Dân biết, Dân làm, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân thụ hưởng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Điểm mốc của Hội nghị về mô hình phát triển nông thôn mới và cộng đồng bền vững tại Niu-Óoc chính thực là một cuộc cách mạng tư duy của nhân loại, đặt nền tảng trên nỗ lực hướng dẫn tận tình, nhân danh là một trong tám diễn giả chính của Hội nghị, CTN Trương Tấn Sang đã đưa vào lòng người một phương châm vĩ đại: “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Thật ra, khẩu hiệu này không có gì mới. Chí ít là 80 triệu người trên thế giới đã từng nghe quen 4/5 của phương châm trị quốc bình thiên hạ này. Mới chăng chỉ là vế cuối: Dân Thụ Hưởng.

JPEG - 44.2 kb

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã phản ánh khát vọng về một thế giới không còn đói nghèo.

Chủ tịch nước nhấn mạnh do 3/4 số người nghèo đói hiện sống ở nông thôn và hầu hết làm nông nghiệp, Việt Nam đã ủng hộ mạnh mẽ việc đưa vào Chương trình nghị sự 2030 mục tiêu ngắn gọn “Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, cho các nghiên cứu và dịch vụ khuyến nông, phát triển công nghệ, các ngân hàng gien thực vật và vật nuôi để nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển”, nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo giữa nông thôn và thành thị.

Chủ tịch nước kêu gọi các nước đang phát triển cần minh định chiến lược phát triển nông thôn phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Kinh nghiệm thành công vượt bực của VN là gì? Với gần 70% dân cư sống ở nông thôn, Việt Nam đã triển khai chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí để thúc đẩy phát triển nông thôn, cải thiện điều kiện sống của nông dân. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang đổi thay rõ rệt, nhất là về cơ sở hạ tầng, thu nhập của nông dân.

Cụ thể là ruộng vườn xứ ta đã được nâng cấp thành cơ man là rì sọt với sân gôn tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả một là VN chiếm giữ vững chắc vị trí đứng đầu và duy nhất trên thế giới về giai cấp Dân Oan. Kết quả hai là quan chức mọi cấp xã ấp đều có biệt thự hoành tráng, tô điểm thêm cho bộ mặt nông thôn ngày càng tráng lệ.

JPEG - 47.7 kb

Nhờ đâu?

Chủ tịch nước đã nêu bật kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, đặc biệt là cần có cam kết chính trị mạnh mẽ và sự tham gia tích cực của toàn đảng; đồng thời coi trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, trang bị cho họ kiến thức cơ bản về nông thôn mới để công cuộc cưỡng chế đất nông thôn được tiến hành nhanh hơn và bảo đảm sẽ không ai bị kiện cáo gì.

JPEG - 43.1 kb

Một kinh nghiệm khác mà các quốc gia tham dự Hội Nghị cần học hỏi là đa dạng hóa các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực phải công khai, minh bạch. Trong đó, đứng đầu là đa dạng hóa nguồn lực an ninh giả dạng làm côn đồ tự phát. Thứ hai là công khai, minh bạch nỗ lực trấn áp nông dân. Khi cần thì công khai, minh bạch cả nỗ lực trấn áp các phóng viên mon men tới hiện trường làm phóng sự.

JPEG - 60.7 kb

Một yếu tố quan trọng khác, không thể coi thường, là Nhà nước phải tạo điều kiện cho nông dân tự tìm ra nhu cầu thực sự của họ để quyết định cách làm phù hợp. Từ quyết định trồng cây gì, nuôi con gì cho đúng định hướng XHCN… cho đến việc tự phát minh ra những phương thức hữu hiệu để giải toả lượng nông phẩm ùn ứ thay vì để cho chúng bị ùn tắc đầu ra.

JPEG - 53.3 kb

Bên cạnh đó, phải tạo thêm điều kiện để các tổ chức chính trị – xã hội tham gia tích cực vào các chương trình hỗ trợ nông dân, bằng cách kêu gọi nhau mua giúp vãi thiều, hành tím, dưa hấu, khoai tím… ăn trừ cơm.

JPEG - 61.8 kb

Thế là xã hội cùng liên đới với nông dân trong mọi phạm trù thụ hưởng. Ý nghĩa của vế thứ năm “Dân Thụ Hưởng” chính là ở điểm son này.

Cuối cùng, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với các nước để cùng nhau phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và bảo đảm “sẽ không ai bị bỏ lại sau”.

JPEG - 44.5 kb

Trong tám diễn giả của Hội Nghị, CTN CHXHCNVN được toàn thể cử tọa hoan nghênh nhiệt liệt về bài diễn văn hướng dẫn thấu đáo bằng những chia sẻ tận tình. Chưa bao giờ vị trí của VN trên trường quốc tế được nâng cao như vậy. Điều đó chứng thực rằng Thế Nước Đang Lên nhất định không phải là ngoa ngữ.

02/10/2015 – Kỷ niệm tròn 35 năm nghệ sĩ Đặng Thái Sơn được trao giải nhất trong cuộc thi Piano quốc tế mang tên Sopin lần thứ 10 tổ chức tại Vácsava (Ba Lan)

Blogger Đinh Tấn Lực tổng hợp. Ảnh minh họa chỉ mang tính cách tiêu biểu, không thể đăng hết được.

Nguồn: Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.