ô nhiễm không khí

Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng nhiệt điện than, đi ngược với xu thế thế giới. Trong ảnh, công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân ngày 23/2/2019. Ảnh: AFP

Quy hoạch điện VIII: Cần quyết sách sáng suốt để tránh rủi ro

Một số ý kiến cho rằng ban soạn thảo Quy Hoạch Điện 8 đã “khéo léo né tránh” dư luận phản đối phát triển nhiệt điện than bằng cách tập trung nhấn mạnh vào vấn đề công suất thay vì sản lượng, do đó tạo cảm giác tỷ trọng nhiệt điện than và năng lượng tái tạo trong quy hoạch là tương đương.

Trao đổi với RFA về vấn đề này, Tiến sĩ, chuyên gia năng lượng độc lập Ngô Đức Lâm, nguyên Cục Trưởng Cục An Toàn Kỹ Thuật và Môi Trường Công Nghiệp, Bộ Công Thương cho biết ông cũng đã từng có kiến nghị xoay quanh vấn đề này của Quy Hoạch Điện 8.

Đề nghị của Bộ Tài Nguyên - Môi Trường về thu phí rác thải sinh hoạt đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Internet

Tới thời đảng “ăn” cả rác

Bộ ngành nào cũng có lĩnh vực riêng để “ăn”, Bộ Tài Nguyên cũng là một bộ ngành có nguồn thu lớn từ đất đai, khoáng sản và bây giờ là …rác.  Không rõ, với đề nghị tính phí bảo vệ môi trường từng kilogram rác thải và từng m³ nước thải này, Bộ Trưởng Trần Hồng Hà bỏ túi được bao nhiêu cho Bộ TN-MT và cho riêng ông mỗi năm?

Mức độ ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng tệ hại.

Môi trường sống đang chết dần bởi bàn tay quan chức Cộng Sản

Sau hơn ba mươi năm, đất nước Việt Nam núp bóng dưới mỹ từ “đổi mới”, nhưng môi trường sống lại trở nên ngày một tồi tệ đến mức nguy hiểm đến cuộc sống và tính mạng người dân. Tình trạng ô nhiễm diễn ra khắp nơi, từ biển khơi tới rừng núi cao, từ hải đảo Phú Quốc đến thung lũng Tây Bắc. Câu nói cửa miệng của mọi người Việt Nam hiện nay là “mọi thứ đều bị ô nhiễm.”

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch HH Năng lượng VN đề nghị các tỉnh không nên phản đối các dự án nhiệt điện than. Ảnh: Zing - RFA edited

Ngược đời đề nghị của Chủ Tịch Hiệp Hội Năng Lượng VN: Không được phản đối nhiệt điện than!

Một số tỉnh phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương là đề nghị từ Chủ tịch Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị tổng kết ngành công thương hôm 27/12/2019 vừa qua.

Đề nghị được đưa ra vào khi yêu cầu giảm thiểu, hạn chế hoặc bỏ hẳn nhiệt điện than được nhắc lại một cách nghiêm túc hơn tại Hội Nghị COP25 về biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên Hiệp Quốc chủ trì diễn ra tại Chile vào tháng 12/2019.

Ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 15/10/2019. Ảnh chụp màn hình Zing News

Phạm Minh Hoàng: Nguyễn Phú Trọng “nổ mây đen và mặt trời” để che đậy thực trạng Việt Nam

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận định về câu nói của Tổng Bí Thư – Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng “mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Ông Phạm Minh Hoàng còn nói về vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam và tệ nạn tham nhũng, lợi ích nhóm trong ngành giáo dục.

Một cậu bé đeo khẩu trang chống ô nhiễm không khí. Ảnh: Shutterstock/Hung Chung Chih

Ô nhiễm không khí làm tổn hại não trẻ em

Báo cáo của UNICEF cũng cho biết nhiều nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ trực tiếp giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí và khả năng nhận thức, bao gồm giảm IQ, trí nhớ, điểm số ở trẻ em học đường, cũng như các vấn đề hành vi thần kinh khác. Ô nhiễm không khí cũng được chỉ ra là ảnh hưởng đến thai nhi. Các chất ô nhiễm không khí khi được phụ nữ mang thai hít vào có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến não đang phát triển của thai nhi, với các tác động tiềm tàng suốt đời.

Quang cảnh khu vực Cầu Giấy, Hà Nội mù mịt. Ảnh: Báo Nhà Đầu Tư

Sống hay đang tồn tại?

Một người Hà Nội từng học chung với tôi nói rằng mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo, cứ lo làm lo ăn quan tâm tới chính trị, ô nhiễm làm gì. Sau nhiều năm không gặp, tôi quay trở lại Hà Nội mới hay tin bạn mình bị mắc ung thư phổi và đã qua đời, bố mẹ bạn ấy cũng đi khắp nơi để chữa bệnh. Ung thư – chắc hẳn gần 20 năm trước nhiều người Việt còn lạ lẫm với căn bệnh này, nhưng giờ đây người chết như ngả rạ, đi đâu cũng thấy ung thư, báo đài đưa tin mỗi năm Việt Nam có gần 165.000 ca ung thư mới, nhưng tôi tin con số thực tế lớn hơn nhiều,…

Người dân khu đô thị Linh Đàm xếp hàng chờ lấy nước từ xe bồn kéo dài cả trăm mét chiều 13/10/2019. Ảnh: Cafef

Khổ như… dân Hà Nội: từ ô nhiễm không khí đến ô nhiễm nước

Sau khi ‘hấp thụ’ không khí ô nhiễm với lượng bụi mịn đạt ngưỡng cao, người dân thủ đô Hà Nội tiếp tục gặp vấn đề với nguồn nước máy… có mùi. Chất lượng sống đang bị tụt xuống nhanh chóng, và Hà Nội trở thành một Đà Lạt với sương mù dày đặc, và một vùng sâu, vùng xa, nơi chất lượng nước không đáp ứng được nhu cầu sử dụng được. ‘Thủ đô có bao giờ được như thế này chăng!’…

Dữ liệu của AirVisual hôm 30/9/2019. Ảnh: VOA

AirVisual nói gì về cáo buộc ‘thao túng dữ liệu’ để bán hàng ở Việt Nam?

Bà Kelsey Duska, một đại diện của IQAir, cho biết thêm rằng IQAir là công ty công nghệ về chất lượng không khí với mục tiêu giúp các nước trên thế giới “hít thở không khí sạch hơn” thông qua việc cung cấp “thông tin, phối hợp và các giải pháp công nghệ”. Người đại diện này cho hay rằng tất cả các dữ liệu của AirVisual được thu thập từ các trạm theo dõi bụi PM2.5 (bụi siêu mịn) ở hiện trường của chính phủ hoặc thiết bị hoạt động độc lập. “Chúng tôi luôn cho hiển thị nguồn dữ liệu chất lượng không khí để minh bạch hóa và để dễ so sánh với dữ liệu gốc”, bà nói.

Hà Nội chìm trong không khí ô nhiễm cuối tháng 9/2019. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images

Những cuộc thảo luận bị đánh cắp

Tình trạng ô nhiễm là có thật, mũi dùi cần nhắm tới là các cơ quan quản lý, các nhà máy xả thải, các hãng vận tải ngày đêm rải bụi, v.v. Ấy vậy nhưng mấy hôm nay, câu chuyện lại bị hai Facebooker nổi tiếng là Đỗ Cao Bảo và Vũ Khắc Ngọc lái sang một hướng hoàn toàn khác: cái ứng dụng AirVisual và cách đo đạc của nó, và chuyện liệu Hà Nội có phải thành phố ô nhiễm nhất thế giới hay không. Để rồi, sau cùng, làn sóng tẩy chay ứng dụng này nổi lên, khiến cho hãng cung cấp phải rút ứng dụng ra khỏi App Store…

“Nhóm lợi ích” huỷ hoại môi trường ở Việt Nam và tấn công AirVisual App

Các bạn trẻ trao đổi về vấn đề tại sao người dân ở Việt Nam không lên tiếng về biến đổi khí hậu, về ô nhiễm môi trường, trong khi tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã lên đến mức gây hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người. Phải chăng vì nhà nước sợ người dân tụ tập đông, sợ người dân lập hội nên đàn áp, bắt bỏ tù những người lên tiếng vì môi trường biển bị Formosa ô nhiễm, vì cây xanh bị chặt bỏ? Vì nhà máy, xí nghiệp là sân sau của các quan chức nhà nước nên họ không thực thi các luật về bảo vệ môi trường?

Ô nhiễm không khí ở một khu vực thuộc thủ đô Hà Nội. Ảnh: Dân Trí

Một dân tộc chết mòn

Người dân lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền phải có trách nhiệm trong việc điều hành, quản trị đất nước khiến cho ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho cả hiện tại và tương lai đất nước là điều hết sức cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta càng im lặng thì kẻ sát nhân thầm lặng càng siết chặt chúng ta vào trong khung gỗ tang tóc và chết chóc. Chúng ta đừng để chính chúng ta phải chết mòn chết héo trên chính hơi thở, chính mạch nước của chúng ta.