, chủ bảo sao thì nói vậy.

Tuy nhiên, phát ngôn của ông Đại Sứ Cheng Jingye phản ảnh cái nhìn của nhà cầm quyền Trung Cộng của Tập Cận Bình. Rõ ràng họ tưởng là với quyền lực kinh tế, và có thể cả quân sự, đang được coi là mạnh thứ nhì thế giới, họ có thể áp đảo được bất cứ ai.

Áp dụng biện pháp mạnh về kinh tế, và nhất là quân sự, trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay là con dao ba bốn lưỡi chứ không đơn giản như ông Tập có thể nghĩ, và gậy ông không chừng lại đập mạnh lên chính lưng ông. Là một quốc gia đất rộng người thưa, và có quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc, Úc chắc chắn sẽ khá vất vả nếu xung đột mậu dịch xảy ra. Nhưng có điều chắc chắn là nước Úc và người dân của đất nước tự do dân chủ này có thừa khả năng để đối phó và sẽ không bao giờ nhượng bộ trước thái độ bá quyền và trịch thượng của nhà nước Tập Cận Bình.

Qua sự kiện kể trên, người ta có thể thấy là nhà cầm quyền Trung Cộng đã rất lo sợ hậu quả của việc đối phó quá kém của họ có thể bị vạch trần qua một cuộc điều tra độc lập quốc tế. Lo sợ phản ứng của người dân Trung Quốc có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ. Và họ cũng lo sợ trách nhiệm đối với thế giới hậu đại dịch.

Vì sự lo sợ quá lớn như vậy nên họ đã có những hành động thái quá, vô trách nhiệm, vô nhân đạo dẫn đến cái chết của Bác sĩ Lý Văn Lượng và những biện pháp tàn bạo như hàn cửa nhốt người bị nhiễm không cho ra khỏi nhà, bí mật đốt xác nạn nhân mà số lượng họ công bố không ai có thể tin được. Và ngày hôm nay, trong mục đích tiếp tục giấu giếm hòng chối tội, họ đã thô lỗ hăm dọa cả thế giới qua cách hành xử với nước Úc.

Phải chăng đây là phản ảnh trung thực nhất của sự hoảng loạn của nhà cầm quyền Trung Cộng, đang giẫy giụa vì lo cho số phận của mình khi thấy không còn khả năng giấu giếm sự thật?

Trong bối cảnh của thế giới tự do dân chủ, thái độ và cách ứng xử của những con khủng long Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, … thật thô lỗ, thật đáng kinh tởm!

Đỗ Đăng Liêu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.