Cùng các đoàn thể Nhật chống Trung Quốc xâm lấn biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mặc dù có trong tay đoạn phim quay cảnh tàu đánh cá Trung quốc cố ý đâm vào tàu tuần duyên Nhật ở vùng biển Senkaku hồi tháng 8 vừa qua, nhưng chính quyền Nhật Bản chưa cho công bố vì không muốn tình hình ngoại giao với Trung quốc căng thẳng thêm. Thế nhưng vào ngày 5/11/2010 đoạn phim này đã lộ ra trên trang mạng YouTube khiến dân Nhật hết sức phẫn nộ về hành động vừa ăn cướp vừa la làng của Trung quốc. Công luận Nhật cũng giận luôn chính quyền của họ tại sao không đem người thuyền trưởng tàu đánh cá Trung quốc ra tòa xử phạt mà lại thả về. Chính vì lý do đó mà nhiều hội đoàn Nhật đã lập tức tổ chức một cuộc biểu tình vào trưa ngày 6/11 tại công viên Hibiya, ngay giữa lòng thủ đô Tokyo. Tuy việc tổ chức quá gấp rút nhưng buổi biểu tình vẫn có mặt trên 4000 người. Ban tổ chức biểu tình cũng đã liên lạc với cơ sở Việt Tân tại Nhật để mời tham dự và phát biểu.

JPEG - 72.4 kb

JPEG - 96 kb

Trước 4000 người biểu tình, ông Ngô Văn, đại diện đảng Việt Tân tại Nhật, đã lên tiếng tố cáo việc Trung quốc xâm lăng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và các hành động khống chế biển Đông của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh. Ông nói: “Người dân Việt Nam chúng tôi không ai muốn xảy ra chiến tranh. Nhưng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thì chúng tôi không sợ khi phải giao tranh với kẻ xâm lược. Trung quốc là nước lớn, chúng tôi có thể không đánh thắng họ được ngay; Nhưng sẽ không bao giờ chịu thua hay dâng nhượng. Phải có tinh thần như vậy mới mong giữ nước được. Đây không phải là những lời nói suông mà đã được lịch sử Việt Nam chứng minh rất nhiều lần. Nhưng nay tại sao Việt Nam chúng tôi bị Trung quốc dành đất, lấn biển? Đó là vì nhà nước Cộng sản Việt Nam quá nhu nhược với người đàn anh Trung quốc của họ”.

Ông Ngô Văn kêu gọi Nhật Bản hãy cùng với dân tộc Việt Nam ngăn chận các hành động khống chế biển Đông của Trung quốc. Phần phát biểu này đã được nhiều tràng pháo tay đồng tình của toàn thể đoàn người biểu tình.

Ngay chiều tối hôm đó các đài radio, TV ở Nhật đưa tin liên tục vào những bản tin đầu giờ, qua ngày hôm sau tất cả báo chí đều đăng tin lớn ở trang nhất, các hãng thông tấn lớn của các nước cũng đã loan tải rộng rãi về cuộc biểu tình này.

JPEG - 73.5 kb

JPEG - 89.5 kb

Cũng vào chiều ngày 6/11/2010, cơ sở Việt Tân tại Nhật và đồng bào Việt đã đến tham dự một buổi hội thảo do nhiều hội đoàn Nhật tổ chức với chủ đề Trung Cộng tại biển Đông. Có 3 diễn giả chính trong buổi hội thảo này. Đầu tiên là ông Hiramatsu, giáo sư chính trị học kiêm bình luận gia nổi tiếng của Nhật. Vị giáo sư này có rất nhiều bài viết nói về bản chất xâm lược của nhà nước Trung quốc. Nhiều bài của ông bị Bắc Kinh lên án gay gắt. Diễn giả thứ hai là giáo sư Tono Oka, từng dạy ở đại học nổi tiếng Keio về môn chính trị học. Và diền giả thứ ba là dân biểu Matsubara thuộc đảng cầm quyền.

JPEG - 48.1 kb

JPEG - 71.9 kb

Tuy lên tiếng tố cáo bản chất xâm lược của Trung quốc ở biển Đông nhưng vì bản tính điềm đạm của người học giả nên cả giáo sư Hiramatsu và giáo sư Tono Oka đều ăn nói nhỏ nhẹ. Dân biểu Matsubara có phần mạnh bạo hơn một chút cho dù đang ở trong đảng cầm quyền. Đến khi ông Ngô Văn, đại diện cho quan điểm Việt Nam, lên tố cáo hành động của Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa & Trường Sa, bắn và bắt ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc chẳng khác gì hành động của bọn hải tặc thì buổi hội thảo bùng lên nhiều tràng pháo tay và những tiếng hô lớn nhằm chia sẻ nổi khổ đau của ngư dân Việt Nam.

Không khí phòng hội thảo ảnh hưởng lên cả hai vị giáo sư diễn giả. Hai ông bắt đầu bộc lộ tất cả nổi bất bình của mình đối với thái độ xấc xược của Bắc Kinh, từ tham vọng khống chế biển Đông đến âm mưu xâm chiếm quần đảo Senkaku của Nhật.

Sau buổi hội thảo, nhiều người Nhật đã đến trao đổi ý kiến với đồng bào Việt Nam và cùng nhận định rằng 2 dân tộc phải liên kết với nhau để ngăn chận hiểm họa Bắc Kinh.

Ký giả Nam Phương của đài Chân Trời Mới tường trình từ Tokyo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.