Dân Giàu Nước Mạnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay từ đầu thập niên 80, lúc mà đảng Cộng sản Việt Nam còn đang đẩy mạnh công cuộc cải tạo cả nước để ’tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội’, những người tiên phong sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng Việt Tân) đã nhìn thấy nhu cầu cốt lõi của bài toán Việt Nam là phải tiến hành cuộc cách mạng Canh tân. Cuộc cách mạng canh tân này có mục tiêu tối hậu là thực thi ’Dân Giàu Nước Mạnh’. Mục tiêu này đã được đảng Việt Tân đưa ra từ năm 1982 và được tiến hành dựa trên nền tảng: Canh tân con người và Canh tân môi trường xã hội. Nói cách khác, đảng Việt Tân đã coi ’dân giàu nước mạnh’ là một quan niệm căn bản để tiến hành công cuộc cách mạng canh tân Việt Nam mà nhiều thế hệ Việt Nam đã theo đuổi trong hơn 150 năm qua, nhưng chưa thành tựu.

Dân giàu không chỉ có nghĩa vật chất, với phương tiện dồi dào, cơm no áo ấm. Dân giàu còn có nghĩa là được hưởng một đời sống tinh thần phong phú.

Đảng Việt Tân đã quan niệm ’Dân giàu không chỉ có nghĩa vật chất, với phương tiện dồi dào, cơm no áo ấm. Dân giàu còn có nghĩa là được hưởng một đời sống tinh thần phong phú.’ Nói rộng hơn, một quốc gia muốn cho người dân giàu có, không chỉ lo phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm để người dân có tiền, có nhà cửa, có phương tiện vật chất tiêu xài dồi dào, vì cái giàu như thế này chưa phải là trọn vẹn. Cái giàu trọn vẹn của người dân là phải giàu thêm cả về đời sống tinh thần, giàu lòng nhân ái, giàu lòng nhân đạo, giàu lòng ái quốc, giàu lòng vị tha. Cho nên khi nói đến việc tạo dựng cho người dân một cuộc sống giàu có, chính quyền phải quan tâm và điều hướng mọi mặt xã hội để sự giàu có của người dân đuợc phát triển quân bình trên các mặt Thể (thể chất), Tâm (tâm hồn) và Trí (trí tuệ).

Đối với thực trạng Việt Nam và tình hình thế giới ngày nay, ’Nước mạnh không thể dựa trên sức mạnh đơn thuần quân sự. Nước mạnh là có tư thế được tôn trọng, không bị coi thường trên chính trường thế giới, không bị lấn át về lãnh thổ địa dư.’ Như vậy, nước mạnh không phải là làm sao có một đạo quân một triệu, hai triệu người để mọi quốc gia sợ chúng ta. Nước mạnh là nước có một nền kinh tế tiến bộ, sản xuất cao có thể bảo đảm được tiềm lực quốc gia phát triển không thua gì các nước khác trên thế giới, và có thể nói chuyện hợp tác ngang hàng với mọi nước, chứ không ở trong tư thế quy lụy vay mưọn, van xin viện trợ.

Không thể xây dựng một xã hội văn minh, người dân giàu có trên một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, và ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển cao mà không đặt trọng tâm phục vụ con người thì xã hội đó sẽ bị băng hoại, đời sống người dân xuống cấp. Xã hội văn minh không chỉ ở chỗ có nền kinh tế phát triển và tạo một cuộc sống dồi dào về vật chất cho mọi người, mà xã hội đó còn phải thể hiện ở sự tương quan tốt đẹp giữa con người và con người, ở sự công bằng, ở một đời sống tinh thần phong phú, qua sự đánh giá bằng nhân phẩm, trí tuệ, đạo đạo đúc của con ngưòi với xã hội và với đất nước. Trong xã hội đó, chắc chắn là không có đấu tranh giai cấp.

Mặt khác, Dân Giàu Nước Mạnh còn nhấn đến quan niệm dân là gốc của nước và nước mạnh là do dân. Đảng Việt Tân quan niệm rằng: ’Khi lấy dân làm gốc của nước tức là dân lập nên nước, và dân quy định lấy những cơ chế để bảo vệ và ổn định xã hội và phát triển. Đó là ý nghĩa của việc xây dựng một cơ chế chính trị dân chủ đích thực’. Thật vậy, trong một xã hội có dân chủ đích thực thì tự do, nhân quyền, dân quyền là tất yếu và phải được bảo vệ bởi những cơ chế do mỗi người dân góp phần quyết định. Xét cho cùng, quan niệm Dân Giàu Nước Mạnh là lấy con người làm trung tâm phát triển, tất cả vì tự do và hạnh phúc con người, cũng như tôn trọng những khát vọng chân chính của mỗi cá nhân. Có vậy, quốc gia mới động viên được mọi thành phần dân tộc cùng đồng lòng chung sức làm việc xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, đạt tới mục tiêu ’dân giàu nước mạnh’. Đó là những gì mà đảng Việt Tân đã chủ trương và theo đuổi từ năm 1982 cho đến nay.

Mười năm sau, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII vào năm 1993, ông Đỗ Mười, lúc đó là Tổng bí Thư, đã đề cập đến mục tiêu của đường lối đổi mới là thực hiện ’dân giàu nước mạnh, xã hôi văn minh’, trước khi đảng quyết định theo đuổi chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hóa Việt Nam vào năm 1996. Lúc đó, ông Đỗ Mười đã vạch ra một số biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu này trên các mặt giáo dục, y tế, văn hóa và bồi dưỡng thế hệ trẻ là để: ’xây dựng con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Song xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người và con người trong sản xuất và trong đời sống, để từ đó làm tăng gấp bội lần hiệu quả kinh tế và xã hội’. Trong chủ trương nói trên, ông Đỗ Mười còn nhấn mạnh đến nhiệm vụ bồi dưỡng thế hệ thanh niên, vì ông cho rằng: ’đây là lực lượng quyết định sự sống còn của dân tộc, quyết định vị trí xứng đáng của nước Việt Nam trong cộng đồng thế giới ở thế kỷ 21, theo định hướng xã hội chủ nghĩa’.

Qua sự xác định chủ trương nói trên, rõ ràng là những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cách nay 10 năm, đã có một số chuyển biến trong cách nhìn và cách hành xử mới về con đường cải cách. Đó là họ không chỉ mở cửa, khai thác tài nguyên từ bên ngoài để giải quyết tình trạng kinh tế kiệt quệ ở bên trong mà còn bắt đầu nhìn ra giá trị của nhu cầu phát triển con người nhằm đóng góp vào mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, sau nhiều thập niên khống chế mọi lãnh vực của con người cho mục tiêu ’tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa’. Tuy muộn, nhưng 10 năm trước đây, chủ trương của ông Đỗ Mười đã biểu hiện sự nhìn lại của giới lãnh đạo về con đường vô sản hóa toàn xã hội, không chỉ là sai lầm mà còn có những tác hại sâu xa lên con người Việt Nam trong nhiều thập niên qua. Chính vì nhìn ra vấn đế cốt lõi nói trên, những người lãnh đạo sau ông Đỗ Muời như các ông Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh cũng đã tiếp nối, coi vấn đề phát triển con người trở thành một chiến lược quan trọng, đưa giáo dục lên hàng quốc sách. Tất cả những nỗ lực nói trên, phản ảnh một ước mơ của đảng Cộng sản Việt Nam là đến năm 2020, Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á và con người Việt Nam có một vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới.


Nhìn lại tình hình đất nước trong 10 năm qua (1994-2004) cùng với những nỗ lực gia tăng phát triển đầu tư, xây dựng của đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta thấy có một khoảng cách rất lớn giữa thực tế phát triển với những mơ tưởng lý thuyết, trong việc thực hiện mục tiêu ’dân giàu nước mạnh’ của ông Đỗ Mười. Tuy đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chú trọng vào việc thay đổi nội dung giáo dục, quan tâm đến việc bồi dưỡng giới trẻ và nhất là xúc tiến mạnh mẽ chương trình xóa đói giảm nghèo qua sự yểm trợ của Liên Hiệp Quốc, nhưng kết quả thật khiêm nhường, nếu không muốn nói là dậm chân tại chỗ so với nhu cầu thăng tiến của người dân. Nếu vào năm 1984, trước khi bắt đầu chính sách đổi mới, Việt Nam bị xếp vào một trong 10 quốc gia nghèo đói nhất thế giới; thì vào năm 2004, căn cứ trên các chỉ tiêu kinh tế xã hội do Liên Hiệp Quốc công bố, Việt Nam vẫn thuộc diện các nước kém phát triển. Trong số 174 quốc gia trên thế giới, Việt Nam xếp thứ 147 về GNP trên đầu người, thứ 124 về mạng điện thoại, thứ 157 về tỷ lệ trẻ em suy dinh duõng, thứ 161 về sử dụng nước sạch, 162 về mạng internet v.v .. Tuy có đến 92% người biết chữ (đứng thứ 62) nhưng lại gần một nửa số thanh niên lại ở độ tuổi đi học vẫn không được cắp sách đến trường, sản xuất nông nghiệp vẫn còn thu hút đến 80% lực lượng lao động với các phương tiện thô sơ, trong một đời sống vật chất không khác gì mấy hồi thập niên 40, 50 của thế kỷ 20.

Những kết quả nói trên cho thấy là mục tiêu ’dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh’ mà ông Đỗ Mười đưa cách nay 10 năm đã không có chỉ dấu gì tiến bộ? Nguyên do chỉ vì cơ chế chòng chéo của đảng Cộng sản Việt Nam đã không cho phép họ thực hiện được những điều nêu ra trên lý thuyết. Với lề lối quản lý xã hội mang nặng tính tuyên truyền, làm lấy có để báo cáo và che dấu lẫn nhau, họ đã tự biến những ước mơ thành khẩu hiệu rồi hô hào chung chung, từ trung ương xuống địa phương, từ cơ quan này sang cơ quan khác … rồi thôi. Mặt khác, ngay cả đưa ra mục tiêu ’dân giàu nước mạnh’, chính trong nội bộ của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, đã không hiểu và quan tâm giống nhau, dù ngoài miệng họ phát biểu như những con vẹt. Cốt lõi của vấn đề là đảng Cộng sản Việt Nam đã không muốn dân giàu mà chỉ muốn đảng giàu. Nghĩa là họ rất sợ người dân làm ăn giàu có và phát triển hơn đảng, khiến quyền lực của họ bị thu hẹp, đây là căn bệnh chung của những chính quyền độc đảng độc tài.

Một thí dụ điển hình là Đảng Cộng sản Việt Nam thấy rõ sự thất bại của kinh tế tập trung và sự phá sản của doanh nghiệp nhà nước trong 10 năm ’tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa (1975-1985), thế mà khi chuyển sang cơ chế thị trường họ vẫn cố bám lấy chủ trương ’quốc doanh giữ nhiệm vụ chính trong sinh hoạt kinh tế’ tìm mọi cách chèn ép tư doanh. Chính sách này trong thực tế đã đưa đến sự hỗn loạn trong các hoạt động kinh doanh, chỉ có những kẻ có quyền thế, biết móc ngoặc là có điều kiện làm giàu. Thành phần này không chiếm tới 5% dân số nhưng lại có rất nhiều quyền lực, chiếm đoạt tài sản quốc gia và những nguồn tiền của nhà nước cấp phát cho các doanh nghiệp nhà nước để làm ăn riêng. Trong khi đó, những vay mượn từ các định chế tài chánh quốc tế để tu bổ hạ tầng cơ sở và trang thiết bị công nghiệp, nhưng có đến 30% ngân khoản vay mượn chạy vào túi riêng cán bộ, số còn lại thì giao cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư sai lầm hay hoang phí, kết quả là tiền vay dùng cho phát triển kinh tế không còn bao nhiêu.

Hậu quả công thức phát triển kinh tế với ’cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’, đã không những không thể vựt nền kinh tế Việt Nam ngóc đầu lên mà còn làm cản trở các chương trình phát triển khác, đó là y tế, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ như ông Đỗ Mười đã đề ra. Bởi vì ngân sách quốc gia đã bị xài hoang phí vào việc ’bao cấp’ để nuôi sống các doanh nghiệp nhà nước và những chương trình phát triển đầu voi đuôi chuột để nuôi tham nhũng, chính quyền không còn tiền tài trợ cho các kế hoạch chấn hưng về y tế, nâng cao phẩm chất giáo dục và bồi dưỡng thế hệ tương lai. Khi chính quyền không quan tâm thực sự vào đầu tư cho con người mà chỉ cố gắng mở cửa chiêu dụ đầu tư ngoại quốc với những khu công nghiệp chế xuất đồ sộ hay vay mượn tiền bạc từ các quốc gia để xây dựng đường xá, cầu cống một cách tráng lệ, thì những phát triển này chỉ phục vụ cho doanh nhân ngoại quốc, không đáp ứng gì cho mục tiêu ’dân giàu nước mạnh’.

Tóm lại, một xã hội công bằng, nhân ái, chỉ phát triển trong một quốc gia có thể chế chính trị dân chủ đích thực và muốn con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức thì thể chế đó phải tạo dựng bởi người dân và do người dân quy định lấy những cơ chế để bảo vệ ổn định xã hội và phát triển. Ngày nào mà đảng Cộngsản Việt Nam chưa nhìn ra nhu cầu này, tiếp tục mị dân với những khẩu hiệu ’nhà nước pháp quyền’, ’xã hội văn minh’, ’xóa đói giảm nghèo’ theo ’định hướng xã hội chủ nghĩa, thì chỉ làm cho đất nước Việt Nam càng tụt hậu so với sự tiến bộ của các nước trong vùng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.