Ô nhiễm ở các nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải, Trà Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

So với các nhà máy nhiệt điện than ở Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận thường được báo chí và cộng đồng mạng xã hội nhắc tới về chuyện ô nhiễm, thì cũng những ông chủ Trung Quốc ấy trong các dự án nhiệt điện than ở Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh lại gần như ít được nhắc tới, mặc dù về ô nhiễm thì hệt nhau.

Tương tự như Formosa Hà Tĩnh, thể hiện trên thủ tục hành chính ban đầu về giấy phép, thì nhà máy nhiệt điện than ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh sử dụng công nghệ xỉ ướt, thế nhưng khi vận hành, giới am tường về công nghệ nói rằng đây là công nghệ xử lý xỉ khô.

Trà Vinh là tỉnh không có báo chí điện tử, nên…

Tin tức về tỉnh Trà Vinh trên mạng xã hội gần như ít ỏi. Kiên Giang và Trà Vinh là hai tỉnh không có báo điện tử riêng của địa phương, do đó tin tức về đời sống dân tình nơi đây ra sao cũng hiếm hoi xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông.

Ít ai biết rằng ở huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh mấy năm nay đang tràn ngập lao động người Trung Quốc không thua kém gì so khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện than nơi đây gây ra khiến đời sống cư dân địa phương khốn đốn cũng ít được biết đến; mặc dù đã có lúc người đứng đầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh là một chính khách quyền uy: nguyên bộ trưởng, nguyên phó thủ tướng, nguyên chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam – Nguyễn Thiện Nhân.

Nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải cũng xả thải qua đường ống ngầm chôn sâu dưới biển hệt Formosa Hà Tĩnh.

Riêng dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3 được đánh giá là dự án nhiệt điện đốt than lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ vốn vay cho dự án là từ Trung Quốc. Ở dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3, theo số liệu của Công ty China Chengda Engineering, thì họ được chính quyền tỉnh Trà Vinh chấp nhận việc có trên 2.100 người lao động từ Trung Quốc đến làm việc tại công trình Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3.

Cảng than lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long cũng được xây dựng tại Duyên Hải để phục vụ cho những tàu biển chở than đá từ Trung Quốc sang bán cho các nhà máy nhiệt điện than nơi đây.

Môi trường sinh thái cửa biển Định An bị đe dọa

Trung tâm Điện lực Duyên Hải có 4 nhà máy nhiệt điện gồm Duyên Hải 1, 2, 3 và 3 mở rộng, tổng công suất khoảng 4.498 MW. Trong đó, nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 và 3 đang hoạt động, nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng đang giai đoạn vận hành thử, nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2 đang thi công xây dựng.

Theo tài liệu của UBND tỉnh Trà Vinh cung cấp cho báo chí, dù các dự án thực hiện cơ bản theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nhưng Trung tâm Điện lực Duyên Hải vẫn gây ô nhiễm khói bụi, rác thải sinh hoạt, tình trạng ngập úng làm ảnh hưởng hộ dân khu vực các xã Dân Thành, Duyên Hải, Đông Hải của huyện Duyên Hải.

Việc ô nhiễm từ cảng than, bụi phát tán từ kho chứa than và bãi xỉ, bụi phát tán đã ảnh hưởng đến sản xuất muối của diêm dân.

UBND tỉnh Trà Vinh nhận định khi trung tâm này vận hành cùng lúc 4 nhà máy nhiệt điện than theo công nghệ Trung Quốc, sẽ tạo vùng bị ảnh hưởng do phát tán các chất ô nhiễm không khí như khói bụi, SO2… từ các ống khói nhà máy với mức độ lan xa có bán kính từ 3 đến 5 cây số tùy thuộc vào hướng gió trong năm.

Xét về báo cáo ĐTM của 4 dự án nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Duyên Hải, tổng lượng than sử dụng cho các nhà máy ước tính khoảng 38.784 tấn/ngày, tổng lượng tro xỉ than phát sinh toàn trung tâm khoảng 7.048 tấn/ngày. Chuyện bụi than từ bãi xỉ, khu vực chứa than, khu vực nhập than sẽ phát tán, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe người dân.

Nhu cầu sử dụng nước làm mát và xả nước thải, lưu lượng xả nước làm mát của toàn trung tâm rất lớn, khoảng 4.838.400 m³/ngày, nhiệt độ nước thải trung bình từ 32,03 đến 35,13°C.

Nước thải giải nhiệt của 4 nhà máy sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh tại khu vực xung quanh dự án, gây ảnh hưởng lâu dài. Đặc biệt, hệ thống xử lý nước thải không xử lý tốt, hoặc xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường biển. Formosa Hà Tĩnh là bài học nhãn tiền cho môi trường cửa biển Định An đang bị đe dọa từ các dự án nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc tại Duyên Hải, Trà Vinh.

Lao động Trung Quốc: Những Trọng Thủy của Tập Cận Bình?

Liên quan dự án nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư ở ven biển Trà Vinh, người viết bài đi cùng với nhóm phóng viên tạp chí Shipping Times đã có mặt ở huyện Duyên Hải trong tuần lễ đầu tháng Mười Một, 2019, để tìm câu trả lời từ hồ sơ tố cáo của bạn đọc: Tàu chở than đá từ Trung Quốc sang đây, còn cho ‘quá giang’ những lao động, mà có nguồn tin rằng đó là những đe dọa của Trọng Thủy thời Tập Cận Bình?

Có đến tận nơi mới thấy rằng cứ ra đường là gặp Trung Quốc. Một viên chức của xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải cho hay chỉ mới phạm vi cấp xã nông thôn thôi mà nơi đây đã đầy những chủ nhân ông Trung Quốc.

Những tấm bảng hiệu có chữ Trung Quốc chiếm tới 90% ở khu nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Ảnh: Dân Trí
Những tấm bảng hiệu có chữ Trung Quốc chiếm tới 90% ở khu nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Ảnh: Dân Trí

Những tên tuổi cụ thể đó, chỉ  kể riêng tại ấp Mù U đã là vô số: China State Construction Port Engineering Group Corp, Ltd, đại diện pháp luật: Jiang Juncai; Công ty TNHH Công trình cơ điện Kerui Quảng Tây, đại diện pháp luật: Zhou Hai Bo; Công ty TNHH công trình nhiệt điện Quảng Đông, thuộc tập đoàn xây dựng năng lượng Trung Quốc, đại diện pháp luật: Zhang Deng Ke; Công ty công trình móng công nghiệp hạt nhân Quế Lâm, đại diện pháp luật: Huang Bailin; Công ty TNHH lắp đặt thiết bị công nghệ Tập đoàn Xây dựng Maoming, đại diện pháp luật: Wang Chuan Man; China Energy Engineering Group Northwest Power Construction Engineering Co., Ltd, đại diện pháp luật: Yuan Tao; China Railway 17th Bureau Group Co., Ltd., đại diện pháp luật: Niu Jian; Powerchina Nuclear Engineering Company Ltd., đại diện pháp luật: Ma Ji; Janakuasa Việt Nam, đại diện pháp luật: Ti Chee Liang;…

“Vừa rồi đã có cuộc diễn tập chống biểu tình tại Duyên Hải. Chúng tôi luôn ý thức đang có rất nhiều những Trọng Thủy đang cài cắm nơi đây…”. Viên chức ở xã Dân Thành kể và ông cho xem đoạn clip mà ông quay lại hình ảnh của cuộc diễn tập đó…

Ông cũng cho xem mấy tấm hình chụp về chuyện ‘mua vui’ của người Trung Quốc tại các tiệm “hớt tóc – mát xa thanh nữ” ở Duyên Hải…

Trúc Giang

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.