DÂN HAY ĐẢNG CẦN BẦU QUỐC HỘI ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 71.3 kb

Chỉ còn mươi ngày nữa là tới ngày bầu Quốc Hội tại Việt Nam. Sau hàng loạt mánh khóe qua 5 bước hiệp thương và 3 kỳ hội nghị tuyển chọn để loại ra những người không do đảng cử, CSVN đã đưa ra danh sách chính thức 880 ứng cử viên để bầu 500 đại biểu Quốc Hội khóa 12. Thiết tưởng cũng nên xem lại quá trình chuẩn bị cuộc bầu cử, để thấy rõ chủ đích của đảng CSVN trong cuộc bầu cử này.

Trên mặt lý thuyết thì trước bầu cử 105 ngày, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa 11 đã ấn định ngày bầu cử Quốc Hội khóa 12 là ngày 20/05/2007. Ngoại trừ thời gian 10 ngày đầu dùng để thành lập ban bầu cử từ trung ương đến địa phương, 95 ngày còn lại chỉ dùng để thiết lập danh sách những người được mệnh danh là “ứng cử viên”. Danh sách này đã phải trải qua 3 kỳ hội nghị hiệp thương để gạn lọc, bao gồm tuyệt đại đa số là những người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương giới thiệu. Gọi cho đúng bản chất thì đây chính là những “đảng cử viên”. CSVN rêu rao đổi mới trong kỳ bầu cử Quốc Hội lần này và đã cho phép công dân được tự mình ứng cử, không qua sự giới thiệu của bất cứ cơ quan nào của đảng và Nhà Nước. Theo báo chí thì lúc đầu, danh sách ứng cử viên có trên 1.300 người, trong đó có 238 người tự ứng cử. Thực chất số người tự ứng cử đông hơn con số này; nhưng nhiều người đã bị áp lực của đảng và phải tút lui. Điển hình là ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên – Môi Trường và ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng Thể Thao đã bị cấp ủy đảng trực tiếp ra lệnh rút lui.

JPEG - 54.3 kb

Những người tự ứng cử mà đảng không thể áp lực được thì họ đã dùng cái trò gọi là “lấy ý kiến cử tri” tại nơi cư trú và tại cơ quan làm việc, để loại khỏi danh sách ứng cử viên. Gọi là lấy ý kiến cử tri, nhưng thực chất là một loại tòa án nhân dân theo kiểu cải cách ruộng đất khi xưa. Cái trò này không được ghi trong luật pháp. Nó là vở kịch do đảng CSVN bịa đặt ra để khống chế ứng cử viên không do đảng giới thiệu. Bản chất nó không là một tập thể cử tri đúng nghĩa. Nó bao gồm toàn tay chân, bộ hạ của đảng. Nếu ý kiến cử tri là lá phiếu thì cứ để cử tri bầu bằng lá phiếu của mình; cần gì cái trò xảo trá gọi là lấy ý kiến cử tri. Một trường hợp điển hình về vụ giàn dựng xảo trá của đảng trong trò hề này là trường hợp của ông Đỗ Viết Khoa, giáo viên ở Hà Tây, nổi tiếng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành giáo dục. Tại nơi cư trú, ông đã được 76% phiếu tín nhiệm của đồng bào trong vùng. Nhưng về chính cơ quan ông làm việc thì ông đã được 0% phiếu tín nhiệm của 62 đồng nghiệp. Vấn đề nêu ra là, hoặc ông giáo Khoa là một người cực kỳ xấu xa, không đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc Hội, hai là toàn bộ 62 người trong cái trò hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi ông làm việc đều là bọn tham nhũng, đều là những tên ăn cắp đội lốt mô phạm. Nhưng dù sao thì thầy giáo Khoa cũng không có cơ hội trở thành đại biểu Quốc Hội khóa 12.

Cũng trong các trò gian manh nhằm loại ứng cử viên, nếu đảng không áp lực được, hội nghị lấy ý kiến cử tri vẫn bỏ phiếu tín nhiệm thì CSVN còn một trò nữa là “thư tố cáo”. Ứng cử viên nào có thư tố cáo thuộc loại “ghép án, gán tội” thì kể như là hết hy vọng. Vì theo lý thuyết phải giao cho cơ quan chức năng điều tra hư thực. Nếu người ta biết là không có cơ quan điều tra nào của CSVN là độc lập, vô tư; nếu người ta cũng biết là có nhiều vụ điều tra hàng chục năm chưa ra manh mối thì điều tra kiểu cộng sản chỉ là nói diễu chơi. Trên nguyên tắc, những người bị thư tố cáo đều bị loại ra khỏi danh sách ứng cử viên.

JPEG - 95.1 kb

Với ba loại đòn phép ma quỷ trên đây, ở thời điểm 1 tháng trước ngày bầu cử, báo chí Nhà Nước cho biết, trong số 238 người tự ứng cử, có 38 người xin rút lui, 116 người có phiếu tín nhiệm dưới 50%, 3 người có đơn tố cáo… Những ứng “đảng cử viên” đều qua trót lọt. Như vậy sau 5 bước hiệp thương và 3 kỳ hội nghị tuyển chọn, danh sách chính thức gồm có 880 ứng cử viên, trong đó có 30 người tự ứng cử, tức 208 người bị loại. CSVN khoe có 143 người ngoài đảng, chiếm tỷ lệ gần 20%. Trước đó, CSVN đã ấn định tỷ lệ 10% ứng cử viên là người ngoài đảng. Nếu đem so sánh tỷ lệ 3 triệu đảng viên trên 83 triệu nhân dân Việt Nam ngoài đảng thì cái Quốc Hội với 10% người ngoài đảng không phải là cơ quan đại diện của nhân dân Việt Nam.

CSVN đã đầu tư nhiều nỗ lực, kể cả những mánh khóe điêu ngoa, gian trá để dựng lên 11 khóa Quốc Hội từ năm 1945 đến nay, chứng tỏ, họ cần rất cần có cái mã cộng hòa, dân chủ để lừa bịp nhân dân ta. Ngày nay, khi mở cửa và hội nhập với thế giới, họ còn cần có Quốc Hội nhiều hơn nữa để lừa bịp thế giới. CSVN giàn dựng để nhân dân bầu họ vào Quốc Hội. Nhưng đại đa số, tức là từ 70% đến 80% những người mệnh danh là đại biểu Quốc Hội sẽ không làm công việc đại diện dân trong Quốc Hội, bênh vực quyền lợi cho dân tại đon vị của mình; mà sẽ bước sang giữ các chức vị bộ trưởng, lãnh đạo nắm quyền cai trị nhân dân.

Qua tìm hiểu âm mưu đen tối trên đây của đảng CSVN, nhân dân ta không thấy có nhu cầu bầu ra cái Quốc Hội mang tính lừa bịp và chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của thiểu số 3 triệu đảng viên đảng CSVN mà thôi. Bằng lá phiếu bất hợp tác với đảng, nhân dân ta hãy nói lên tiếng nói phản đối của mình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.