AirVisual nói gì về cáo buộc ‘thao túng dữ liệu’ để bán hàng ở Việt Nam?

Dữ liệu của AirVisual hôm 30/9/2019. Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hãng IQAir, công ty sản xuất ứng dụng AirVisual, mới lên tiếng trước cáo buộc của một số Facebooker người Việt về việc “thao túng dữ liệu” ô nhiễm ở Hà Nội để bán các sản phẩm lọc không khí ở Việt Nam.

Khi được hỏi về ý kiến cho rằng thông tin của AirVisual không đáng tin cậy vì công ty còn bán các mặt hàng lọc không khí, bà Kelsey Duska, một đại diện của IQAir, nói: “Là một doanh nghiệp xã hội, các sản phẩm liên quan tới chất lượng không khí của chúng tôi mang lại kinh phí cho các dịch vụ miễn phí cho cộng đồng toàn cầu, trong đó có việc tổng hợp dữ liệu thời gian thực, dự báo chất lượng không khí bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các dịch vụ miễn phí liên quan tới Chỉ số Ô nhiễm Không khí và các nguồn lực mang tính giáo dục”.

Bà cho biết thêm rằng IQAir là công ty công nghệ về chất lượng không khí với mục tiêu giúp các nước trên thế giới “hít thở không khí sạch hơn” thông qua việc cung cấp “thông tin, phối hợp và các giải pháp công nghệ”.

Người đại diện này cho hay rằng tất cả các dữ liệu của AirVisual được thu thập từ các trạm theo dõi bụi PM2.5 (bụi siêu mịn) ở hiện trường của chính phủ hoặc thiết bị hoạt động độc lập.

“Chúng tôi luôn cho hiển thị nguồn dữ liệu chất lượng không khí để minh bạch hóa và để dễ so sánh với dữ liệu gốc”, bà nói, cho hay rằng bảng xếp hạng ô nhiễm không khí ở 90 thành phố lớn trên thế giới có mục đích “giúp nâng cao nhận thức” rằng “ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới tất cả chúng ta”.

“Đây là bảng xếp hạng theo giờ với thời gian thực ở những thành phố lớn đó. Trong khi Hà Nội có thể xuất hiện đầu bảng trong một giờ, thành phố này có thể ở gần cuối bảng một vài giờ sau đó”, bà Duska nói.

Trước khi IQAir đưa ra phản ứng trên, ông Vũ Khắc Ngọc, một giáo viên dạy hóa học ở Việt Nam, được cho là đã khai mào chiến dịch “tẩy chay” AirVisual vì điều ông nói là “trò lừa đảo” chuyện “Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới” để “bán hàng bằng sự sợ hãi”.

Nhà giáo này hôm 8/10 đã lên tiếng xin lỗi những người phát triển app theo dõi chất lượng không khí vì “đã có sự ngộ nhận về cách thức xếp hạng của AirVisual”.

Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, hiện IQAir đã có văn phòng đại diện ở cả Hà Nội và TP.HCM, cũng như đã triển khai một trang web bán các mặt hàng lọc không khí nhắm tới người Việt.

Trong thông cáo ra ngày 9/10, IQAir cho biết rằng nhờ sự hậu thuẫn của “hàng nghìn người Việt”, ứng dụng theo dõi ô nhiễm không khí AirVisual giờ có thể tiếp tục được tải xuống ở Việt Nam sau một thời gian bị gỡ vì điều hãng này nói là “cuộc tấn công có phối hợp”.

“Dù giảm, các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Chúng tôi đang theo dõi sát tình hình và cố gắng tiếp tục cung cấp dịch vụ ổn định”, thông cáo của hãng có trụ sở ở Thụy Sĩ viết, kêu gọi người dùng viết bình luận và đánh giá “ủng hộ” app AirVisual.

Một trang Facebook được cho là của ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, hôm 29/9 viết: “Ô nhiễm không khí ở Việt Nam là có thật và ở mức cao. Chúng ta cần có ngay biện pháp tổng thể để giảm ô nhiễm, nhưng tạo ra nỗi sợ hãi cho cả xã hội thì không nên. Những người bán máy lọc không khí càng không nên làm việc ấy”.

Nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức hồi đầu tháng Mười cũng phát đi “cảnh báo đỏ” về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP HCM, khuyến cáo công dân của mình về tác động đối với sức khỏe của họ.

Viễn Đông

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.