Dân lên tiếng: Chất thải rắn chưa xử lý của Formosa được dùng san lấp mặt bằng*

Dự án mới ở Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh đang tiến hành san lấp mặt bằng với chất thải chưa xử lý của Nhà máy thép Formosa. Ảnh: RFA (do người dân cung cấp)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người dân Tổ dân phố Tây Yên, tỉnh Hà Tĩnh kêu cứu trên mạng về việc một dự án mới ở Khu kinh tế Vũng Áng đang tiến hành san lấp mặt bằng với chất thải của Nhà máy thép Formosa chưa qua xử lý.

Cụ thể, trong phần chia sẻ, người dân cho biết tại khu vực phía đông khu kinh tế Vũng Áng nằm cạnh trạm trộn bê tông Tâm Viết Hải, hoạt động thi công san lấp mặt bằng cho dự án mới đang được tiến hành. Theo nghi vấn ban đầu thì vật liệu san lấp mặt bằng là chất thải rắn từ nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh.

Người dân, đặc biệt những người đang sống tại Tổ dân phố Tây Yên gần sát dự án, tỏ ra lo ngại không biết chất thải đó đã được các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài nguyên- Môi trường lấy mẫu đối chứng để kiểm tra, phân tích chính xác và cho ra kết quả về mức độ nguy hại trước khi đưa vào sử dụng trong công trình hay chưa. Vì theo họ, nếu nền của dự án này được san lấp bằng chất thải không qua xử lý sẽ rất nguy hại đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, và hậu quả về lâu dài sẽ không lường trước được.

Đài Á Châu Tự Do có liên lạc với người dân Tây Yên để tìm hiểu rõ hơn về việc này và được anh TT., hiện đang sống tại xã Tây Yên và làm việc tại nhà máy Formosa, đồng thời cũng là người trực tiếp tiếp xúc với chất thải của công ty này cho biết sự việc như sau:

“Đây là một bãi đất trống, bây giờ san lấp mặt bằng cho một nhà máy ép gỗ sau này sẽ xây dựng ở đây. Hiện tại họ đang lấy chất thải trong Formosa, luyện cốc khi lò cao luyện thép lấy chì ra, cái đấy cực độc. Họ đem về lấp san mặt bằng. Chất thải đấy ở trong Formosa hiện tại đã chất đầy, trong Formosa không có bãi chứa nên họ muốn tuồn ra ngoài nên công ty ngoài này lợi dụng chất thải ấy vừa đem ra san lấp mặt bằng để vừa có tiền trong Formosa vừa có tiền của mặt bằng ở ngoài.”

Giải thích rõ hơn về chất thải tại Formosa, anh TT. cho biết khi chất thải mới ở trong lò luyện ra thì hôi nhưng khi đổ xuống, qua quá trình xe máy ủi qua để lấp mặt bằng thì không còn hôi nữa. Vẫn theo anh TT., dù chất thải không còn mùi tuy nhiên vẫn rất độc. Khi anh TT. làm phép thử tại khu vực mặt bằng vừa được san lấp ở Khu kinh tế Vũng Áng, kết quả cho thấy người dân đang lo ngại đúng:

“Khi sử dụng nam châm để thử thì nó hút lên tất cả các loại chất thải có chất sắt, các-bon rất nhiều.”

Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng vào hạ tuần tháng 7 vừa qua đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát làm chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Chúng tôi có liên lạc với Công ty An Việt Phát để hỏi rõ hơn về sự việc này thì nhận được từ chối:

“Em không trả lời qua điện thoại. Nếu ở đâu đến có văn bản, giấy tờ hay giới thiệu cơ quan nào đến thì em sẽ trả lời.”

Anh TT. cho biết người dân đã cầu cứu việc này lên các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức cũng như biện pháp hỗ trợ nào từ phía chức năng:

“Hiện tại bên chính quyền có người đã lên tiếng, chính quyền thôn Hậu cũng đã lên tiếng nhưng hầu như các chính quyền thôn, phường và thị xã bị công ty này cho tiền hay tiếp tay cho nó. Họ đổ mấy ngày hôm nay liên tục, dân đã phản ánh mà họ không có động thái nào. Hai ngày hôm nay anh em chúng tôi, thanh niên trong làng cảm thấy mối nguy hiểm nên lập một nhóm lên trên đấy chặn xe dừng lại không cho đổ. Buổi sáng chúng tôi lên làm việc họ dừng lại nhưng chiều lại làm tiếp.”

Trong những đoạn video được đăng tải và lan truyền trên mạng, công an phường, xã đã có mặt tại bãi san lấp nhưng họ vẫn không trả lời kiến nghị của người dân.

Chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Hồ Huy Thành, Giám Đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh để hỏi về sự việc chủ đầu tư một dự án ở khu kinh tế Vũng Áng tiến hành san lấp mặt bằng bằng chất thải của Nhà máy thép Formosa và được ông trả lời:

“Tôi không rõ lắm, để tôi kiểm tra lại xem. Có gì đăng ký làm việc ở cơ quan đi.”

Vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển hồi năm 2016 dẫn đến thảm họa môi trường khiến cá, hải sản chết hằng loạt dọc theo 4 tỉnh miền Trung tác động đến cuộc sống của người dân ven biển. Sau vụ việc, Fomrosa đã phải công khai xin lỗi và nộp 500 triệu đô la tiền bồi thường.

Vào tháng 5 vừa qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã kiến nghị Bộ Tài nguyên – Môi trường và các ban ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của nhà máy Formosa. Số liệu cụ thể được nêu ra là mỗi năm Formosa xả ra môi trường hơn 3 triệu 300 ngàn tấn chất thải rắn.

Người dân lo ngại khối chất thải đó sau khi chất đầy nhà máy, nay Formosa và công ty An Việt Phát ‘móc nối’ với nhau tuồn ra ngoài, gây nguy hại đến môi trường.

Trao đổi với RFA qua Facebook Messenger, một người dân Tây Yên hy vọng chính quyền cần nhanh chóng giải quyết vụ việc này:

“Việc này là khẩn cấp. Thế nhưng chính quyền và báo chí vẫn câm lặng. Nếu không ngăn chặn và nạo vét kịp thời thì hậu quả là quá khủng khiếp, ảnh hưởng đến tính mạng của hàng vạn người dân.”

Nguồn: RFA

* Tựa nguyên thủy: Dân kêu cứu khi chất thải Formosa được dùng san lấp mặt bằng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.