ô nhiễm môi trường

Ảnh: Facebook Việt Tân

Chính quyền bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí khủng khiếp tại Hà Nội và Sài Gòn

Hàng chục triệu người dân Hà Nội và Sài Gòn đang phải hít thở bầu không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Đặc biệt, ô nhiễm không khí còn kèm theo bụi mịn. đang khiến người dân hàng ngày đối diện với nguy cơ bệnh tật. Loại bụi này lơ lửng trong không khí và có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch, đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này.

Sông Đồng Nai đang bị bức tử. Ảnh: Facebook Việt Tân

Sông Đồng Nai đang bị bức tử!

Điều đáng lo ngại nhất là sông Đồng Nai cũng chính là nơi tiếp nhận nước để xử lý nước sinh hoạt của các nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp, Bình An… Sau đó, các nhà máy nước này lại cung cấp nước cho gần 20 triệu dân khu vực Đông Nam Bộ. Rõ ràng những thứ hóa chất nguy hiểm đó đã và đang là những tác nhân đe dọa trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt sản xuất và nhất là ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của hàng triệu người dân.

Cháy công ty Rạng Đông: Chính quyền che giấu thông tin làm nhiều người bị nhiễm độc thuỷ ngân

Phản ứng chậm chạp và bất nhất của giới lãnh đạo trong suốt một tuần sau thảm họa khiến cho người dân càng thêm hoang mang và phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, rõ ràng các phe nhóm lãnh đạo khác nhau đang muốn bưng bít thông tin, nên mới có sự chậm trễ thông tin, và bất nhất, gây ra tác hại lớn cho người dân. Trước đó, khi vừa xảy ra vụ cháy, đã có 10 phóng viên tác nghiệp trong khu vực hỏa hoạn có những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.

Chuyên gia cảnh báo về nguy cơ dân cư Hạ Đình bị nhiễm độc thuỷ ngân

Việc nhanh chóng ban hành khuyến nghị của chính quyền địa phương phường Hạ Đình về nguy cơ độc hại sau vụ cháy ở nhà máy Công ty Rạng Đông, nhưng ngay sau đó lại thu hồi đã làm dấy lên sự hoang mang và nghi ngờ trong dư luận. Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Vũ, thuộc Viện Nghiên Cứu Ung Thư City of Hope, ở California, Hoa Kỳ nói ông rất bất ngờ khi nhà nước đã quyết định “thu hồi khuyến cáo” và nhà máy Rạng Đông đưa văn bản giải thích khẳng định không có nguy cơ nguy hại đến môi trường, đến sức khỏe người dân…

Nỗi lo Hán hoá – cả nước ung thư

Gần đây đã có nhiều thông tin báo động về tình trạng môi trường bị ô nhiễm do nhà máy Formosa Hà Tĩnh gây ra. Đặc biệt trên trang mạng xã hội của Người dân Kỳ Anh mới đây đã đăng thông tin: dân cư sống ngay cạnh nhà máy Formosa mới có vài năm, mà con số người bị bệnh ung thư gia tăng rõ rệt.

Người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh tuần hành phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa, 1/9/2016. Ảnh: VOA/mạng xã hội

Môi trường nào cho chúng ta?

Chất thải ở Formosa được tập kết và đưa lên Kỳ Lạc vào nửa đêm, đổ giữa hai hẻm núi và hiện tại, khối lượng của nó có thể lên đến hàng triệu mét khối chứ không còn là con số vài trăm ngàn như các bãi ven biển. Và chất thải ở bãi Kỳ Lạc là chất thải rắn, có mùi khét rất khó chịu, mỗi khi trời mưa, chất thải tự bốc khói, tỏa ra mùi hôi thối cả vùng rừng.

Formosa: Thủ phạm đã rành rành, đừng lòng vòng nữa!

Theo công văn của cảnh sát môi trường Hà Tĩnh, mỗi năm Formosa thải ra một khối lượng chất thải rắn là gần 4 triệu tấn. Thật quá sức khủng khiếp! Cứ đà này thì đất nước ta sẽ ra sao? Nhiều người đã đặt câu hỏi trách nhiệm này thuộc về ai. Câu hỏi kế tiếp và hiển nhiên là “bây giờ phải làm gì?”

30/4 - 44 năm nhìn lại!

44 năm nhìn lại 30 tháng 4 (1975-2019)

Việt Nam đang mất hướng đi, không biết sẽ tới đâu, tới nơi nào trong bản đồ văn minh của thế giới loài người. Một đất nước mà người ta gọi chính quyền không những tham lam, độc ác mà còn bệnh hoạn, khốn nạn; người dân không chỉ bị xem là dân trí thấp mà còn bị gọi là vô cảm, thờ ơ trước vận mệnh dân tộc và ngay cả vận mệnh của chính mình cũng như con cháu.

Biển đâu phải là cái bãi rác!

Vừa qua Bộ Tài Nguyên Môi Trường cấp phép cho Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm 15,3 triệu mét khối vật chất nạo vét cảng, đã dấy lên luồng dư luận bày tỏ lo ngại lượng bùn thải khổng lồ đó sẽ bức tử hệ sinh thái biển, và nguy cơ xảy ra “thảm họa môi trường.”

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chạy thử trước khi chính thức vận hành, tháng 10/2014. Ảnh: FB Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân

Hiểm họa từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

Nhà nước CSVN đang đi ngược xu hướng thời đại khi cấp phép xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, lại còn dễ dàng trao những dự án này cho TQ đầu tư ở những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Rõ ràng những yếu tố như lợi ích dân tộc không hề được xem trọng trong những tính toán của nhà cầm quyền.

Bình Định: Người dân tiếp tục phản đối nhà máy rác gây ô nhiễm

Một số người dân ở thôn Thiện Đức, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hôm 25/10 đã kéo lên nhà máy xử lý và chế biến rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Chế biến rác thải Duy Anh để phản đối hoạt động của nhà máy này vì tình trạng gây ô nhiễm.