Đại hội XIII và đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Công ty Metro Bắc Kinh (Trung Quốc) trúng thầu "Tư vấn, hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông." Ảnh chụp Báo Pháp Luật, 22/01/2021
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại hội XIII của đảng CSVN đã khai mạc vào ngày 25 tháng Giêng với hơn 1600 đại biểu tham dự. Trong vai trò kép chánh trong một vở tuồng không khán giả, ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên sân khấu với lời kêu gọi hùng hồn nhưng nhuốm đầy sáo rỗng: “Cần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc.”

Từ hơn bảy thập niên qua, định hướng xã hội chủ nghĩa là đích nhắm cuối cùng của đảng CSVN. Nhưng nhân dân Việt Nam và chính những người cộng sản cũng không bao giờ nhìn thấy cái hình dáng xã hội chủ nghĩa ấy ra sao. Hay nói như ông Trọng là cho đến cuối thế kỷ 21, không biết nó có hiện thực hay không. Những lời lừa đối hào nhoáng về con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa đã kéo dài từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, bất chấp một thực tế là nước cộng sản đầu đàn Liên Xô đã giải thể vì thất bại trên con đường này.

Trong lúc đó tại đất nước Việt Nam, bên cạnh quang cảnh rầm rộ, trống kèn ầm ỉ của một vở tuồng mang tên đại hội đảng XIII, người ta thấy có một sự kiện khác cũng giống như tương lai của đảng CSVN: Đó là đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Đây là con đường sắt trên cao mà cách nay 10 năm được hoạch định để trở thành một hình ảnh tiên tiến đầu tiên của thủ đô Hà Nội, với sự hợp tác toàn diện của đàn anh Bắc Kinh. Đường sắt đô thị này xử dụng vốn vay từ Trung Quốc dưới hình thức ODA, kèm theo điều kiện phải mua thiết bị sản xuất từ các công ty Trung Quốc.

Sau nhiều lần điều chỉnh theo yêu cầu của tổng thầu Trung Quốc, công trình đã ngốn hết 868 triệu USD. Qua hai kỳ đại hội XI và XII, Cát Linh – Hà Đông “cứ đến hẹn lại lên” nhưng cứ nằm ỳ tại chỗ để đòi tiền thêm. Thời gian chạy thử và vận hành thương mại bị trì hoãn liên tục từ năm này qua năm khác. Trong lúc ấy, đảng CSVN tha thiết mong muốn lần này đường sắt Cát Linh – Hà Đông phải được làm lễ khánh thành để đưa vào hoạt động ngay trước thềm đại hội XIII, để đánh dấu một thành công vượt bậc của “trí tuệ cộng sản.” Nhưng đảng đã hoàn toàn vô vọng với khối sắt treo cao này.

Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể thì cố làm sao đẩy cho tàu sớm lăn bánh để chào mừng đại hội đảng, hay ít nhất là chạy thử trong quý 1/2021, tức trong vòng 3 tháng đầu năm 2021. Với những khuyết điểm nặng nề về phòng cháy, chữa cháy của 11 nhà ga trong cuộc nghiệm thu cuối cùng, cho dù Cát Linh – Hà Đông có chạy được chăng nữa thì cỗ xe đường sắt này thật sự cũng mù mịt tương lai. Vì không ai biết nó sẽ lăn đùng ra đổ bệnh lúc nào, mà ngay cả ông Bộ Trưởng Thể và ban quản lý dự án cũng mù tịt.

Chuyện rất dễ hiểu, nếu đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoàn toàn dựa vào vốn vay, kỹ thuật xây dựng, thiết kế của đàn anh Trung Quốc thì quá rõ ràng là nó không ổn. Càng không ổn hơn khi dư luận được biết trong tháng Giêng, 2021 Công ty MTV Đường Sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) đã tổ chức một cuộc đấu thầu quốc tế về việc “Tư vấn, hỗ trợ vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.” Và đơn vị trúng thầu không ai khác hơn là Công ty Metro Bắc Kinh! Tin tức cũng nói rõ đơn vị trúng thầu sẽ hỗ trợ Metro Hà Nội trong công tác vận hành và khai thác tuyến đường sắt trên cao này. Như vậy cũng đã quá rõ về sự trì trệ của công trình đường sắt trên cao này.

Khi nhìn lại đại hội XIII đang diễn ra, người thấy cũng vậy. Chính ông Trọng là tổng bí thư đảng đã từng nói không biết khi nào đạt được xã hội chủ nghĩa. Thế mà các đàn em của ông vẫn bầu cho ông tiếp tục ngồi ghế tổng bí thư nhiệm kỳ XIII thêm 5 năm nữa, trong lúc ông đi đứng không vững. Thật không khác gì công trình thế kỷ treo trên đầu dân chúng thủ đô rơi xuống không biết lúc nào.

Và điều tai hại nhất là văn kiện đại hội vẫn khăng khăng định hướng cho 5 hay 10 năm nữa, Việt Nam sẽ thẳng tiến lên xã hội chủ nghĩa. Điều này cho thấy sau đại hội XIII, đảng CSVN chẳng khác gì con tàu Cát Linh – Hà Đông. Con tàu rồi đây cũng có thể chạy, dưới bàn tay điều khiển của người Trung Quốc. Giống như đảng CSVN sau đại hội XIII, cũng có thể khập khiễng vận hành cơ chế độc tài của mình nhưng trong một quỹ đạo đầy dẫy những chông gai, bất trắc và càng ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh.

Đó là tai họa của dân tộc Việt Nam.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.