ô nhiễm môi trường

Khu vực dự án mỏ sắt Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: PanNature

Mỏ sắt Thạch Khê: Bài toán đố về môi trường?

Dự án Mỏ Sắt Thạch Khê vào năm 2017 đã bị dừng khai thác. Tuy nhiên, vào ngày 11/6/2022 Tập đoàn Than – Khoáng Sản Việt Nam TKV đã có đề xuất với chính phủ về việc tái khởi động dự án này.

Đất nước sẽ về đâu?

Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già. Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người giúp việc. Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý.

Các chuyên gia phản bác lập luận “cần xây thêm nhiệt điện than để bảo đảm năng lượng”

Thời gian gần đây, trong hàng loạt hội thảo liên quan đến phát triển năng lượng, đa số các chuyên gia đều cho rằng nhiệt điện than là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cần phải loại bỏ. Thế nhưng, trong Quy Hoạch Phát Triển Điện Lực Quốc Gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2045, hay còn được gọi là Quy Hoạch Điện VIII, nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 27% đến năm 2030 và 18% vào năm 2045!

Truyền thông nhà nước loan tin tổ chức NEF có trụ sở tại Anh công bố chỉ số HPI, trong đó xếp hạng Việt Nam là quốc gia hạnh phúc nhất đứng đầu Á Châu và hàng thứ 5 trên thế giới nhưng "phớt lờ" không nói rằng đó là bảng xếp hạng của 5 năm về trước, do NEF công bố năm 2016. Ảnh; Internet

Việt Nam là quốc gia hạnh phúc nhất Á Châu?

Các báo đài quốc doanh đang “hồ hởi” xưng tụng chỉ số HPI (năm 2016) xếp Việt Nam là quốc gia hạnh phúc hàng thứ 5 thế giới như một kết quả thần kỳ trong đất nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng chỉ số ấy chẳng những không làm cho người dân Việt Nam hạnh phúc hơn chút nào mà trái lại nó chỉ tô điểm thêm nét lừa dối hào nhoáng trên gương mặt đảng Cộng Sản Việt Nam.

Rác thải sinh hoạt dồn ứ ở nội đô do người dân chặn không cho xe chở rác vào đổ rác tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet

Thủ đô Hà Nội và bãi rác Nam Sơn

Do không chịu nổi mùi hôi thối, tối ngày 23/10 một lần nữa người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn đã phản ứng bằng cách phong tỏa hai bên đường không cho xe rác vào đổ rác ở bãi rác Nam Sơn. Không biết đây là lần thứ mấy người dân Nam Sơn, ngoại ô Hà Nội đã phải hành động cứng rắn như thế để bảo vệ môi trường sống của mình trước sự làm ngơ của chính quyền.

Bắt đầu từ ngày 29 Tháng Hai 2020, Vương quốc Luxemburg cung cấp phương tiện lưu thông công cộng miễn phí. Ảnh: DPA - FB Việt Tân edited

Dân Luxembourg được đi xe công cộng miễn phí

Bắt đầu từ hôm nay, 29 tháng Hai 2020, là quốc gia đầu tiên trên thế giới, Vương quốc Luxembourg miễn phí cho hầu như mọi phương tiện giao thông công cộng. Trừ toa thượng hạng (first class) và các chuyến xe khuya, người dân có thể dùng xe điện (metro) bất cứ lúc nào mà không cần bỏ ra xu nào. Cả du khách cũng được miễn phí.

Ông Bộ Trưởng Giao Thông François Bausch (đảng Xanh) hy vọng là dân chúng sẽ bớt dùng xe hơi và vì thế thành phố sẽ ít khói bụi, ô nhiễm hơn.

Dự án mới ở Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh đang tiến hành san lấp mặt bằng với chất thải chưa xử lý của Nhà máy thép Formosa. Ảnh: RFA (do người dân cung cấp)

Dân lên tiếng: Chất thải rắn chưa xử lý của Formosa được dùng san lấp mặt bằng*

Người dân, đặc biệt những người đang sống gần sát dự án, tỏ ra lo ngại không biết chất thải đó đã được các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài Nguyên- Môi Trường lấy mẫu đối chứng để kiểm tra, phân tích chính xác và cho ra kết quả về mức độ nguy hại trước khi đưa vào sử dụng trong công trình hay chưa. Vì theo họ, nếu nền của dự án này được san lấp bằng chất thải không qua xử lý sẽ rất nguy hại đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, và hậu quả về lâu dài sẽ không lường trước được.

Ô nhiễm ở các nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải, Trà Vinh

Ít ai biết rằng ở huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh mấy năm nay đang tràn ngập lao động người Trung Quốc không thua kém gì so khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện than nơi đây gây ra khiến đời sống cư dân địa phương khốn đốn cũng ít được biết đến… Liên quan dự án nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư ở ven biển Trà Vinh, người viết bài đi cùng với nhóm phóng viên tạp chí Shipping Times đã có mặt ở huyện Duyên Hải trong tuần lễ đầu tháng Mười Một, 2019…

Dữ liệu của AirVisual hôm 30/9/2019. Ảnh: VOA

AirVisual nói gì về cáo buộc ‘thao túng dữ liệu’ để bán hàng ở Việt Nam?

Bà Kelsey Duska, một đại diện của IQAir, cho biết thêm rằng IQAir là công ty công nghệ về chất lượng không khí với mục tiêu giúp các nước trên thế giới “hít thở không khí sạch hơn” thông qua việc cung cấp “thông tin, phối hợp và các giải pháp công nghệ”. Người đại diện này cho hay rằng tất cả các dữ liệu của AirVisual được thu thập từ các trạm theo dõi bụi PM2.5 (bụi siêu mịn) ở hiện trường của chính phủ hoặc thiết bị hoạt động độc lập. “Chúng tôi luôn cho hiển thị nguồn dữ liệu chất lượng không khí để minh bạch hóa và để dễ so sánh với dữ liệu gốc”, bà nói.

Không khí ô nhiễm khiến Hà Nội trở nên không hấp dẫn đối với người nước ngoài. Ảnh: Facebook Việt Tân

Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chất lượng không khí ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác tại Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm đến mức báo động. Tình hình tệ hơn khi có thành phần bụi mịn PM2.5 quá cao. Điều đáng trách là chính quyền gần như bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí. Họ khuyến cáo chậm chạp, thông tin đến người dân không đầy đủ về tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt là họ không đưa ra được kế hoạch cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm theo từng năm. Trong khi họ thu hàng trăm nghìn tỷ tiền thuế bảo vệ môi trường từ dân và các xí nghiệp.

Một nút giao thông thường xuyên ô nhiễm tại Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong

Bạn có thể làm gì để góp phần ngăn chặn khủng hoảng khí hậu?

… Chia sẻ thông tin với những người xung quanh, kể cả trẻ nhỏ, về các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, và khuyên họ cùng làm với mình những việc trên. Khích lệ những người lên tiếng và hành động vì môi trường và nếu có thể, thì trở thành một người như vậy. Và cuối cùng – mặc dù danh sách này có thể kéo dài thêm – là thúc đẩy, hay mạnh hơn là gây áp lực lên các chính trị gia, từ địa phương đến trung ương, để họ có các giải pháp vĩ mô nhằm giải quyết khủng hoảng.

"Tuần hành" khí hậu tại Nhà Thờ Lớn, Hà Nội ngày 27 tháng Chín, 2019. Ảnh: Fanpage Climate Strike HCM

Tuần hành khí hậu tại Việt Nam: Bị ngăn cản nhưng sẽ vẫn tiếp diễn?

Rõ ràng, sự tham gia của người dân, dù là trong vấn đề tưởng chừng ít tính chính trị như biến đổi khí hậu, vẫn là điều mà chính quyền không muốn, vì điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền phải chia sẻ quyền lực nhiều hơn với dân chúng, và từ đây các yếu tố cho một xã hội dân chủ sẽ đơm hoa. Tuy nhiên, mặc cho chính quyền ngăn cản, khủng hoảng khí hậu là một khủng hoảng mà chính quyền không thể giải quyết nếu thiếu sự tham gia của người dân.