Ðảng Còn Tồn Tại Được Bao Lâu Nữa?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

ÐCSVN đã nương tay trên mọi phương diện, ngoại trừ chính trị.
Có thể đây là điều kế tiếp?

JPEG - 49.5 kb

Một hàng người dài hàng trăm thước, đa số là người Việt nhưng cũng có vài người ngoại quốc, lê từng bước chân vào lăng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, họ được hướng dẫn bởi những người lính gác trong đồng phục màu trắng và mũ kết lưỡi trai. Tất cả cùng yên lặng nối đuôi theo nhau vào một căn phòng nơi có thi hài của vị lãnh tụ cách mạng nằm trong một lồng kiếng sáng choang, mỗi người lính bảo vệ đứng ở một góc, bộ râu màu muối tiêu trải dài trên cái áo chẽn màu đen của xác ướp. Những người lính bảo vệ chỉ dẫn bọn trẻ vào một lối đi bên cạnh lồng kiếng. Như thế này để cho chúng có một vị trí quan sát tốt nhất về “Bác Hồ vinh quang”, một người đã có tầm nhìn xây dựng đất nước với “đạo đức mẫu mực” mà chúng sẽ được giáo dục để tôn thờ từ lớp mẫu giáo đến bậc đại học.

Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã ôm chầm lấy nguyên tắc và chiều hướng phát triển của nền kinh tế thị trường –các cơ quan Liên Hiệp Quốc nói thế, nhưng khi nói về chính trị thì họ lại quay về cái ngôn ngữ của thời kỳ chiến tranh lạnh, cứng đơ và bó chặt như xác của lão già đang nằm kia. Các phiên họp đảng vẫn thông qua các tuyên bố như “giai cấp công nhân là thành phần lãnh đạo cách mạng”, và “đảng ta là thành phần tiên phong trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nếu “thế lực thù địch” nào mà thắc mắc về sự độc quyền của đảng trong việc nắm giữ quyền lực, thì “chúng là bọn khủng bố”, mặc dù giới lãnh đạo có mềm mỏng trong chủ trương thay đổi.

JPEG - 67.3 kb

Những tấm bảng quảng cáo to lớn dùng cho việc tuyên truyền trên các cánh đồng lúa, dọc theo các đường quốc lộ, cho thấy giống như là họ được bày kế bởi các chuyên gia kế toán của chủ nghĩa Mác Lê nin. Một tấm bảng được đọc thấy hàng chữ, “Tổ chức, cá nhân nộp thuế là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và ngân sách quốc gia”.

Từ lúc khởi đầu của chính sách cải cách “đổi mới” cách đây 22 năm, có một sự thay đổi rất đáng kể tại Việt Nam, hầu hết tất cả để hướng về phía tốt hơn. Ðáng chú ý nhất, là mọi người được tự do thoải mái làm kinh tế, hoặc mở ra một doanh nghiệp riêng, hoặc lựa chọn một trong nhiều ngành nghề khác nhau về cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Họ có thể đi ra ngoại quốc và được tích cực khuyến khích gởi con cái vào các trường đại học nước ngoài, và càng ngày càng có nhiều người có khả năng làm cả hai thứ. Nhiều người có thể bắt được các đài truyền hình và phát thanh từ ngoại quốc, và truy cập vào các trang web nước ngoài.

JPEG - 37.7 kb
Hồ Chí Minh, một tai họa cho tuổi thơ Việt Nam.

Nhưng ngay cả khi nhà nước để yên cho một số lớn các ảnh hưởng thâm nhập vào từ bên ngoài, họ vẫn cố giữ độc quyền kiểm soát tất cả mọi thứ về chính trị văn hóa. Nhiều trường đại học ngoại quốc được khuyến khích để xây dựng trường sở tại Việt Nam, nhưng một thông tư chính thức được đưa ra mới đây quy định rằng họ phải dạy “tư tưởng Hồ Chí Minh” cho tất cả các sinh viên Việt Nam. Các nhà sách tràn ngập các dịch phẩm của các tác giả từ Mẹ Teresa đến Jackie Collins, nhưng dưới một nghị định năm 2004 thì các diễn viên không được nhuộm tóc hoặc xuất hiện trọc đầu trên sân khấu.

Vẫn còn rất khó để mà biết những gì đã tạo ra những điều này vì sinh hoạt trong nội bộ của giới lãnh đạo đảng vẫn còn bí mật như từ trước tới giờ. Tại Trung cộng, Hồ Cẩm Ðào rõ ràng là một lãnh tụ tối cao, phối hợp giữa nhiệm vụ của một chủ tịch nước, tổng bí thư đảng và quân uỷ trung ương. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, được lãnh đạo bởi một nhóm tay ba không ai trội hơn ai: Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư đảng; Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước; và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Không một cá nhân nào được ca tụng ngoại trừ “Bác Hồ” đã quá cố.

Vài nhà ngoại giao và chuyên gia nước ngoài ở Hà Nội nghĩ rằng chính ông Dũng là người đang liên tục lèo lái công cuộc mở rộng tự do kinh tế; những người khác thì cho là toàn bộ giới lãnh đạo đảng đang thúc đẩy việc cải cách, tương phản lại với một nhà nước còn quan liêu ngần ngại. Ðiều rõ ràng là trong vấn đề tự do cá nhân, thì những kẻ thận trọng trong việc mở rộng tự do kinh tế đang nắm phần hơn. Chế độ CSVN đã bớt việc bách hại tôn giáo, mặc dù nhiều nhà sư Phật giáo, linh mục Công giáo và các tín đồ Cao đài, Hòa hảo… vẫn bị bắt giữ vì các sinh hoạt chính trị, tôn giáo. Các viên chức cao cấp nhà nước bây giờ ca ngợi sự đóng góp tích cực của tôn giáo vào xã hội, nhưng vẫn nhất định xen vào việc chỉ định các chức vụ trong hàng giáo phẩm.

Truyền thông báo chí vẫn còn bị đảng kiểm soát chặt chẽ, nhưng những phê bình hợp lý về các chính sách của nhà nước, thí dụ như việc giải quyết tình trạng lạm phát, hiện giờ thì được cho phép. Một nghiên cứu mới đây về báo chí Việt Nam của Catherine McKinley, một cựu phóng viên của Dow Jones, đã tìm thấy nhiều tay chủ bút và phóng viên trẻ muốn đất nước được điều hành tốt hơn. Một số viên chức cán bộ cao cấp bị tố cáo tham nhũng và truy tố.

Giới lãnh đạo đảng biết rất rõ sự chán ghét của quần chúng đối với tình trạng cán bộ đảng viên tham nhũng, đây là một sự đe dọa rất lớn đối với việc tiếp tục nắm giữ quyền lực của họ. Nhưng theo nghiên cứu của cô McKinley thì không biết những điều kiện rộng rãi ban phát cho báo chí có phải thật sự là để tỏ thái độ “không khoan nhượng đối với nạn tham nhũng” mà các lãnh tụ đang kể lể hay không. Thí dụ như một chủ bút được chỉ thị phải chấm dứt việc tường thuật về một vụ xì-căng-đan trong bộ giao thông vận tải nếu sự tường thuật đó “vượt qua khỏi phạm vi của bộ”. Mặc dù nhà cầm quyền cho phép báo chí được phát hiện các vụ tham ô nhũng lạm từ khi có “đổi mới”, nhưng hai thập niên sau guồng máy chính quyền vẫn không lấy gì làm sạch sẽ hơn.

Hệ thống luật pháp thì lộn xộn và không tin cậy được, thậm chí cả Ngân hàng Thế giới cũng bày tỏ sự lo ngại của họ về những khiếu nại tranh chấp hoặc bất đồng dân sự có thể bị truy tố về tội hình sự. Những trường hợp này thường xảy ra khi một bên là doanh nghiệp nhà nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong bản báo cáo nhân quyền thường niên phổ biến hồi tháng 3/08 đã đưa ra những quan tâm về việc ÐCSVN tiếp tục có ảnh hưởng đến việc chỉ định các quan toà. Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định rằng họ không giam giữ bất cứ tù nhân chính trị nào, mặc dù có một số người bất đồng chính kiến bị kết án tù chỉ vì họ không làm gì hơn là kêu gọi cho dân chủ. Nhưng so sánh với Hoa Lục thì Việt Nam vẫn còn nhẹ tay hơn, Trung cộng có một thành tích xử dụng toà án như một công cụ chính trị để đàn áp các thành phần đối lập và đối xử với các nhà bất đồng chính kiến rất tàn bạo.

Một nhà ngoại giao từng làm việc ở cả Hoa Lục lẫn Việt Nam ghi nhận 2 điều chính yếu khác nhau giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Ở Hoa Lục, thành phần cách mạng lão thành đã chết gần hết, và các lãnh tụ của đảng bị xa rời thực tế vì một lớp dày đặc các thành phần cán bộ đảng viên nặng đầu óc quan liêu và hay bợ đỡ. Trong khi đó ở Việt Nam, tầng lớp cán bộ cách mạng của thời kỳ chiến tranh trong thập niên 1950s đến thập niên 70s vẫn còn đó, nắm giữ các chức vụ trong nhà nước, doanh nghiệp, giáo dục và các ban ngành khác. Tiếp tục những liên hệ xã hội với các “anh hùng cách mạng” này làm cho giới lãnh đạo dễ xúc cảm hơn với những lo âu của quần chúng. Nếu quả đúng như vậy thì khi có những căng thẳng xảy ra như vụ biểu tình tại Quảng trường Thiên an môn, thì những căng thẳng này sẽ được phát hiện và giải quyết sớm sủa, và ít có khả năng xảy ra một vụ đàn áp kiểu Trung cộng.

Vậy thì đảng đang đi về đâu? Khi nhà nước trở nên kém quan trọng hơn một chủ nhân ông và một người cung cấp hàng hóa dịch vụ, thì đảng cũng chẳng có thớ gì, nhất là ở trong các thành phố, ngoại trừ khi có ai đó húc đầu vào đảng. Người dân vẫn còn sợ hãi đảng, mặc dù chế độ đã tương đối dễ dãi hơn trước. Người Việt rất ngần ngại nói chuyện về đảng, ngay cả khi họ đang sống ở hải ngoại, vì sợ sẽ làm cho thân nhân ở Việt Nam bị gặp khó dễ. Họ lo ngại rằng nếu họ nói ra điều không đúng với ý của đảng thì sẽ bị truy tố và bỏ tù về các tội danh bịa đặt. Một doanh nhân Việt Nam được mời trả lời phỏng vấn cho bài viết này, đã tỏ vẻ bối rối khó chịu khi được hỏi về các tổ chức đảng là một điều bắt buộc phải có trong các doanh nghiệp, ngay cả doanh nghiệp tư nhân. Một người khác thì làm bộ là không biết gì về chuyện này, nhưng sau đó đã nhìn nhận là có khi bị hỏi tới.

JPEG - 68.6 kb

Trong khi Việt Nam tiếp tục mở rộng nền kinh tế cho các doanh nghiệp và để đáp ứng Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) của Liên Hiệp Quốc trong công tác xoá đói giảm nghèo, thì cả những nhà đầu tư lẫn các cơ quan đa quốc gia đều muốn làm giảm đi tầm quan trọng của bàn tay sắt bọc nhung của đảng. Không có một cuộc khảo sát đáng tin cậy nào để thử tìm hiểu xem quần chúng đang nghĩ gì về tình hình chính trị của đất nước. Gần nhất có lẽ là cuộc thăm dò mới đây của TNS và các cơ quan liên hệ, cho thấy thành phần dân số trẻ trung của Việt Nam có thái độ lạc quan nhất Á Châu. Ðiều này có vẻ ủng hộ cho những quan điểm cho rằng quần chúng, mặc dù là có ác cảm nhưng vẫn ghi nhận công trạng của đảng đã thống nhất và xây dựng đất nước, và vừa qua, đã làm tăng mức sống của người dân. Nhưng nạn tham nhũng lan tràn và bất công xã hội ngày càng gia tăng đã làm lu mờ đi quan điểm này. Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới ghi nhận rằng các doanh nghiệp lớn có đủ điều kiện để hối lộ, nhưng hầu hết mọi người dân đều cảm thấy rất khó khăn để kiếm tiền. Ðây là một trở ngại trong nền kinh tế làm đảo nghịch lại sự gia tăng mới đây của mức sống, khiến cho quần chúng có thể quay lại chống đảng. Hoặc là họ sẽ làm quen với tự do kinh tế và tìm hiểu thêm về đời sống tại các quốc gia khác giàu có hơn, tự do hơn, rồi cũng khao khát thèm muốn có thêm tự do chính trị. Không giống như người dân ở các nước khác trong khu vực, như Thái Lan chẳng hạn, thì người Việt Nam không phải tất cả đều dễ bảo. Một ngày nào đó, khi đã chán ngấy rồi thì họ sẽ không còn sợ hãi nữa và đứng lên dẹp bỏ đảng.

Một nữ sinh viên đại học nói rằng thế hệ của cô ta chỉ “thích làm ăn, chứ không thích chính trị” và không có gì gọi là kính nể tôn trọng những kẻ đang cầm quyền. Cũng giống như một vài người Việt từ hải ngoại trở về, cô cảm thấy rằng nhà nước sẽ phải mở rộng sự thay đổi vào một ngày nào đó. Một linh mục Công giáo nói rằng ai cũng muốn có thay đổi ngay bây giờ, nhưng vì bị chiến tranh làm khổ sở quá nhiều, họ trở thành những người yêu chuộng hòa bình và đành phải “bằng lòng” với nhà nước hiện tại.

Trong hai năm vừa qua, có một tia sáng le lói của phong trào dân chủ xuất hiện. Khi ÐCSVN tổ chức đại hội lần thứ 10 vào tháng 4/2006, thì một tổ chức đối lập mới xuất hiện gọi là Khối 8406 với một bản “tuyên ngôn tự do dân chủ”. Một đảng phái chính trị của người Việt lưu vong, Việt Tân, đang đưa người về quốc nội để tuyển mộ đảng viên và vận động để có một sự thay đổi, và nhiều người đã bị giam giữ hoặc trục xuất. Khi ông Hoàng Minh Chính, một lãnh tụ của một đảng phái khác, Ðảng Dân chủ Việt Nam, và đồng thời là một thành viên sáng lập của Khối 8406, qua đời vào tháng 2/08, thì hàng trăm dân oan và nhà tranh đấu đã đến đưa đám tang của ông ở Hà Nội.

JPEG - 56.8 kb

Vì bỏ ra quá nhiều nỗ lực để tạo cho Việt Nam có một tư thế chỉnh tề trên trường quốc tế, giới lãnh đạo đảng có thể sẽ cảm thấy khó khăn không biết phải phản ứng như thế nào nếu phong trào dân chủ còn non trẻ bắt đầu tìm được đà đi tới. Liệu họ có ra lệnh cho quân đội bắn vào dân chúng nếu có một sự kiện như vụ biểu tình Thiên An Môn xảy ra không? Và liệu quân đội có tuân lệnh hay không? Cho tới bây giờ thì tất cả mọi sự mà đảng đã làm là cho phép có vài cuộc tranh luận về việc có nên bỏ chữ “cộng sản” trong danh xưng của đảng và trở thành đảng Lao động hay một đảng nào đó.

Ông David Koh một chuyên gia về Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề Ðông Nam Á của Singapore nói rằng vài mức độ tự do chính trị đang được xem xét, tuy nhiên không nhiều lắm như các nước phương Tây hằng mong muốn. Ông Koh cho rằng sẽ có thay đổi từ trong ra một khi sự thay đổi đó không thể nào lãng tránh được. Ông cũng trích dẫn một câu tục ngữ của Việt Nam “nước đến chân mới nhảy”.

Ðảng CSVN, cho là họ có 3,2 triệu đảng viên, nhưng vẫn tuyển mộ thêm từ các học sinh xuất sắc nhất ở bậc trung học, theo một học sinh cho biết, nhưng những học sinh vào đảng thường bị ghen ghét bởi bạn đồng môn vì những đặc quyền mà họ được hưởng. Có lẽ động cơ thúc đẩy phần lớn các học sinh vào đảng vì lòng mong muốn có một liên hệ chính trị để dùng cho việc tiến thân hơn là để phục vụ đất nước. Sự hiểm nguy mà Việt Nam có thể sẽ vướng phải giống như vài nước Ðông Nam Á khác là, người dân bị dính chặt vào cái bẫy chỉ có lợi tức trung bình mà họ đang cố gắng hết sức để tránh, bị khổ sở bởi giai cấp thượng lưu chèn ép bóc lột, một nhà nước điều hành yếu kém, một chủ nghĩa tư bản thân hữu – là nơi các thành công kinh tế không phải từ tài năng mà là do có ô dù che chở- và một nền dân chủ giả hiệu.

Nhưng may mắn là có 2 mô hình khá hấp dẫn gần bên. Ở cả Ðài Loan lẫn Nam Hàn, là hai nước có chế độ độc tài do một đảng cầm quyền trong cuối thập niên 1980s, nhưng đã từng bước bắt tay vào việc tự do hoá chính trị. Nền chính trị tại hai nước này có thể không được bằng phẳng lắm, nhưng sự chuyển đổi dân chủ giúp họ phát triển được một nền kinh tế thịnh vượng, có kỹ thuật cao, và đây là cái mà Việt Nam cần.

Một cách có thể làm được đang trở nên rõ ràng. Các cuộc bầu cử quốc hội đôi khi cũng có những ứng cử viên không phải là đảng viên. Cho phép người ngoài đảng được ra ứng cử là bước tích cực đầu tiên.

Như giới lãnh đạo Việt Nam đang tìm ra, điều hành một nền kinh tế thị trường đầy sức sống thì khó khăn nhiều hơn là điều hành một nền kinh tế chỉ đạo còi cọc. Câu hỏi được đặt ra là liệu họ có chấp nhận rằng, một nền kinh tế thị trường đạt được nhiều hiệu quả nhất khi cũng có một thị trường tự do cho chính trị, như trong trường hợp của hầu hết tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới hay không.

Bây giờ vấn đề thấy có vẻ quá lạc quan. Nhưng nếu ÐCS có thể tạo ra một nước Việt Nam đoàn kết, phồn vinh và cuối cùng, tự do dân chủ, thì họ chắc chắn sẽ được người dân tán thành tại các thùng phiếu bầu cử.

Minh Phong
(phỏng theo The Economist)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.