Cuộc đảo chính cung đình ở Hà Nội

Ông Nguyễn Xuân Phúc , người mất ghế chủ tịch nước hôm 17/1/2023. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một lần nữa, lời đồn đại của công chúng về những cuộc tranh giành quyền lực trong cung đình Hà Nội đã chứng tỏ hoàn toàn đúng: Ông Nguyễn Xuân Phúc, 69 tuổi, chủ tịch nước Việt Nam, đã chính thức bị các đồng chí của ông trong Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) buộc phải từ chức ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền lực tại hội nghị bất thường chiều Thứ Ba, 17 Tháng Giêng.

Quốc Hội Việt Nam cũng sẽ họp hội nghị bất thường vào ngày hôm sau để bãi nhiệm chức chủ tịch nước, tổng tư lệnh quân đội, và cả chức danh đại biểu Quốc Hội của ông Phúc. Cả hai hội nghị bất thường này chỉ là màn diễn kịch nhằm hợp thức hóa quyết định cuộc họp bí mật của Bộ Chính Trị đảng CSVN ngày 13 Tháng Giêng quyết định số phận chính trị của ông Phúc. 

Cuộc đảo chính cung đình 

Đây là lần đầu tiên trong 25 năm qua, một nhân vật trong “tứ trụ” (tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội) bị hạ bệ ngay lúc đương quyền. Đây cũng là lần đầu tiên chỉ trong vòng hai tuần lễ hai ủy viên Bộ Chính Trị bị cưa ghế, hai lãnh đạo cao cấp của chính phủ bị mất chức.

Dù là việc nội bộ của đảng CSVN nhưng vụ thanh trừng có dáng dấp một cuộc đảo chính chính trị, trong đó phe đảng lật đổ phe chính phủ, phe công an triệt hạ các quan chức dân sự.

Vì sao ông Phúc mất chức? Thông báo chính thức của đảng CSVN nói ông Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. “Nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng và nhân dân, ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu,” bài đăng trên báo đảng cho biết.

Nhưng trên mạng xã hội, nguồn tin tiết lộ từ nội bộ đảng nói rằng, phu nhân của ông Phúc, bà Trần Thị Nguyệt Thu, có liên can tới đại án tham nhũng Việt Á mà nay đã có 102 người bị bắt giam để điều tra, trong đó có ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Y Tế, và Chu Ngọc Anh, chủ tịch Hà Nội, cựu bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ. Vụ này cũng là nguyên nhân dẫn tới vụ bãi chức phó thủ tướng thường trực của ông Phạm Bình Minh và chức phó thủ tướng của ông Vũ Đức Đam hôm 5 Tháng Giêng vừa qua.

Có thể tham nhũng là nguyên nhân chính, nhưng vụ thanh trừng gần như cùng lúc ông Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng làm cho giới quan sát nhìn sự kiện theo một lăng kính khác.

Ba ông này được các nhà phân tích chính trị quốc tế coi là những nhà kỹ trị thực dụng, muốn đẩy mạnh cải cách kinh tế của Việt Nam và được giới đầu tư ngoại quốc ưa thích. Theo Giáo Sư Zachary Abuza của Học Viện Chiến Tranh ở thủ đô Washington DC, ông Phúc là người chủ trì một giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh từ năm 2016, ông Minh và ông Đam là những nhà điều hành có năng lực, có vai trò trung tâm trong chiến dịch chống COVID-19 “tốt nhất thế giới” của Việt Nam. Riêng ông Minh đã vận dụng quan hệ gần gũi với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ để Việt Nam nhận được 40 triệu liều vaccine COVID-19 hết sức quý giá và được giấy phép bào chế vaccine công nghệ mới mRNA ở Việt Nam.

Nhưng phe đảng, đại diện là ông “đảng trưởng” Nguyễn Phú Trọng và ông Bộ Trưởng Công An Tô Lâm quyết củng cố sự cai trị độc đoán của đảng và đề cao guồng máy an ninh, triệt tiêu mọi tiếng nói khác và xóa bỏ ảnh hưởng của Phương Tây dân chủ. Khuynh hướng này được Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc thực hiện thành công và xuất cảng sang Việt Nam dưới khẩu hiệu “cộng đồng chung vận mệnh” như trong lá thư chúc tết Quý Mão mà ông Tập gửi cho ông Trọng mới đây. 

“Tập hóa Việt Nam” 

Điều trùng hợp là cuộc thanh trừng những nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ Việt Nam được đẩy mạnh sau chuyến thăm khẩn cấp tới Bắc Kinh của ông Trọng hồi cuối Tháng Mười, 2022 ngay sau khi ông Tập giành được nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba, củng cố quyền lực của ông và của đảng, loại bỏ những nhân vật có xu hướng cải cách như Thủ Tướng Lý Khắc Cường. Trong cuộc hội đàm giữa hai tổng bí thư, ông Tập được biết đã “gây áp lực với ông Trọng buộc đảng CSVN phải hạn chế ảnh hưởng của các phần tử thân Phương Tây và Phạm Bình Minh là cái tên được đề cập trực tiếp” như tường thuật của báo Nikkei Asia Review.

Ông Bill Hayton, nhà nghiên cứu rất am hiểu Việt Nam của viện nghiên cứu Chatham House ở London, đưa ra thuật ngữ “Tập hóa Việt Nam” (Xi-isation of Vietnam) để chỉ sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai quốc gia cùng dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản. Cả hai đều nhắm tới một chế độ toàn trị triệt để, trong đó đảng cộng sản nắm trọn, từ quyền đề ra chính sách cho đến điều hành luôn mọi hoạt động kinh tế xã hội, ưu tiên cho lĩnh vực an ninh bảo vệ sự tồn tại của đảng hơn là phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống người dân.

Cho nên, người quan sát thời sự không ngạc nhiên khi thấy ông Trọng hoàn toàn rập khuôn theo Trung Quốc đến từng chi tiết nhỏ. Ngay cả vụ sỉ nhục ông Nguyễn Xuân Phúc, bãi chức ông Phúc chỉ vài ngày trước thời điểm ông đọc thư chúc Tết trên truyền hình quốc gia, cũng làm người ta liên tưởng tới vụ cựu Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị xốc nách lôi ra khỏi đại hội 20 đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi Tháng Mười, 2022. Những người cộng sản có một lối ứng xử rất giống nhau với đồng chí đồng đội, họ ca tụng nhau nhưng sẵn sàng đâm vào lưng, đạp vào mặt nhau hết sức cạn tàu ráo máng. 

Tương lai nào đang chờ? 

Ai sẽ lên thay ông Phúc? Có người đoán ông Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước như ông từng làm sau khi ông Trần Đại Quang chết bất đắc kỳ tử năm 2018, có người đoán bà Võ Thị Ánh Xuân, hiện là phó chủ tịch nước, sẽ tạm quyền cho đến kỳ họp Quốc Hội vào giữa năm. Tuy nhiên, nhiều dự đoán hướng về ông Tô Lâm, dù có nguồn tin nội bộ nói ông không ham thích cái ghế ông Phúc để lại mà nhắm tới cái ghế của ông Trọng hoặc của Thủ Tướng Phạm Minh Chính – người đang được đồn đại rằng cũng sắp ra đi sau Tết Quý Mão.

Với người dân trong nước, ai lên thay ông Phúc là chuyện không đáng bận tâm vì cốt lõi của vấn đề là thể chế chính trị chứ không phải cá nhân. Chừng nào đảng CSVN độc tài, phản động và tàn bạo vẫn còn đó thì ai lên ai xuống đều không đem lại sự thay đổi tốt hơn.

Nhưng nếu ông Tô Lâm lên như tin đồn thì sẽ là điều lợi bất cập hại. Giáo Sư Abuza cho rằng, trong “tứ trụ” mà có đến hai tướng công an, hoặc công an chiếm tới sáu trong 17 ghế Bộ Chính Trị thì đó là “biểu hiện sự bất an của chế độ.” Người dân Việt Nam đang khốn đốn dưới ách công an trị sẽ thấy cuộc sống ngày mai càng nghẹt thở như thế nào dưới bàn tay sắt của lực lượng “còn đảng còn mình.”

Giáo Sư Abuza còn cảnh báo cuộc đảo chính cung đình sẽ tác động xấu đến tâm lý và kỳ vọng của giới tư bản ngoại quốc. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong năm ngoái, đạt 8%, nhờ các công ty đa quốc gia chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang. Nhưng bây giờ nhà đầu tư sẽ hoài nghi cái gọi là sự ổn định chính trị của Việt Nam và họ có thể chọn những địa điểm làm ăn khác.

Nhưng như vừa nêu phía trên, qua cuộc thanh trừng hiện nay, đảng CSVN không chú trọng tới hậu quả kinh tế mà nhắm củng cố quyền kiểm soát của đảng trong toàn xã hội. Vì thế, sẽ khó có một sự mất ổn định chính trị như lo ngại của ông Abuza.

Vụ thanh trừng cũng không “mở đường cho sự vươn lên của các nhà lãnh đạo trong sạch hơn, có năng lực hơn, giúp cho đảng CSVN đấu tranh với tham nhũng tốt hơn, cải thiện sự điều hành” như nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp – một chuyên viên tại Viện Nghiên Cứu ISEAS – Yusof Ishak Institute ở Singapore, viết trên tạp chí Fulcrum.

Và hãy còn quá sớm để mong cuộc hỗn loạn ở cung đình Hà Nội sẽ dẫn tới một “Mùa Xuân Ả Rập,” người dân nổi dậy lật đổ chế độ chuyên chế và xây dựng dân chủ. Đơn giản vì trong nước hiện chưa có một lực lượng khả dĩ tập hợp được công chúng xuống đường đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do như ở Tunisia trước kia hay ở Iran hiện nay.

Xem ra, cuộc đảo chính cung đình đang diễn ra ở Hà Nội chỉ có tác dụng tốt là phơi bày rõ thêm nữa bản chất thối nát của đảng CSVN và chế độ cộng sản. Sau khi thấy rõ bộ mặt thật đó, người dân Việt Nam sẽ hành động như thế nào là điều chưa biết trước được.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.