Ðại Hội Chuyên Gia Âu Châu 2009: Phát triển Việt Nam – Môi trường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nằm trên một ngọn đồi cạnh cầu nhảy sky quốc tế, khách sạn 4 sao rộn rịp tiếng chào đón khách thập phương của các quốc gia đổ về từ: Ðức quốc, Pháp quốc, Bỉ quốc, Anh quốc, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Ðan Mạch, Thụy Ðiển, Thái Lan, Việt Nam và kể cả đông đảo đồng hương Việt Nam tại Vương quốc Na Uy, trong đó có ông Nguyễn Minh Tuấn, đại diện Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Oslo và Vùng Đông; đặc biệt các chính giới bản xứ cũng là thuyết trình viên trong Đại Hội như: Bà Marit Nybakk, Phó Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc Hội Na Uy; ông Bjarne Sivertsen, Nghiên cứu gia; ông Peter Gitmark, Dân biểu Quốc Hội Na Uy; ông John Leif Fosse, Bộ Môi Sinh… Đó là Đại Hội Âu Châu 2009 do Hội Chuyên Gia Việt Nam/Phân Hội Chuyên Gia Na Uy tổ chức với sự góp sức đắc lực của Trung Tâm Việt – Na Uy và Đảng Việt Tân/Cơ sở Na Uy, bắt đầu từ sáng Thứ Bảy ngày 22 đến trưa Chủ Nhật, ngày 23 tháng 8 năm 2009 tại Thủ đô Oslo, Vương quốc Na Uy.

Qua chủ đề “Phát Triển Việt Nam – Môi Trường”, Đại Hội hiện diện trên 120 tham dự viên, đặc biệt giới trẻ chiếm đến 2/3 trong tổng số. Sau khi quan khách tề tựu đông đủ, đúng 9 giờ sáng ngày Thứ Bảy, cả hội trường nghiêm chỉnh cử hành nghi thức chào Na Uy kỳ, Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm để tưởng nhớ các tiền nhân đã dựng nước và giữ nước; các anh hùng, anh thư đã bỏ mình vì quốc gia dân tộc, các chiến sĩ, đồng bào đã tử nạn vì cuộc chiến phân chia Nam, Bắc hoặc bỏ mình giữa biển khơi khi vượt thoát tìm lý tưởng tự do.

JPEG - 16.4 kb
Bà Marit Nybakk, Phó Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc Hội Na Uy

Kế đó, anh Nguyễn Đức Thuận thuộc Phân hội Chuyên Gia Na Uy và cô Mi Văn lần lượt đọc diễn văn chào mừng quan khách. Đặc biệt, bà Marit Nybakk cũng được mời lên diễn đàn nồng nhiệt chào mừng mọi người tham dự. Qua đó bà Marit Nybakk công nhận vai trò của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Na Uy, bà cũng nói về quá trình phát triển Việt Nam và vai trò của chính phủ Na Uy đối với Việt Nam.

- Bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo phân tách về hiện tình Việt Nam và nhấn mạnh muốn phát triển Việt Nam một cách bền vững cần phải quan tâm đến tầm quan trọng của vấn đề môi sinh và sau đó Bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo tuyên bố khai mạc Đại Hội trong tiếng vỗ tay tưng bừng của cả hội trường. Liên tục các đề tài thuyết trình được các diễn giả lần lượt mời lên diễn đàn:

- Kỹ sư Nguyễn Phan Ðính qua đề tài “Giảm Thiểu Biến Đổi Khí Hậu, Động Cơ Cho Phát Triển Sạch CDM”. Cuối bài thuyết trình kỹ sư Nguyễn Phan Đính kết luận: “Trong chương trình phát triển sạch nên có sự kết hợp vào chương trình phát triển kinh tế tại Việt Nam….”

JPEG - 18.9 kb
Cô Nguyễn Thị Ngọc Hương

- Cô Nguyễn Thị Ngọc Hương (Cao học Kinh tế, Thương mại và Điều hành), nói về “Rác Thải Sinh Hoạt Gia Cư – Giải Pháp Nào Cho Việt Nam”. Sau một loạt trưng lên các hình ảnh xử lý rác thải một cách bừa bãi từ thôn quê đến nơi thị tứ ở Việt Nam, cô Nguyễn Thị Ngọc Hương nhấn mạnh về chất thải và sự ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng là vấn đề lớn cần sự quan tâm của giới chức và người dân.

- Tiến sĩ Y khoa Nguyễn Thiện Thanh Duyên với “Ảnh Hưởng Ô Nhiễm Âm Thanh Cho Đời Sống Mới” cho thấy tầm ảnh hưởng vô cùng lớn của sự ồn ào trong nhịp sống hằng ngày, và sau đó bác sĩ Thanh Duyên cũng đưa ra nhiều phương pháp khả thi để tránh tiếng động của âm thanh.

- Ông Bjarne Sivertsen: “Tầm Quan Trọng Của Các Nguồn Ô Nhiễm Không Khí Cho Người Dân VN tại Sài Gòn”. Theo nghiên cứu của ông Bjarne Sivertsen tại Việt Nam cho người ta thấy rằng nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí là khí thải của các loại xe trên đường phố. Ông Bjarne Sivertsen nói rằng môi trường là vấn đề của toàn cầu, và những nước nghèo như Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn về các loại thiên tai do sự hâm nóng toàn cầu gây ra.

JPEG - 18.2 kb
Dân biểu Peter Gitmark

- Dân biểu Peter Gitmark: “Sự Hâm Nóng Của Địa Cầu”. Ông Peter Gitmark nói rằng trong thời gian tới nếu nhiệt độ của địa cầu tăng lên chỉ 2 độ C thì các nước nghèo bị ảnh hưởng, nặng nề nhất là Bangladesh, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện, Trung quốc, Việt Nam v.v… Nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ bị ngập lụt lớn.

- Ông John Leif Fosse: “Hợp Tác Với Việt Nam Về Nạn Phá Rừng”. “Chúng ta có thể không thấy hậu quả môi trường của mình, nhưng con cái chúng ta sẽ là những người gánh chịu, cho nên phải hành động ngay từ bây giờ…”, đó là lời cảnh báo của ông John Leif Fosse trong phần mở đầu bài thuyết trình. Dưới chương trình giảm nạn phá rừng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cho ta thấy sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc đối với nạn phá rừng ở Việt Nam mà Na Uy và các nước thành viên Âu châu đã giúp Việt Nam hiểu rõ về sự tai hại này.

Buổi tối Thứ Bảy, một cuộc đi chơi ngoài trời bằng du thuyền. Chiếc tàu nhỏ chở khoảng 70 thành viên của Đại Hội rời bến cảng Oslo lúc 18 giờ 50, chiếc du thuyền chạy ven theo con vịnh của thành phố Oslo trong ánh đèn đêm rực rỡ muôn màu. Du thuyền lướt sóng và lướt gió trong lời ca tiếng nhạc lúc trầm buồn, khi kinh động của các giọng ca chuyên nghiệp và cả “cây nhà lá vườn” đã làm cho bóng đêm lúc ẩn lúc hiện những vì sao khuya như khua tan nỗi nhớ khi các ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, “Việt Nam, Việt Nam”… được trỗi lên và quyện vào sóng nước.

Đại Hội vào Chủ Nhật, 23.08.2009:

- 08 giờ 30 Bác sĩ Nguyễn Thiện Thanh Duyên với nét nhảy duyên dáng tiêu biểu cho giòng sông Mekong, để rồi chiếc khăn quàng rộng lớn này đành phải dùng lau những giọt nước mắt của Bs Thanh Duyên đã rỏ ra vì xúc động.

- Tiến sĩ Peter Tôn Thất Tuấn: “NLP Goal Setting” tiếp nối chủ đề môi trường của Đại Hội. Đó là mô hình những suy nghĩ trong cuộc sống hằng ngày.

- Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lượng với đề tài “Chương Trình Tài Chánh Của Xã Hội Để Phát Triển Việt Nam Bền Vững” (The Financial And Social Conditions For Sustainable Development In VietNam). Giáo sư Nguyễn Xuân Lượng cho rằng sự kết chặt của xã hội cần có sự quân bình giữa nam và nữ, và sự công bằng trong mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội. Đó là chìa khóa của một xã hội vững chắc, là vốn liếng của sự phát triển.

JPEG - 19.9 kb
Anh Hoàng Tứ Duy

- Ông Hoàng Tứ Duy, thành viên đảng Việt Tân: “Phát triển Việt Nam Bền Vững – Nhìn từ Tây Nguyên”. Ông Hoàng Tứ Duy chú trọng đến môi trường qua đề án “Khai thác bô-xít tại Tây Nguyên của nhà nước Việt Nam”, qua đó ông Hoàng Tứ Duy nhấn mạnh đến những tai hại của vấn đề môi sinh và những tổn phí của đề án này. Ông Hoàng Tứ Duy nói rằng muốn phát triển bền vững thì cần có sự kết hợp cả ý thức và môi trường, cùng sự tham khảo ý kiến của mọi tầng lớp trách nhiệm trong xã hội, đó là điều căn bản trong một xã hội dân chủ…

- Ông Nguyễn Ngọc Danh: “Phát Triển Bền Vững và Bảo Vệ Môi Trường”. Ông Nguyễn Ngọc Danh cho rằng phát triển cần phải phù hợp với nhu cầu của xã hội, giảm thiểu tối đa về sự thay đổi môi trường thiên nhiên trong tương lai, và căn bản nhất là sự giáo dục về phát triển và bảo vệ môi trường.

JPEG - 23.9 kb
Nhà văn Nguyên Ngọc

- Đến 11giờ 30 cả hội trường đều im lắng để chú tâm đến cuộc điện đàm trực tuyến với nhà văn Nguyên Ngọc tại Việt Nam qua bài tham luận mà tất cả cử tọa đều đánh giá là rất sắc bén để nói lên hiện tình Việt Nam, nhất là qua sự kiện khai thác bô-xít bừa bãi tại Tây Nguyên. Trước hết nhà văn Nguyên Ngọc ngỏ lời xin lỗi vì hoàn cảnh ngoài ý muốn nên ông không thể có mặt cùng với Đại Hội và rất hân hạnh được góp mặt ngày hôm nay dù không được trực tiếp. Bài tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc được đề cập qua các lãnh vực phát triển, môi trường. Đặc biệt việc khai thác bô-xít tại vùng Tây Nguyên của nhà nước Việt Nam đã làm cho các nhà học giả, các nhà khoa học, giới trí thức trong nước đều quan tâm, vì nạn tàn phá rừng và ô nhiễm môi sinh… Nhà văn Nguyên Ngọc lên tiếng: “Cần phải khôi phục lại Tây Nguyên như thiên nhiên đã tạo ra cho đất nước ta. Công việc sẽ rất khó khăn vì sự tàn phá quá sâu và khá dài, tình hình cả thiên nhiên lẫn xã hội đã bị xáo trộn phức tạp…”. Kết thúc bài tham luận nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Sự khôi phục ắt phải đòi hỏi nhiều thập kỷ, thậm chí một thế kỷ…”. Ông báo động: “Nhưng không còn con đường nào khác, vì nếu chậm thì sẽ đến giới hạn không còn quay lại được nữa, tức là đã đến mức báo động đỏ…”. Được biết, nhà văn Nguyên Ngọc là Ủy viên Thường vụ và nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường Đại học Tư thục Phan Chu Trinh, Hội An. Ông đã cho ra đời các tác phẩm: Đất Nước Đứng Lên, Đỉnh Chung, Mạch Nước Nguồn, Nhớ Và Quên, Bằng Đôi Chân Trần v.v…

Sau các đề tài thuyết trình đều có phần thảo luận đi kèm. Đặc biệt tất cả các tham dự viên đã tỏ ra hăng say khi đặt câu hỏi của mình và luận bàn qua nhiều lãnh vực khác nhau đã tạo cho mỗi tiết mục hội thảo một luồng không khí được đánh giá là rất vui nhộn trong học hỏi.

Những diễn tiến sau cùng để kết thúc Đại Hội, anh Huỳnh Thanh Trúc sau khi tặng quà cho các diễn giả thì thông báo cùng cử tọa về kế hoạch cho Đại Hội 2010 sẽ được tổ chức tại Copenhagen, với đề tài “Xã Hội và Giáo Dục”, và kêu gọi mọi người sốt sắng tham dự kỳ Đại Hội này. Phần đúc kết 2 ngày Đại Hội 2009 do anh Peter Tôn Thất Tuấn đọc trước Đại Hội. Kế đó là lời bế mạc Đại Hội của ông Nguyễn Ngọc Danh. Qua đó ông Nguyễn Ngọc Danh cho là Đại Hội 2009 lần này được đánh giá rất xuất sắc và thành công nhất. Xuất sắc và thành công ở chỗ là tham dự viên toàn là giới trẻ so với 10 năm về trước. Ông Nguyễn Ngọc Danh cũng không quên nhắc lại rằng Hội Chuyên Gia được thành lập là do sự thúc đẩy của một số chuyên gia qua biến cố Đông Âu 1989.

Được biết, trước Đại Hội, Ban Tổ chức cũng có 2 ngày Trại Hè dành cho giới trẻ, trại hè được tổ chức tại thị trấn Nordtangen (cách Oslo khoảng 100 km về hướng Bắc) và quy tụ hơn 60 trại sinh trong tinh thần làm quen, tìm hiểu và vui chơi ca hát quanh lửa trại.

Đại hội bế mạc vào lúc 12 giờ 25 ngày Chủ Nhật và ai nấy hứa hẹn cho sự gặp mặt vào Đại Hội năm tới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.