’Dân phải trả trăm loại lệ phí’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài gửi tới Diễn đàn BBC

Nói ra chắc chắn những người Việt đang sống ở nước ngoài phải giật nảy mình bởi ngoài các loại thuế ra còn tới 357 khoản phí và 75 khoản lệ phí mà dân Việt Nam đang oằn lưng gánh chịu.

Phí và lệ phí này được tổ chức thu trên phạm vi cả nước từ năm 2002 đến nay, trong đó thẩm quyền quyết định của trung ương 393 khoản, phân cấp thẩm quyền quyết định định cho địa phương 39 khoản.

JPEG - 32.5 kb
’Người dân giật mình vì có quá nhiều các khoản phí và lệ phí’

Trên thực tế từ hồi nào đến giờ ở những vùng nông thôn như quê tôi, dân cứ thấy chính quyền địa phương báo dân đóng thì đóng chứ chẳng mấy người tìm hiểu nó là những thứ phí, lệ phí gì.

Nhưng mới chiều 11/4/2014, tại phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí trong 12 năm thực hiện Pháp lệnh này trước Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội được phát lên truyền hình người dân mới giật mình vì quá ư là nhiều các khoản phí và lệ phí.

Dài dòng lệ phí

Bạn đọc không tin sao? Kể hết các khoản thì nó dài dòng quá, xin chỉ đưa một số phí, lệ phí mà các hộ gia đình ở quê tôi năm nào cũng phải đóng để làm tin, gồm: Thuỷ lợi phí. Phí kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật. Phí xây dựng. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất. Phí kiểm dịch động vật, thực vật. Phí kiểm nghiệm chất lượng động vật, thực vật. Phí kiểm tra vệ sinh thú y. Phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản… Ấy trời đất ơi, riêng các loại phí người dân nông thôn thuộc thành phần bần cùng nhất của các ngành nghề khác trong xã hội kê ra đã muốn mỏi tay chứ chưa nói tới các lĩnh vực khác.

Thêm nữa, ở các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã còn bày ra lắm trò thu phí và lệ phí… chẳng giống ai, đơn cử phí đăng ký khai sinh; phí bản sao giấy khai sinh; phí đăng ký kết hôn; phí đăng ký khai tử; phí chứng thực hồ sơ đi học; phí chứng thực hồ sơ đi làm; phí đăng ký hộ khẩu thường trú; phí xác nhận hộ khẩu; phí cắt chuyển khẩu; phí cấp đổi sổ hộ khẩu vì thay đổi địa giới hành chính; phí xác nhận hộ tịch; phí cấp giấy chứng minh nhân dân; phí đăng ký tạm trú, tạm vắng…

Mỗi các khoản phí này phí thấp nhất cũng 10.000 đồng, cao nhất lên đến vài ba trăm ngàn, có khi đến cả triệu đồng như phí xây dựng, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất…

Có một điều là tất cả những người đóng các phí này đều không nhận được biên lai, có chăng nữa thì là cái hóa đơn thu tiền có đóng dấu treo (đóng ở góc trái) của ủy ban xã hoặc ủy ban huyện mà thôi.

Rồi các loại phí ở các lĩnh vực khác như: Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng bốn loại. Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư tám loại. Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải 13 loại. Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc bốn loại. Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội bốn loại. Phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo hai loại. Phí thuộc lĩnh vực y tế tám loại…

Pháp lệnh phí và lệ phí có quy định là: Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu phí, lệ phí nhưng lại được phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân cùng cấp xem xét số tiền thu ‘theo tình hình thực tế của địa phương’ rồi trình lên.

Như vậy, tùy theo nhận định của từng cấp đơn vị hành chính mà mỗi nơi sẽ quy định các loại phí theo các cách khác nhau khiến cho việc quyết định loại phí; mức phí; cách thức tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng không đồng bộ, chồng chéo lên nhau.

Dân than ‘đau hơn cả là phí đường bộ’, mỗi xe điện, xe gắn máy, xe du lịch, xe khách, xe tải… ngoài việc đóng phí bắt buộc hàng năm với từng loại xe, song bất kỳ loại xe nào hễ đi qua trạm thu phí đều phải mua vé qua trạm theo quy định, ít là 10.000 đồng, nhiều lên tới 50-80 ngàn đồng.

Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biêt chỉ thu phí những đoạn đường thuộc diện đường BOT.

Tìm hiểu mãi mới được biết: BOT là tên viết tắt của Built-Operation-Transfer, có nghĩa Xây dựng -Vận hành – Chuyển giao. Rõ ràng hơn là Chính Phủ kêu gọi các công ty, nhà thầu bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước sở tại.

Vậy thì ở Việt nam rất ít những tỉnh lộ, quốc lộ được xây dựng 100% vốn của nhà nước mà hầu hết thuộc diện đường BOT, sau khi khai thác vận hành chưa kịp bàn giao cho Nhà nước thì đường đã hư hỏng thì hết đời cha đến đời con, đời cháu cứ phải còng lưng đóng phí đường dài dài.

Nguồn: BBC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.