Đại Hội Lần Thứ VI Của Mặt Trận Tổ Quốc: Bình Cũ – Rượu Cũ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 41.3 kb
Phạm Thế Duyệt, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc

Ngày 21 tháng 9 năm 2004 vừa qua, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, đã tổ chức đại hội lần thứ VI tại Hà Nội. Đây là đại hội được tổ chức năm năm một lần mà theo ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Mặt Trận cho biết là có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá tình hình hoạt động; thảo luận thông qua điều lệ Mặt Trận và bầu ra ủy ban trung ương Mặt Trận, đoàn chủ tịch và ủy ban thường vụ. Kỳ này, số khách ngoại quốc mời tham dự đại hội giảm so với các kỳ đại hội trước đây, chỉ có đại diện Lào, Campuchia, Trung Quốc, Cuba và một số đại diện ngoại giao đoàn tại Hà Nội. Điều này cho thấy là mối quan hệ quần chúng qua hình ảnh Mặt Trận chỉ còn rơi rớt lại trong vòng đai của những quốc gia còn cố bám vào chủ nghĩa cộng sản mà thôi.

Toàn bộ các bài phát biểu của những đại diện đảng, Mặt Trận trong đại hội, đều nói theo một khẩu khí chung là kêu gọi “đại đoàn kết”. Ông Nông Đức Mạnh còn tuyên bố rằng đại hội lần thứ VI Mặt Trận Tổ Quốc là đại hội đầu tiên của khối đại đoàn kết dân tộc trong thế kỷ 21. Nhưng khẩu hiệu “đại đoàn kết” mà đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng, không có nghĩa thông dụng như mọi người hiểu mà nó ám chỉ một sự quy tụ nằm trong vòng ảnh hưởng của đảng Cộng sản mà thôi. Theo tin tức loan tải thì đại hội lần này không có gì mới và lập đi lập lại những điều đã nói trong nhiều năm qua nào là: ’thi đua làm công tác kinh tế giỏi, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Tổ chức ngày vì người nghèo, Đền ơn đáp nghĩa… . Nhưng điểm khác nếu có so với kỳ đại hội trước là lần này, đảng Cộng sản Việt Nam đã cho phép nhiều đại diện Việt Kiều tham gia vào trong Ủy ban trung ương Mặt Trận Tổ Quốc, để giúp đảng bành trướng thế hoạt động của Mặt Trận Tổ Quốc trong những sinh hoạt của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại, sau khi Bộ chính trị tung ra Nghị Quyết Việt Kiều 36 hồi tháng 4 năm 2004.

Do đó, Uỷ ban trung ương Mặt Trận lần này đã tăng thêm 67 người so với khóa trước, với 320 đại biểu. Ngoài ra, ủy ban trung ương Mặt trận đã bầu ra chủ tịch đoàn 52 người, đa số là những khuôn mặt cũ, đại diện của các đoàn thể tôn giáo, quần chúng, xã hội, từ thiện, ngành nghề nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc. Thành phần lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc cho 5 năm tới vẫn là các ông: Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên bộ chính trị, tiếp tục giữ ghế chủ tịch. Các phó chủ tịch gồm ông Huỳnh Đảm; ông Lê Truyền; ông Đỗ Duy Thường; ông Phạm Lợi; ông Trần Thành Long; ông Hoàng Xuân Sính; ông Cư Hòa Vần; Hòa thượng Thích Trí Tịnh; Linh mục Nguyễn Tấn Khóa.

Đối với đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt Trận Tổ Quốc là một cơ chế quan trọng và được quốc hội năm 1999, thể chế hóa thành một văn kiện pháp lý có tên là Luật Mặt Trận Tổ Quốc (tham khảo văn bản luật đính kèm trong trang 2 để biết rõ vị trí của Mặt Trận đối với đảng CSVN). Mặt Trận Tổ Quốc có hai nhiệm vụ:
- 1) Đoàn ngũ hóa mọi thành phần, lãnh vực hoạt động của quần chúng trong một cơ cấu đặt dưới sự điều động trực tiếp của Ban dân vận trung ương đảng;
- 2) Tuyển chọn và kiểm soát những người gọi là “đại diện dân” trong những cơ chế như quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.

Mặt Trận hiện là tập hợp của những tổ chức quần chúng do Hà Nội lập ra như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội phụ nữ Việt Nam; Hội nông dân Việt Nam; Hội cựu chiến binh; Tổng công đoàn; Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật… Do đó, để nắm quần chúng, đảng Cộng sản Việt Nam phải giữ chặt các hoạt động của Mặt Trận và coi những cán bộ Mặt Trận ở các cấp là loại công an nhân dân.

Được biết, Mặt Trận Tổ Quốc được thành lập ở miền Bắc vào tháng 9 năm 1955. Lúc đó, chức năng chính yếu của Mặt Trận này là vừa giúp đảng thanh lọc những thành phần quần chúng còn ở lại miền Bắc sau cuộc chia đôi đất nước năm 1954; vừa tuyên truyền kích động người dân tham gia vào cuộc chiến tranh xâm chiếm của đảng ở miền Nam. Sau khi chiếm được miền Nam vào năm 1975, đảng Cộng sản Việt Nam bày ra trò “Hội nghị hiệp thương chính trị” để thống nhất hai miền Nam và Bắc mà trên thực tế là nhằm xóa bỏ mọi cơ chế đại diện của nhóm Mặt Trận Giải Phóng miền Nam. Vì thế mà vào tháng 1 năm 1977, tại Sài Gòn, một hội nghị “hiệp thương” giữa ba tổ chức gồm Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 do Nguyễn Hữu Thọ cầm đầu); Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam (thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1969 do Trịnh Đình Thảo cầm đầu) và Mặt Trận Tổ Quốc (do Hoàng Quốc Việt cầm đầu) đã thành lập một tổ chức quần chúng duy nhất lấy tên là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và đã bầu Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch, Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình Thảo làm phó chủ tịch Mặt Trận.

Vào lúc đó, Mặt Trận Tổ Quốc cũng đã công bố một bản cương lĩnh mới gồm 6 chương 15 điều, với nhiệm vụ chính yếu là “đoàn kết toàn dân để xây dựng xã hội chủ nghĩa”, với một cơ chế lãnh đạo khá rườm rà gồm Ủy ban trung ương Mặt Trận, Đoàn chủ tịch Mặt Trận và Ban thư ký Mặt Trận. Ngoài bộ máy ở trung ương, Mặt Trận Tổ Quốc tại các địa phương cũng được tổ chức theo từng cấp hành chánh từ Tỉnh, Thành, huyện, quận, xã để thực hiện những công tác quần chúng của đảng đưa ra. Mặc dù Mặt Trận Tổ Quốc được coi là một trong ba cơ chế chính trị quan trọng của bộ máy quyền lực tại Việt Nam gồm: Đảng – Nhà Nước – Mặt Trận; nhưng trong thực tế thì Mặt Trận được coi là bộ phận thừa sai của đảng trong việc tổ chức và kích động người dân, mỗi khi họ cần dùng hình ảnh quần chúng để tác động vào một công việc nào đó. Trong những năm gần đây, người dân đã không còn sợ đảng như ngày xưa nên quyền lực của đảng bị soi mòn rất nhiều. Do đó mà Hà Nội đã phải cố gắng tăng cường vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc để bung ra làm những công tác từ thiện, xã hội hầu lấy lòng dân, qua đó tạo gạch nối giữa đảng và dân. Riêng tại hải ngoại, kể từ khi Bộ chính trị đưa ra Nghị Quyết 36 để khai thác Cộng đồng người Việt tại hải ngoại, đảng Cộng sản Việt Nam đã ban nhiều chức cho 2 loại đối tượng: 1/Cựu du học sinh đi du học từ miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và đã từng có quá khứ thân Cộng hoặc tham gia vào các Hội đoàn kết; 2/Những doanh gia đi tỵ nạn sau năm 1975 và hiện nay ra vào Việt Nam làm ăn. Những thành phần này được phong là Thành viên trung ương ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là đại biểu Mặt Trận Tổ Quốc tại một số quốc gia như Nhật, Úc. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Pháp, Đức, Nga. Ba Lan… để vừa làm tai mắt cho Hà Nội, vừa khuynh loát các sinh hoạt của người Việt. Đây là điều mà các đoàn thể đấu tranh và cộng đồng cần quan tâm và cảnh giác.


LUẬT MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Thông qua năm 1999.

Để nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nuớc, truyền thống đại đoàn kết toàn dân như một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chương I: những quy định chung

Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị

1-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Điều 2. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nỨớc, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 4. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật nàỵ

Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời các tổ chức thành viên của Mặt trận vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.

Điều 5. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước

1-Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2-Quan hệ phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước được thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước hữu quan ở từng cấp ban hành.

3-Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động có hiệu quả.

Chương II: trách nhiệm và quyền của Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Điều 6. Tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân

1-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức hoạt động, các phong trào yêu nước để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo để vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế ư xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước.

3- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nỨớc ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 7.

Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật với các nội dung sau đây:

1-Tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

2-Phối hợp, tham gia với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

3-Tham gia với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn nhân dân xây dựng hương uớc, quy ước về nếp sống tự quản ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cộng đồng dân cư khác ở cơ sở phù hợp với pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân;

4-Tham gia hoạt động hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hoà giải;

5- Tổng hợp, nghiên cứu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước.

Điều 8.

Tham gia công tác bầu cử Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 9.

Tham gia xây dựng pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật với các nội dung sau đây:

1-Kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ về dự kiến chỨơng trình xây dựng luật, pháp lệnh;

2-Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh;

3-Cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia quản lý nhà nước;

4-Tham gia góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 10. Tham gia tố tụng, tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu Hội thẩm Toà án nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia tố tụng, tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn để bầu, cử làm Hội thẩm Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 11.

Tham dự các phiên họp của Uỷ ban thừờng vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Uỷ ban nhân dân.

1- Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được mời tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; được mời tham dự các phiên họp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

2- Tại kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thông báo về hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền; đề xuất kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân những vấn đề cần thiết. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, trả lời kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Hoạt động giám sát

1- Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nỨớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

2- Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
- a) Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát;
- b) Tham gia hoạt động giám sát với cơ quan quyền lực nhà nước;
- c) Thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng ngỨời tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát. Khi nhận được kiến nghị của Mặt trận thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 13.

Hoạt động đối ngoại nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân trong khu vực và trên thế giới theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

Chương III: những bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc việt nam

Điều 14.

Bộ máy giúp việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bộ máy giúp việc. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp do cơ quan có thẩm quyền quy định. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ Mặt trận.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

1- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm: a) Tạo điều kiện để cán bộ, công chức làm nhiệm vụ khi họ được cử vào Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc được phân công, phối hợp công tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; b) Cung cấp thông tin cần thiết khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có yêu cầu để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

2- Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề xướng hoặc thực hiện các chương trình, dự án mà Mặt trận được giaọ

Điều 16.

Kinh phí hoạt động, tài sản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1- Kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật tài sản mà Nhà nước giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tài sản do các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài tặng cho.

Chương IV: Điều khoản thi hành

Điều 17.

Hiệu lực của Luật này có hiệu lực kể từ ngày công bố. Những quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 18.

Hướng dẫn thi hành Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành luật này .

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.

Chủ Tịch Quốc Hội
Nông Đức Mạnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.