Dân Chủ Đích Thực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong ngôn ngữ chính trị, không có một danh từ nào được dùng nhiều như từ ’dân chủ’, vì ngày nay, người ta đã coi dân chủ là lý tưởng của mọi chế độ chính trị. Vậy Dân Chủ là gì?

JPEG - 27.8 kb
Giới trẻ Thiên An Môn biểu tình ôn hoà đòi dân chủ thực sự cho Trung Hoa vào tháng 6/1989.

Lý tưởng dân chủ thoát thai từ ý niệm Tự Do. Ngay từ thuở khai thiên lập địa, con người sinh ra đều có tự do và bình đẳng. Bình đẳng ở đây là về nhân quyền và dân quyền chứ không phải về địa vị xã hội. Vì sự ham chuộng tự do tiềm tàng ở bản tính con người nên tự do không thể quan niệm như một quyền có thể hành xử nhất thời hay dưới những điều kiện nhân tạo được. Vì vậy lý tưởng dân chủ còn là một sự nhận thức về các quyền căn bản của con người, về tương quan giữa người và người, cá nhân và xã hội.

Lý tưởng dân chủ còn xuất phát từ thực tiễn đời sống của con người, trong đó cá nhân và cộng đồng là hai mặt không thể tách rời. Mỗi cá nhân có toàn quyền định đoạt số phận của mình, nhưng cộng đồng cũng có quyền đó. Để dung hòa hai thực thể cá nhân và cộng đồng, người ta đưa ra biện pháp lý tưởng là các cá nhân trong cộng đồng vừa chấp nhận khác biệt để tìm lấy cái chung, vừa trực tiếp tham dự việc vận hành cộng đồng. Sự chấp nhận khác biệt để tìm lấy cái chung, là do sự thuận thảo giữa nhiều thành phần quần chúng khác nhau, sống trên cùng một lãnh thổ, chia xẻ chung một số quy ước căn bản. Nếu không có quy ước chung, cộng đồng sẽ không thể ổn định được. Nhưng quy ước chung không có nghĩa là mọi cá nhân, mọi thành phần bị đồng hóa, trở thành những con người đồng dạng, không có bản sắc riêng.

Trong khi đó, các cá nhân trực tiếp tham dự vào việc điều hành cộng đồng là một ý niệm nói lên đặc tính chủ quyền của nhà nước thuộc về người dân. Ý niệm này thoát thai vào thế kỷ thứ 10 trước Tây Lịch, một số đô thị Hy Lạp với dân số giới hạn từ 10 đến 15 ngàn người đã sinh hoạt như những quốc gia tự trị. Dân chúng tụ tập ở một nơi công cộng gọi là Nghị Trường (Forum) quyết định những công việc cần làm và ai sẽ làm những công việc đó. Mỗi người đều có thể được cử ra lãnh nhiệm vụ điều hành bộ máy nhà nước. Như vậy người cầm quyền với kẻ thuộc quyền tuy hai nhưng là một. Tất cả mọi người đều cai trị mà mỗi người vẫn tự điều khiển mình. Từ ý niệm này, danh từ dân chủ đang được dùng ngày nay, theo tiếng Anh là Democracy phát xuất từ danh từ Demoscratos của Hy Lạp, trong đó Demos là nhân dân và Cratos là cai trị.

Định nghĩa về dân chủ nêu trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của người dân trong việc trị nước để chấm dứt những sự ức hiếp, bóc lột, lạm dụng quyền hành của một người hay của một số người. Tránh được các tệ đoan trên, mỗi cá nhân trong cộng đồng mới hưởng được tự do, bình đẳng và công bằng. Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để toàn dân hàng triệu người cùng thảo luận, thỏa hiệp chung về một vấn đề và trực tiếp giữ việc trị nước? Trả lời câu hỏi này, nhân loại đã trải qua hàng chục thế kỷ đấu tranh khốc liệt, từng bước hệ thống hóa lý tưởng dân chủ để ngày nay người ta đã định nghĩa dân chủ là ’chính thể vì dân, do dân và bởi dân’.

Mặc dù những ý niệm cao đẹp của dân chủ đã được con người tìm ra và áp dụng nó ngay từ thời Thượng cổ, nhưng nó đã bị chôn vùi hàng ngàn năm sau đó dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Mãi cho đến thế kỷ thứ 10 trở đi, do ảnh hưởng của các tư tưởng mới về thần linh, các ý niệm về thiên nhiên và ý niệm sơ đẳng về luật pháp đối với sự áp dụng quyền lực của các vị vua chúa bắt đầu xuất hiện, trong một vài vị quân vương tại Tây phương và Đông phương, đã đề cao ý niệm về quyền lợi chung và tự hạn chế những quyền hành tuyệt đối của mình. Lúc đó, các vua chúa thường hay hỏi ý kiến khối người đại diện của các nhóm quần chúng trong xã hội. Sự tập họp của những ngưòi đại diện này là khởi điểm của quốc hội lập pháp mà các quốc gia dân chủ tân tiến áp dụng sau này.

Nhiều thế kỷ sau đó, mặc dù chế độ quân chủ còn thịnh hành, nhưng do sự phát triển của xã hội và các tiến bộ về mặt tư tưởng, đặc biệt là sự ra đời của thuyết ’quyền thiên nhiên’, theo đó mỗi người được hưởng một số quyền tối thiểu như quyền sinh sống, quyền tự do về vật thể và tinh thần mà nhà vua hay bất cứ ai không được xâm phạm, đã làm cho tư tưởng về dân chủ được hệ thống hóa. Tới thế kỷ 18, cuộc cách mạng Hoa Kỳ (1783) và cuộc cách mạng Pháp (1789) đã đưa hai quốc gia Mỹ và Pháp trở thành hai nước đầu tiên áp dụng thể chế dân chủ. Bước vào thế kỷ 20, chế độ dân chủ đã được các quốc gia áp dụng một cách rộng rãi. Nhưng vì người dân không thể nào trực tiếp hành xử quyền lập pháp và hành pháp của mình, nên phải cử đại diện vào nghị trường để thay mình điều hành quốc gia. Người ta gọi đây là hình thái của chế độ đại nghị. Trong chế độ này, mọi quyết định đều theo đa số, thiểu số phục tùng. Nhưng để bảo vệ quyền lợi của thiểu số, người ta cũng có những luật lệ mà đa số không thể lấn át, quy định theo một căn bản luật pháp của quốc gia.

Nhưng ngày nay, dân chủ không thể thiếu vắng tính đa nguyên trong xã hội. Vậy Đa Nguyên là gì?

Đa nguyên mà chúng ta thường hay nghe nói đến ngày nay, chỉ mới xuất hiện trong vòng vài thập niên trở lại đây. Thật vậy, nếu dân chủ manh nha có từ thời Hy Lạp, rồi thành hình một cách có hệ thống thời Trung Cổ và biến thái thành chế độ đại nghị vào cuối thế kỷ 19, thì đa nguyên được hệ thống hóa thành một học thuyết mạch lạc từ đấu thế kỷ 20, bởi một số nhà văn như F. Maitland, S. Hobson, H. Laski… ở Anh Quốc. Lúc đó, để phản ứng lại sự tha hóa của con người trước sự lớn mạnh về kinh tế và sự gia tăng dân số không có gì kềm chế nổi của nền

Một nền dân chủ đích thực phải đi đôi với ý thức đa nguyên. Một nền dân chủ không đa nguyên chỉ dẫn đến những chế độ dân chủ hình thức.

kinh tế tư bản, con đẻ của cuộc cách mạng kỹ nghệ, các nhà văn này cho rằng nếu mỗi cá nhân được coi là một đơn vị hội nhập vào xã hội thì ý thức cộng đồng nơi mỗi cá nhân sẽ làm cho xã hội phát triển hài hòa hơn. Từ ý niệm căn bản đó, các nhà văn đa nguyên nghĩ rằng sự tản quyền về kinh tế và hành chánh sẽ trừ khử được những mặt tiêu cực của xã hội tư bản kỹ nghệ. Do đó, sự hệ thống hóa chủ nghĩa đa nguyên của các nhà văn nói trên, cho thấy là bất cứ một vấn đề gì cũng có thể có nhiều giải pháp giải quyết khác nhau và nó là kết tinh của nhiều nỗ lực đóng góp từ các thành phần khác nhau. Vì thế, tính chất đa nguyên sẽ đưa đến nhiều giải pháp đa dạng cho xã hội cũng như bảo vệ được nhiều quyền tự do cơ bản cho mỗi cá nhân, giúp từng cá nhân phát triển khả năng của mình, góp phần làm cho xã hội thêm phong phú, giàu có về vật chất và tốt đẹp về văn hóa.

Thế Nào Là Dân Chủ Đích Thực?

Trên nguyên tắc, một nền dân chủ đích thực phải đi đôi với ý thức đa nguyên. Một nền dân chủ không đa nguyên chỉ dẫn đến những chế độ dân chủ hình thức, theo đó mọi quyền lực tập trung vào tay một người hay một nhóm người. Đó là các chế độ độc tài quân phiệt, chuyên chính vô sản. Nền dân chủ có đa nguyên coi sự biểu quyết của đa số chỉ là một ngoại lệ để lấy quyết định, hay chỉ dành cho những vấn đề không quan trọng. Khi có những quyết định tối cần cho xã hội, dân chủ đa nguyên đòi hỏi một sự đồng thuận khá rộng rãi của mọi thành phần cũng như xu hướng chính trị, xã hội và tôn giáo. Nói cách khác, Dân Chủ Đích Thực là nền tảng dân chủ mà trong đó phải tìm đủ mọi phương pháp bảo đảm một cách hợp lý nhất quyền hạn cá nhân hay đoàn thể trong mọi lãnh vực mà không nhất quyết chỉ phải áp dụng phương pháp biểu quyết đa số. Muốn được như vậy, phải tạo cho mọi cá nhân, đoàn thể có quyền và có cơ hội đồng đều để phát biểu, thuyết phục. Đây chính là tinh thần thuận thảo mà đảng Việt Tân quan niệm rằng: ’Trong một nước, với nhiều thành phần quần chúng khác nhau, sự thuận thảo chỉ có, nếu mỗi người chấp nhận sự khác biệt để cùng tìm lấy cái chung. Sự thuận thảo không thể có, nếu một nhóm người áp đặt một khuôn mẫu độc nhất để loại trừ mọi hình thức khác biệt. Sự chấp nhận khác biệt để tìm lấy cái chung chỉ đạt được nếu mỗi người đều có quyền và có cơ hội phát biểu, thảo luận, thuyết phục’.

Một quốc gia có nền Dân Chủ Đích Thực thì mới có đa nguyên về chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, giáo dục, văn hóa. Thật vậy, trong một quốc gia, sinh hoạt chính trị có đặt tính chi phối các loại sinh hoạt khác, vì vậy, người ta thường nghĩ tới đa nguyên chính trị khi nói tới một xã hội đa nguyên. Mặt khác, chính trị có đa nguyên và dân chủ thì mới có đa đảng. Trạng thái đa đảng chỉ là một biểu hiện tự nhiên khi đã có đa nguyên trong chính trị. Đa đảng không tạo ra đa nguyên mà là kết quả của xã hội đa nguyên. Đa đảng sẽ có khi nào ta có được đa nguyên về chính trị.

Một xã hội có Dân Chủ Đích Thực là xã hội mà mọi thành phần quần chúng đều có quyền lực chính trị bình đẳng như nhau. Khi chính quyền có nhiệm vụ và khả năng thực sự bảo về quyền bình đẳng chính trị đó, người ta coi xã hội có dân chủ đích thực. Thông thuờng, xã hội có dân chủ đích thực là kết quả của tình trạng chính trị đa nguyên và dân chủ là kết quả của tình trạng chính trị đa nguyên thực sự này. Mọi công dân trong một nước đều được quyền suy tư tự do, bày tỏ lập truờng và chính kiến của mình, cho dù đối nghịch lại với ý kiến ’chính thống’. Chẳng hạn như công dân được quyền trình bày ý kiến của mình về các vấn đề môi sinh, xã hội, chính sách của chính phủ hay của đảng cầm quyền mà không bị trù dập, khủng bố.

Trên quan điểm này, đảng Việt Tân đã chủ trương: ’Trong nền dân chủ đích thực, người dân có quyền, có cơ hội và phương tiện để chọn lựa thể chế chính trị, chọn lựa người đại diện để bênh vực cho mình, tham gia vào các quyết định giải quyết các vấn đề dân sinh và xã hội như mình mong muốn. Người dân có quyền phê bình góp ý, phát biểu ý kiến bất đồng với chính sách chính trị đương thời, có quyền vận động thay đổi những người đại diện không chu toàn hay làm sai nhiệm vụ, mà không bị đàn áp hay trả thù’.

Từ những sinh hoạt chính trị tự do này, những cá nhân có cùng một quan điểm, mục tiêu, lập trường sẽ tự kết hợp lại để hình thành chính đảng. Các chính đảng được bình đẳng và tự do hoạt động để phát triển thành viên, phổ biến quan điểm chính trị của mình, phê bình nhưng không xuyên tạc quan điểm của chính đảng khác. Tuy nhiên, các sinh hoạt đảng phái phải tuân thủ theo những điều khoản của lập pháp, để không đưa đến những rối loạn vì xung đột và tranh chấp. Các đảng phái nếu không thượng tôn pháp luật có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị bởi những tranh chấp quyền lực. Ngược lại, sinh hoạt đa nguyên chính trị giúp quốc gia có được nhiều phương án để giải quyết những khó khăn, khủng hoảng hoặc làm một bước ngoặc tiến bộ. Dĩ nhiên, chính đảng nào có khả năng đáp ứng những yêu cầu của một giai đoạn, và thỏa mãn được nguyện vọng của quần chúng thì sẽ được tín nhiệm và tồn tại.

Mặt khác, tại các quốc gia có nền Dân Chủ Đích Thực, đa nguyên kinh tế tức là hình thái sinh động của tự do kinh doanh. Tự do kinh doanh là hệ luận đầu tiên của nền kinh tế tự do hay còn gọi là kinh tế thị trường, trong đó người dân có toàn quyền mưu cầu phúc lợi riêng tư qua mọi hình thức sinh hoạt thương mại tự chọn, miễn là không vi phạm luật pháp do chính họ góp phần thiết lập. Trong khi đó, vai trò của chính quyền trong lãnh vục kinh tế, thực sự không vượt quá những bảo đảm cần thiết cho quyền bình đẳng của mọi công dân trong thương trường và bảo đảm việc áp dụng luật pháp một cách đồng đều. Nói cách khác, vai trò của chính quyền là nhằm bảo đảm các quy ước của nền kinh tế thị trường được thi hành đúng đắn. Chính quyền ấn định các luật lệ (luật pháp) và làm trọng tài phân giải (hành pháp, tư pháp). Nếu các quyền đó nằm trong tay một nhóm người thì không có gì bảo đảm rằng các luật lệ được đặt ra sẽ phản ảnh ý muốn chung của mọi người. Và cũng không có gì bảo đảm rằng việc thi hành luật lệ được công minh, lương thiện. Trong quan niệm này, đảng Việt Tân chủ trương: ’chính quyền chỉ giữ nhiệm vụ giám sát, điều hòa ưu tiên phát triển dựa trên thực tế đất nước, để vận hành kinh tế được ổn định, quyền lợi kinh tế dân tộc được bảo đảm, lợi tức kinh tế được phân phối hợp lý, công bằng và môi trường được bảo vệ’.

Tóm lại, Dân Chủ Đích Thực là nền tảng của xã hội đa nguyên, trong đó những ý kiến, quan điểm, hành động của mọi cá nhân được đặt trên căn bản của sự thuận thảo. Nó đề cao việc bảo vệ sự hiện hữu và quyền bình đẳng của mọi thành phần xã hội và xã hội chỉ tiến hóa khi tận dụng được những sắc thái đa diện của mỗi cá nhân làm giải pháp cho các vấn đề của cộng đồng, của quốc gia.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.