Đại sứ nhân quyền Thụy Điển thăm Việt Nam

Đại sứ Thụy Điển đặc trách về Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền, Cecilia Ruthström Ruin, vừa có chuyến thăm Hà Nội trong nỗ lực vận động thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Ảnh chụp từ màn hình VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại sứ Thụy Điển đặc trách về Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền, Cecilia Ruthström Ruin, vừa có chuyến thăm Hà Nội trong hai ngày, trong nỗ lực vận động thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.

“Đại sứ đã gặp gỡ và đối thoại với nhiều bộ ngành, đoàn ngoại giao, nhân viên đại sứ quán, đại diện khối doanh nghiệp và các đối tác khác, nơi bà chia sẻ quan điểm của chúng tôi về các vấn đề quốc tế, khu vực và song phương liên quan đến nhân quyền”, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội cho biết trên Facebook hôm 22/3.

Đại sứ Ruin cũng đã đến thăm Viện Quyền Con Người tại Học viện Chính trị Quốc gia HCM, tại đây bà thuyết trình trong một tọa đàm với chủ đề: “Nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển”.

Vị đại sứ đặc trách nhân quyền viết trên Twitter rằng bà có “những ngày quý giá ở Hà Nội với các cuộc trao đổi về nhiều vấn đề nhân quyền với các đối tác Việt Nam”.

Chuyến công du của bà diễn ra trong bối cảnh Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Đại sứ quán Thụy Điển cho biết bà chia sẻ với giới chức Việt Nam quan điểm của Thụy Điển về các vấn đề nhân quyền, các vấn đề song phương, khu vực và đa phương.

Tại buổi tiếp bà Ruin hôm 21/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc bày tỏ mong muốn rằng Thụy Điển sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam thực hiện tốt vai trò tại các diễn đàn quốc tế và trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh Thụy Điển đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên của EU, theo cổng thông tin Bộ Tư pháp.

Chuyến thăm Việt Nam của bà Ruin diễn ra vài tuần sau khi các nghị viên EU tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA).

Tại cuộc hội thảo hôm 28/2, các diễn giả lên tiếng báo động rằng việc vi phạm nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động Việt Nam tiếp tục bị chính quyền vi phạm ở mức ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội.

“Chúng tôi kỳ vọng Đại sứ Thụy Điển đưa ra những tuyên bố cứng rắn về vấn đề nhân quyền” khi công du Việt Nam, nhất là khi Thụy Điển hiện là chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, ông Sébastien Desfayes, Chủ tịch Uỷ ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Consunam), một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Geneva, viết cho VOA hôm 23/3.

Ông Desfayes nêu nhận định: “Khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, chế độ Hà Nội đã đưa ra những cam kết quan trọng. Những cam kết này phải được thực hiện và cộng đồng quốc tế phải đảm bảo rằng những cam kết đó được thực hiện.”

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?