Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày cuối cùng trước Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới: Người trẻ Việt Nam từ 17 nước tụ tập về Malaysia

JPEG - 4.9 kb

KUALA LUMPUR (Người Việt) – Chỉ còn hơn 1 ngày nữa là khai mạc Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5, ban tổ chức đang ráo riết hoàn tất những công việc cuối cùng cho đại hội được thực hiện thành công ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Cô Phạm Hồng Thuận, phụ trách truyền thông cho ban tổ chức, mỗi ngày mỗi viết thông cáo báo chí. Qua điện thoại hôm 3 tháng 1 (giờ Malaysia), cô cho báo Người Việt biết, “Trong ngày hôm nay, tôi sẽ phải hoàn tất một bản thông cáo báo chí và gửi đi cho các cơ quan truyền thông, thông báo buổi hội thảo đặc biệt tại đại hội về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa.”

Vấn đề Hoàng Sa Trường Sa đã nổi lên như một đề tài giới trẻ đặc biệt quan tâm trong tháng qua, và có thể sẽ trở thành đề tài nóng nhất trong Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới lần này, với chủ đề “Xã Hội Dân Sự-Dân Chủ từ Sức Mạnh Quần Chúng.”

Kéo dài từ ngày 4 tới 6 Tháng Giêng 2007, đại hội kỳ 5 tự miêu tả là “tiếp nối truyền thống từ đại hội kỳ 1 tại Melbourne, Úc Châu, kỳ 2 tại Paris, Pháp Quốc, kỳ 3 tại Nam Cali, Hoa Kỳ, và kỳ 4 tại Sydney, Úc Châu,” và đồng thời “sẽ là một nền tảng để tuổi trẻ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và vạch ra cho mình một hướng đi với những đóng góp cụ thể.”

Tới nay, một ngày trước khi đại hội 5 bắt đầu, số người đã ghi danh, đóng tiền, và chắc chắn sẽ tham dự là 180 người, theo lời cô Hồng Thuận. “Có một số người ghi danh chưa trả tiền, và sẽ có nhiều người tới ngày khai mạc mới ghi danh,” cô cho biết.

Sau bốn lần chu du Châu Úc, Châu Mỹ, Châu Âu, Kuala Lumpur được chọn làm địa điểm cho Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới, vì hai lý do. Cô Hồng Thuận giải thích, “Chúng tôi muốn lôi kéo người trẻ đến từ Việt Nam, làm ở Malaysia sẽ thuận tiện hơn.”

Ngoài ra, “với chủ đề ’Xã Hội Dân Sự,’ chúng tôi muốn làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ – các ’NGO’ – và Malaysia là nơi có nhiều NGO đặt trụ sở.”

Chương trình của đại hội kỳ 5 đa dạng, với bốn đề tài chính được chuẩn bị đã lâu, và thêm đề tài Hoàng Sa Trường Sa mới bổ túc. Bốn đề tài này gồm: “Xây Dựng Phong Trào Lao Công Quần Chúng” – về công đoàn độc lập để bảo vệ công nhân; “Ngành Báo Chí Quần Chúng Trước Bàn Tay Kiểm Duyệt” – về tự do ngôn luận, tự do báo chí; “Từ Ðộc Tài Ðến Dân Chủ” – một chủ đề chính trị về việc dân chủ hóa Việt Nam; và “Tạo Khả Năng Cho Quần Chúng Qua Các Tổ Chức Cộng Ðồng” – về chức năng của các tổ chức cộng đồng trong việc tạo sức mạnh cho người thường dân.

Chủ đề công đoàn độc lập được đưa vào chương trình vì, theo cô Hồng Thuận, “Trong những tháng vừa qua có những cuộc đình công của công nhân ở Việt Nam, vì vậy họ cần có công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân, thay vì công đoàn của nhà nước chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ và của Ðảng Cộng Sản.”

Những đề tài gai góc như này đã khiến cho phía Việt Nam gây cản trở cho Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới.

JPEG - 109.3 kb

Cô Hồng Thuận kể lại với báo Người Việt, có một giảng viên một đại học tại Sài Gòn muốn tham dự đại hội này, nên đã xin phép nghỉ để đi Malaysia. “Cô đó cho chúng tôi biết nhà trường đã từ chối và cảnh cáo cô ấy là nhà nước bảo đại hội này do nhóm trẻ phản động tổ chức nên cấm không được đi.”

Tuy nhiên, vẫn có một số bạn trẻ cho ban tổ chức biết là họ sẽ đến trực tiếp từ Việt Nam. “Tôi không thể công bố con số chính xác số người đến từ Việt Nam, vì lý do an ninh,” cô Hồng Thuận nói. Khi được báo Người Việt yêu cầu cho con số ước lượng, cô nói, “hàng chục.”

Thành phần diễn giả cho đại hội kỳ 5 có một số nhân vật rất nổi tiếng trong vùng Ðông Nam Á. Tham gia trình bày đề tài phong trào lao công quần chúng có Tiến Sĩ Irene Fernandez, giám đốc tổ chức Tenaganita, một NGO của Malaysia chuyên vận động và tranh đấu cho người công nhân di cư. Vào năm 2003, nhiều cơ quan nhân quyền trên thế giới như Hội Ân Xá Quốc Tế, tổ chức Front Line, đã báo động việc Tiến Sĩ Fernandez bị tuyên án tù 12 tháng sau khi công bố tình trạng người đi xa làm công bị ngược đãi.

Trong số diễn giả cho đề tài “Từ Ðộc Tài đến Dân Chủ” có bà Chee Siok Chin, một thành viên đảng Dân Chủ Singapore (SDP), một đảng đối lập tại Singapore. Anh trai của bà là tổng bí thư đảng SDP; ông đã từng bị tù 5 tuần vì phát ngôn nơi công cộng không có giấy phép.

Diễn giả khoảng đại cho đại hội kỳ 5 và cũng là một diễn giả cho đề tài “Từ Ðộc Tài đến Dân Chủ” là Dân Biểu Patrick Brown của Canada. Dân Biểu Brown nổi lên từ năm 2006, lúc 28 tuổi, khi ông đánh bại Bộ Trưởng Bộ Hợp Tác Quốc Tế Aileen Carroll cho ghế đại diện vùng Barrie, Ontario.

Dân Biểu Brown là cựu thành viên ban chấp hành tổ chức Liên Minh Dân Chủ Trẻ Quốc Tế (International Young Democracy Union).

Một thông cáo của ban tổ chức cũng cho biết “chương trình sẽ bao gồm các buổi hội thảo về những vấn đề mà giới trẻ đang quan tâm hiện nay, ví dụ như Hoàng Sa Trường Sa.”

Cô Hồng Thuận cho biết, “Vấn đề Hoàng Sa Trường Sa hiện đang được người trẻ quan tâm và lo lắng.”

Ngoài các cuộc thảo luận và hội thảo, người tham dự có cơ hội giao du với người trẻ Việt Nam đến từ 17 quốc gia trên thế giới.

Ðại hội kỳ 5 cũng bao gồm các tiết mục văn nghệ giải trí. “Sẽ có trình diễn thời trang các nước, có 17 quốc gia tham dự nên sẽ có 17 bộ quốc phục, và có diễn hành cờ các nước.”

Ðại hội kỳ 5 tuy chưa chính thức bắt đầu, nhưng “đối với chúng tôi thì đã bắt đầu từ mấy ngày nay rồi, vì có biết bao nhiêu việc đã phải làm,” cô Hồng Thuận nói, và cô kể: “Ban truyền thông phải chuẩn bị thông cáo báo chí, bên registration phải lo các việc ghi danh, mua đồ, làm bảng, rồi ban văn nghệ phải lo tập dợt chuẩn bị fashion show, văn nghệ, diễn hành quốc kỳ.”

Chỉ còn hơn một ngày nữa là khai mạc, “một số đoàn đã đến rồi.” Một số diễn giả cũng đã có mặt.

Ngoài hai diễn giả đã nêu tên ở trên, các diễn giả khác còn có: Linh Mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Ðài Loan; ông Nguyễn Hưng Ðạo, đại diện Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam (Committee to Protect Vietnamese Workers) tại Úc cho đề tài phong trào lao công quần chúng.

Trong đề tài báo chí quần chúng, diễn giả gồm ông Premesh Chandran, giám đốc hành chánh tổ chức truyền thông báo chí độc lập Malaysiakini và lãnh đạo Trung Tâm Hỗ Trợ Truyền Thông Ðiện Tử Á Châu Thái Bình Dương (Southeast Asian Centre for e-Media); ông Shawn Crispin, chủ bút tại Ðông Nam Á cho tờ Asia Times Online và cố vấn chương trình Á Châu của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists); và bà Siew Eng Chuah, điều hợp viên cảnh giác cho Liên Minh Báo Chí Ðông Nam Á (Southeast Asian Press Alliance).

Trong đề tài “Từ Ðộc Tài Ðến Dân Chủ”, diễn giả ngoài bà Chee Siok Chin và Dân Biểu Patrick Brown còn có ông Hoàng Tứ Duy, ủy viên trung ương Ðảng Việt Tân.

Trong đề tài các tổ chức cộng đồng, diễn giả gồm có cô Nguyễn Thùy Dương Lisa, giám đốc điều hành tổ chức Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE) và anh Nguyễn Bá Vương, quản trị viên văn phòng VOICE tại Phillipines.

Ðại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới do Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường tổ chức với sự ủng hộ của Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris, Liên Ðoàn Sinh Viên Việt Nam tại Illinois, Liên Hội Tuổi Trẻ Việt Nam San Diego, Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Việt Nam Liên Bang Úc Châu, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Victoria. (Người Việt; Wednesday, January 02, 2008)

Vũ Quí Hạo Nhiên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.