Cướp đất Đan viện Thiên An xây “công viên ma” – Hồ Thủy Tiên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 63 hécta đất-nhà-rừng-thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An từ những năm 1940 bị nhà cầm quyền tước đoạt, chặt phá rừng thông, tàn phá môi trường để xây dựng trái phép công trình phục vụ lợi ích công cộng – khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên.

Cụm từ “công trình phục vụ lợi ích công cộng” nhằm hợp thức hóa chính sách cướp đất Tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản từ sau 1975.

Sau năm 1940, trên diện tích đất này, các Đan sĩ Đan viện Thiên An cho xây dựng trang trại chăn nuôi, hồ chứa nước dẫn về Đan viện phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt hằng ngày.

Vào năm 2001, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm đoạt hơn 63 hécta đất-nhà-rừng-thông hoang sơ của Đan viện Thiên An, xây dựng cái gọi là khu du lịch Hồ Thủy Tiên với tổng chi phí đầu tư gần 80 tỷ đồng.

Trang trại chăn nuôi và hồ chứa nước phục vụ cho việc cày cấy, chăn nuôi và sinh hoạt thường nhật của Đan viện bị nhà cầm quyền phủ lấp dưới lòng Hồ Thủy Tiên, cắt đứt và bức tử nguồn nước sinh hoạt chính của Đan viện.

Tham vọng của giới chức cầm quyền biến khu du lịch Hồ Thủy Tiên thành khu vui chơi giải trí và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam, phá tan bầu không khí tĩnh lặng của đời sống Đan tu Đan viện Thiên An, từ đó triệt tiêu Đan viện.

Tuy nhiên, chưa đầy một năm đi vào hoạt động, khu du lịch này kinh doanh thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, trở thành bãi tha ma, đống hoang phế, hoang sơ, kinh hãi.

Các hạng mục của khu du lịch này xuống cấp một cách trầm trọng, rong rêu phủ kín, rác rưởi khắp nơi, bốc mùi hôi nồng nặc, cỏ mọc um tùm, nước đọng phát sinh lăng quăng và muỗi…

Cổng chính Khu du lịch Hồ Thủy Tiên sập xệ, gỉ sét, nhơ nhớp, rơi rụng chữ chỉ còn “Hồ Thủy T_ên”.

Thủy cung, công trình chính và nằm giữa Hồ Thủy Tiên, đã xỉn màu, mốc meo, ẩm thấp, u ám, rùng rợn, kinh hồn với các mảng trần bong tróc loang lổ; trần nhà vỡ toang hoác thành từng mảnh lớn; tấm kính từ các cửa sổ, cửa chính, hồ cá vỡ toang rơi rớt nhiều mảnh vụn khắp nơi; các phòng ốc đầy rác và bụi bặm mọi ngóc ngách; du khách viết và vẽ bậy lên tường… Thủy cung giống hệt như phim trường sản xuất phim kinh dị!

Khán đài nhạc nước với sức chứa 2500 chỗ ngồi trở thành hoang phế, các thiết bị gỉ sét và hư hỏng nặng, rong rêu phủ kín các ghế ngồi, hồ nước bị đóng đầy rong, nước đục ngầu và đầy rác.

Công viên nước Hồ Thủy Tiên hoang tàn, bệ rạc với những ván trượt, cầu trượt phủ đầy rêu xanh; hồ chứa nước đầy rác rưởi và lá rụng.

Các biệt thự được xây dựng trên đồi thông xung quanh khu vực Hồ Thủy Tiên đã đổ nát, bỏ hoang, tăm tối, không ai dám lui tới vì kinh hoảng giống như các ngôi nhà ma trong phim kinh dị.

Hồ Thủy Tiên được báo chí nước ngoài ví von như một công viên ma, kinh hồn, âm u, hoang tàn…

Hiện nay, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế ra sức kêu gọi vốn đầu tư làm mới lại khu du lịch ma này, tuy nhiên nhà đầu tư nào cũng e ngại không dám bỏ vốn, khi công trình xây dựng trên khu đất xương máu của các Đan sĩ Đan viện Thiên An đã dầy công chăm sóc và bảo vệ môi trường sinh thái rừng thông nơi đây.

“Ma” làm nhiều người sợ. Nhưng với Đan viện Thiên An, “công viên ma” Hồ Thủy Tiên chẳng gây nên nỗi sợ hãi nào mà chỉ tạo sự xót xa cho công sức, máu, mồ hôi, nước mắt… của các vị tiền bối xây dựng Đan viện bị nhà cầm quyền cộng sản cưỡng chiếm, phá hủy và nay bỏ hoang phế.

JPEG - 45.5 kb
Vào năm 2001, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm đoạt hơn 63 hécta đất-nhà-rừng-thông hoang sơ của Đan viện Thiên An, xây dựng cái gọi là khu du lịch Hồ Thủy Tiên với tổng chi phí đầu tư gần 80 tỷ đồng.

JPEG - 43.4 kb
Trang trại chăn nuôi và hồ chứa nước phục vụ cho việc cày cấy, chăn nuôi và sinh hoạt thường nhật của Đan viện bị nhà cầm quyền phủ lấp dưới Hồ Thủy Tiên, cắt đứt và bức tử nguồn nước sinh hoạt chính của Đan viện.

PNG - 290.1 kb
Tham vọng của giới chức cầm quyền biến khu du lịch Hồ Thủy Tiên thành khu vui chơi giải trí và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam, phá tan bầu không khí tĩnh lặng của đời sống Đan tu Đan viện Thiên An, từ đó triệt tiêu Đan viện.

JPEG - 38.9 kb
Tuy nhiên, chưa đầy một năm đi vào hoạt động, khu du lịch này kinh doanh thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, trở thành bãi tha ma, đống hoang phế, hoang sơ, kinh hãi.

JPEG - 39.3 kb
Các hạng mục của khu du lịch này xuống cấp một cách trầm trọng, rong rêu phủ kín, rác rưởi khắp nơi, bốc mùi hôi nồng nặc, cỏ mọc um tùm, nước đọng phát sinh lăng quăng và muỗi…

JPEG - 39.3 kb
Cổng chính Khu du lịch Hồ Thủy Tiên sập xệ, gỉ sét, nhơ nhớp, rơi rụng chữ chỉ còn “Hồ Thủy T_ên”.

PNG - 343.6 kb
Thủy cung, công trình chính và nằm giữa Hồ Thủy Tiên, đã xỉn màu, mốc meo, ẩm thấp, u ám, rùng rợn, kinh hồn với các mảng trần bong tróc loang lổ.

JPEG - 38 kb
Trần nhà vỡ toang hoác thành từng mảnh lớn.

JPEG - 48.8 kb
Tấm kính từ các cửa sổ, cửa chính, hồ cá vỡ toang rơi rớt nhiều mảnh vụn khắp nơi; các phòng ốc đầy rác và bụi bặm mọi ngóc ngách…

JPEG - 125.6 kb
Du khách viết và vẽ bậy lên tường… Thủy cung giống hệt như phim trường sản xuất phim kinh dị!

JPEG - 37.4 kb
Khán đài nhạc nước với sức chứa 2500 chỗ ngồi trở thành hoang phế, các thiết bị gỉ sét và hư hỏng nặng, rong rêu phủ kín các ghế ngồi, hồ nước bị đóng đầy rong, nước đục ngầu và đầy rác.

JPEG - 37.9 kb
Công viên nước Hồ Thủy Tiên hoang tàn, bệ rạc với những ván trượt, cầu trượt phủ đầy rêu xanh; hồ chứa nước đầy rác rưởi và lá rụng.

JPEG - 55.9 kb
Hồ Thủy Tiên được báo chí nước ngoài ví von như một công viên ma, kinh hồn, âm u, hoang tàn…

Huyền Trang, GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.