Đại hội 13 chả có gì mới!

Phùng Hữu Phú, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đảng CSVN. Ảnh: Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cứ năm năm một lần, đảng CSVN tổ chức đại hội đảng. Họp hành nhiều nhất và ồn ào nhất trên báo chí có hai khâu chuẩn bị là tiểu ban văn kiện và tiểu ban nhân sự. Cả hai tiểu ban này nằm dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng.

Trên bề nổi, nó ồn ào là vì hai tiểu ban này có nhiệm vụ: một bên thì lo chính sách đường lối cho 5 năm tới và một bên thì soi rọi để chọn ra 200 ủy viên tân trung ương đảng và phân chia ai làm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội trong hàng tứ trụ.

Tuy nhiên trong thực tế, mọi dàn xếp đã được tính toán bên trong bởi một số “bố già” ở hậu trường, nhưng người ta làm ra vẻ khẩn trưởng, căng thẳng chỉ là để “quan trọng hóa” vấn đề, nhằm để câu “view” theo cách nói của thời đại mạng. Nói cách khác, mọi chuyện đã được một số bố già trong Bộ Chính Trị cũ quyết đoán, nhưng họ vẽ ra nhiều phiên bản ly kỳ để khơi dậy sự tò mò của dư luận.

Không cần chờ đến đại hội đảng, người ta đã sắp hàng ngũ tứ trụ hiện nay sẽ là: Trần Quốc Vượng (tổng bí thư); Nguyễn Xuân Phúc (chủ tịch nước); Vương Đình Huệ (thủ tướng), Trương Thị Mai (chủ tịch quốc hội) cho 5 năm tới (2021-2026).

Còn về đường lối, chính sách thì vẫn là đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc, gia tăng thu hút đầu tư ngoại quốc để đến giữa thế kỷ 21, Việt Nam đạt được ước mơ “công nghiệp hóa”  mà đáng lý ra đã phải hoàn tất vào năm 2020, nhưng vì lực bất tòng tâm.

Nhưng nếu cứ để cho dư luận loan truyền như vậy sẽ khiến cho việc tổ  chức đại hội 13 không còn mấy ai quan tâm. Chính vì thế, CSVN mới đưa một số con vẹt lên diễn hài trong một số hội nghị và dùng báo chí lề đảng, thổi phồng về những “cái mới” của đại hội 13.

Tiêu biểu nhất cho màn trình diễn “cái mới” tuần vừa qua là báo chí lề đảng đồng loạt loan tải về việc ông Tiến Sĩ Phùng Hữu Phú với chức phó chủ tịch thường trực Hội Đồng Lý Luận Trung Uơng, đăng đàn giới thiệu “những điểm mới” của văn kiện đại hội 13 vào ngày 10 tháng Sáu tại Hội nghị hướng dẫn cán bộ Tuyên Giáo.

Theo ông Phú, dự thảo văn kiện này sẽ có nhiều cái mới, tuy nhiên khi đọc qua các trích dẫn của ông ta, người ta không những phì cười mà thấy thương hại cho ông Phú cố dùng từ ngữ mới để ráng khoả lấp những điều quá cũ.

Đó là những suy diễn, lý luận vòng vo không khác một mớ từ ngữ quảng cáo cho hình thức chủ nghĩa xã hội theo kiểu dán thuốc dán để chữa bệnh, nhưng chưa hết đau chỗ này lại phải dán chỗ kia. Đó là miệng lưỡi của kẻ quảng cáo chứ không phải là ông thầy thuốc. Sau những biện luận mâu thuẫn, cuối cùng thì Phó Chủ Tịch Phùng Hữu Phú cũng đi đến kết luận đáng giá là đảng phải gắn chặt với chủ nghĩa Mác-Lênin để duy trì thế độc quyền lãnh đạo.

Thứ nhất, ông Phú cho rằng “Đảng là linh hồn, nhưng sức mạnh phát triển đất nước là hệ thống chính trị.” Điều này thật ra chẳng có gì gọi là mới. Vì nếu nói đảng là linh hồn thì đảng phải ngon lành, phải tốt đẹp để dẫn dắt toàn dân, sao lại là hệ thống chính trị làm chuyện đó. Sau 90 năm tồn tại, cái linh hồn này chỉ còn là những trang lý thuyết kinh điển, hoàn toàn xa rời những đòi hỏi tiến lên của đất nước.

Vả lại trên thực tế, ở Việt Nam dù chế độ có đầy đủ 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng đó chỉ là hình thức dân chủ giả hiệu mà tất cả quyền lực tập trung trong tay đảng cầm quyền. Nói cách khác, Việt Nam không có hệ thống chính trị tam quyền phân lập đích thực như các nước dân chủ Tây phương, vì vậy hệ thống chính trị lập ra chỉ để làm người thừa hành của đảng.

Thứ hai, ông Phú nói “phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Người ta còn nhớ, trước đây đảng đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nhưng đến năm 2016 thì nói là khó quá. Đến tháng Ba năm 2018, nghị quyết của Bộ Chính Trị hẹn 10 năm sau, tức năm 2030 sẽ hoàn thành mục tiêu này và “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Nay ông Phú lại nói đến giữa thế kỷ 21 tức năm 2050 Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đúng là bánh vẽ!

Ông Phú quên mất phát biểu của ông Trọng vào năm 2013 rằng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Hoá ra đến giữa thế kỷ 21 này cũng chẳng có gì mới ngoài những lời hứa hẹn hào nhoáng, qua cửa miệng của nhà lý luận từ trung ương.

Thứ ba, ông Phú cho rằng ý kiến đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin là một sai lầm, vì khi không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác, tức phủ nhận vai trò và nhiệm vụ của đảng CSVN. Từ đó sẽ mở đường cho đa đảng, tức có sự cạnh tranh với đặc quyền lãnh đạo của đảng. Trong thâm tâm, đây là mối lo âu lớn nhất của đảng vì nó va chạm đến hồi kết cuộc của một chế độ tồn tại trên nền tảng một lý thuyết chính trị đã tan rã từ lâu.

Cho tới ngày nay, quan điểm của những người cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là hiện tượng tất yếu của một chủ thuyết đã cạn nguồn tư duy. Họ cho rằng ở nước Nga năm 1991 chủ nghĩa cộng sản không tan rã, mà chỉ có cơ chế cầm quyền sụp đổ. Nói cách khác đảng CSVN phải luôn luôn gắn chặt với chủ nghĩa Mác-Lê để giữ độc quyền cai trị. Như vậy có khác gì chủ trương của đảng xưa nay?

Từ xưa đến nay, đã có biết bao trào lưu tư tưởng nổi bật, nhưng không trào lưu nào ngự trị lâu dài như một định lý toán học. Chủ nghĩa cộng sản ra đời giữa thế kỷ 19, được Liên Xô tận dụng để phát triển đất nước hòng đuổi kịp Tây phương. Nhưng Liên Xô đã thất bại sau 70 năm trụ trên một nền tảng hoang tưởng, nên nước Nga phải chuyển hướng và chủ thuyết cộng sản đã bị thải hồi trong trong giòng tư tưởng nhân loại. Lẽ ra đó phải là bài học lớn cho Việt Nam, nên có can đảm từ bỏ một lý thuyết đã bế tắc, từ lâu là vật cản cho đà phát triển của đất nước.

Thứ tư, ông Phú biện luận rằng không thể có đảng mạnh mà nhà nước yếu. Ngược lại, cũng không có nhà nước mạnh mà đảng yếu, cả hai phải song hành để nắm giữ quyền lực. Thế nhưng trong thực tế, ai cũng biết ở Việt Nam đảng và nhà nước chỉ là một. Đảng cầm quyền đúng nghĩa thông qua hệ thống cấp uỷ từ trên xuống dưới và nhà nước chỉ là công cụ của đảng để trực tiếp kiểm soát và sai khiến nhân dân. Vậy thì đâu có gì gọi là mới?

Nói tóm lại, có ai đó đã từng ví đảng CSVN như con tắc kè, cứ 5 năm “đến hẹn lại lên,” nó tạo ra màn đổi màu để thu hút sự chú ý của dư luận, làm bệ phóng cho ê-kíp mới, tiếp tục lần theo đường mòn “định hướng xã hội chủ nghĩa” cho đến ngày bị người dân vùng lên loại bỏ mà thôi.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.