Đảng Việt Tân Tham Dự Hội Nghị Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập Công Đoàn Đoàn Kết Tại Ba Lan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 37.5 kb

Đánh dấu 25 năm ngày ra đời của Công Đoàn Đoàn Kết, một lực lượng đấu tranh của công nhân Ba Lan đã làm sụp đổ toàn thể chế độ Cộng sản sau đó 9 năm (1980 – 1989), cả nước Ba Lan tưng bừng sống trong 1 tuần lễ sinh hoạt, với những cuộc hội thảo, mít tinh, với sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng. Trong số các sinh hoạt này đã diễn ra một cuộc hội thảo với chủ đề “Solidarity Twenty-five Years on lessons in the Struggle for Freedom” vào ngày 30/8/2005 tại thành phố Gdansk, nơi diễn ra buổi lễ ký kết sự công khai hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết cách nay 25 năm.

Hội nghị này được thành hình với sự phối hợp của các tổ chức đã từng góp phần vào tiến trình dân chủ hóa Ba Lan như National Endowment for Democracy (NED), Freedom House, American Enterprise Institute (AEI), National Democratic Institute (NDI), International Republican Institute (IRI), Lech Walesa Institute, Radio Free Europe / Radio Liberty, The German Marshall Fund of the United States (GMF).

Cách nay 25 năm, ngày 31/8/1980, khi phong trào đấu tranh bùng nổ tại xưởng đóng tàu Lenin, chính quyền CS Ba Lan đã ký kết với phong trào đối lập, cho phép người công nhân được quyền tuyển chọn một cách dân chủ người đại diện cho mình trong nghiệp đoàn công nhân. Ảnh hưởng bởi những tư tưởng công giáo và dân chủ, cuộc nổi dậy ôn hòa không đổ máu của Công Đoàn Đoàn Kết và chiến thắng sau đó với sự ủng hộ của nhiều giới chính trị, ngay tại Ba Lan và sau đó là các nước Đông Âu đã làm cho sụp đổ chế độ Cộng Sản.

- Làm thế nào để ứng dụng bài học dân chủ hóa của Ba Lan vào những phong trào dân chủ trên toàn thế giới hiện nay?
- Làm thế nào những người đấu tranh cho tự do hôm qua trở thành những lãnh tụ chính trị?
- Những sai lầm nào họ đã phạm phải và họ làm thế nào để tránh khỏi?

Trên đây là chủ đề của hội nghị với sự tham dự của nhiều nhóm đấu tranh cho dân chủ trên thế giới và nhiều định chế quốc tế đã hỗ trợ cho những công cuộc đấu tranh này.

Hội nghị bắt đầu với lời phát biểu của ông Lech Walesa nhắc lại ngày ký kết lịch sử này với những chiến thắng sau đó từng bước của công đoàn để đi đến thành công sau cùng là ngày cách mạng nhung tại Ba Lan vào năm 1990.

Tiếp theo, ông Peter Ackerman, giám đốc Board of Trustees của Freedom House đã trình bày đề tài “Công Đoàn Đoàn Kết nói gì với thế giới” với hai phim tài liệu mang tên “A Force More Powerful”“Bringing Down a Dictator” của Steve York.

Kế đến, ông Dan Fried, Thứ trưởng đặc trách Âu châu thuộc bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói về Vai trò của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ cho công cuộc dân chủ hóa các nước.

Sau đó Hội nghị đã diễn ra với 8 chủ đề:

- Chủ đề 1: Serbia và Ukraine: những chất liệu của thành công
- Chủ đề 2: Nga và Belarus, làm thế nào để thay đổi đường hướng
- Chủ đề 3: Bắc Hàn, Trung quốc, Việt Nam: tiếp tục sống trong ngục tù
- Chủ đề 4: Miến Điện: Tinh thần Orwell
- Chủ đề 5: Dân chủ hóa tại Trung Đông
- Chủ đề 6: Cổ võ cho sự cải cách tại Cuba
- Chủ đề 7: Những chuẩn bị cho chính quyền
- Chủ đề 8: Xây dựng khối đa số bền vững

Trong phần dành cho Á châu, cựu tù nhân Kang Cheol – HWan đã tố cáo sự chà đạp nhân quyền của Bắc Hàn; về phần Trung quốc, ông Harry Wu đã hiện diện, kể lại nhà tù Lao Gai ở Trung Quốc với những hình ảnh cay nghiệt của cảnh đời tù nhân và sự tàn ác của chế độ ngục tù của Trung Cộng. Riêng phần Việt Nam, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, đại diện Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, đã trình bày những thách đố cũng như nguyện vọng của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam hiện nay, và đề nghị những phương pháp tiến hành công cuộc dân chủ hóa Việt Nam, với sức mạnh của dân tộc Việt Nam là chính cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới, và nhất là Ba Lan để học hỏi những kinh nghiệm để tiến hành cuộc cách mạng dân chủ đến thành công và giữ vững nền dân chủ về sau.

Hội nghị đã bế mạc vào lúc 18 giờ và kết thúc chương trình bằng một bữa cơm thân mật dành cho tất cả các tham dự viên. Tại đây, ông Pawel Adamowick, thị trưởng thành phố Gdansk và ông Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn An ninh Quốc gia đã đưa ra cái nhìn của ông về hướng chiến lược trong việc hỗ trợ tích cực cho dân chủ.


Nguyên văn bài phát biểu của TS Trần Diệu Chân, đại diện Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng tại Hội Nghị Kỷ Niệm 25 Năm Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, Tổ chức tại Gdansk, Poland 30-8-2005

JPEG - 35.3 kb

Xin cảm ơn quý vị đã dành cho tôi cơ hội tham gia hội nghị lịch sử này, đánh dấu 25 năm biến cố trọng đại của Phong trào Đoàn kết. Tôi đến đây với tư cách đại diện cho đảng Việt Tân, một đảng có thành viên tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Sứ mạng của đảng Việt Tân là thiết lập thể chế dân chủ và canh tân Việt Nam bằng những phương cách bất bạo động. Tôi muốn chia xẻ với các bạn những khó khăn thử thách cũng như triển vọng mà đảng Việt Tân nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung đang phải đối phó.

Kinh nghiệm Ba Lan và Đông Âu đã cung cấp nhiều bài học cho cả lực lượng dân chủ tại Việt Nam lẫn những người cầm quyền cộng sản. Ngày nay, [với những bài học kinh nghiệm đó] người cộng sản chặn trước những dự tính của những thành phần mà họ gọi là “phản động” trong nước với mức thô bạo cao hơn nhiều; cùng lúc, họ cũng tinh ranh hơn nhiều trong việc che đậy những bàn tay sắt của họ trước cộng đồng nhân loại. Về phía những lực lượng dân chủ, chúng tôi nhận ra sự quan trọng của tôn giáo trong vai trò vực dậy tinh thần của một dân tộc. Tôn giáo cũng nhắc chúng tôi nhân phẩm và danh dự con người là những giá trị đáng xả thân đấu tranh để giành lại. Chúng tôi cũng học được rằng việc xây dựng một xã hội dân sự là con đường rất then chốt để tước bỏ vũ khí và sau cùng làm tan loãng toàn bộ chế độ độc tài.

Về mặt chính trị, Việt Nam ngày nay có nhiều điểm tương đồng với Ba Lan hồi thập niên 1980. Dưới bàn tay của một đảng cộng sản nhất định nắm giữ độc quyền cai trị, tất cả mọi hội đoàn độc lập đều bị cấm ngặt. Vì vậy, những phong trào dân chủ phải hoạt động bí mật, trong tình trạng có thể bị bức bách bất cứ lúc nào, hoặc phải nằm tại nước ngoài. Vào tháng 9, 2004 đảng Việt Tân quyết định ra công khai để trình bày chương trình cương lĩnh chính trị của mình tới nhân dân Việt Nam. Mấy tháng trước đây, một đảng chính trị khác, có tên là đảng Dân chủ Nhân dân, cũng công khai lên tiếng lầu đầu tiên. Nhiều cá nhân khác tại Việt Nam cũng đang công khai thảo luận về việc thành lập những nhóm độc lập để thúc đẩy những thay đổi theo khuynh hướng dân chủ. Những nỗ lực nầy không phải vì chế độ nới lỏng dễ dãi hơn mà có, nhưng đến từ sự quyết tâm chung [của các nhà dân chủ] phải vượt qua sợ hãi để hành xử đúng với các quyền tự do lập hội, tự do tư tưởng, để truyền bá tư tưởng về một nước Việt Nam tự do, dân chủ.

Trong chiều hướng nầy, các tổ chức tôn giáo đã gia tăng đòi hỏi quyền được thờ phượng đúng theo ước nguyện của từng tôn giáo. Mọi tín hữu Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, và Phật Giáo Hoà Hảo đều lên tiếng yêu cầu chấm dứt sự can thiệp của nhà cầm quyền và đòi lại quyền tự điều hành trọn vẹn của từng giáo hội. Trong một giới hạn nào đó, xem ra các tôn giáo là những dấu tích duy nhất còn lại của một xã hội dân sự từng hiện diện tại Việt Nam. Tất cả những tổ chức quần chúng được phép hoạt động khác, kể cả công đoàn, đều phải đăng ký với Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Như thế, bài toán đầu tiên cho phong trào dân chủ Việt Nam là làm sao khởi động được nỗ lực xây dựng xã hội dân sự. Trong xã hội đó mỗi công dân bình thường đều có quyền lên tiếng phê bình và có quyền chọn lựa giải pháp trước những vấn đề liên quan đến đòi sống của mình. Cũng trong xã hội đó công dân có thể thành lập những hội đoàn tự trị để cổ động và bảo vệ quyền lợi chung của nhóm mình. Tuy nhiên, muốn cho một xã hội dân sự hiện hữu, những hội đoàn tự trị này phải có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình trong cả phạm vi chính trị lẫn trong xã hội nói chung.

Để bảo vệ quyền lợi của mình một cách hữu hiệu, người dân Việt Nam phải được tự do trình bày quan điểm của mình. Những nhà dân chủ Việt Nam đã vượt qua chính sách độc quyền truyền thông của Nhà Nước bằng cách phát hành những tờ báo chui, hay đúng hơn là những tờ báo trong không gian điện toán. Nhờ vào mạng Internet, các bài xã luận được phổ biến khắp nước và trao đổi cả với thế giới bên ngoài. Mặc dù nhà cầm quyền ra sức truy lùng trong lãnh vực này và kết án tù lâu năm cho vô số người viết hoặc tán phát các “báo chui điện tử”, nhưng những tiến bộ về công nghệ thông tin ngày càng soi mòn bức màn tre đã một thời che phủ Việt Nam. Khả năng theo dõi những diễn biến bên ngoài lãnh thổ Việt Nam càng ngày càng tăng nhờ mạng Internet và những chương trình phát thanh quốc tế cung cấp những góc nhìn khác với quan điểm chính thức của nhà cầm quyền. Vì vậy, bài toán thứ hai cho phong trào dân chủ Việt Nam là làm sao gia tăng khối lượng thông tin vào trong nước và bảo đảm an toàn cho những người can đảm dám nói lên quan điểm của mình.

Đối diện với những bài toán nầy, đảng Việt Tân dự kiến việc hiện thực hóa những thay đổi dân chủ cho Việt Nam ra sao?

Dĩ nhiên không thể trông chờ vào những hành động tự thay đổi của đảng Cộng Sản. Chưa hề có nhà độc tài nào tự ý từ bỏ quyền lực, những kẻ độc tài tại Việt Nam cũng chẳng khác gì. Thay đổi chỉ xảy ra khi phong trào dân chủ tạo được số lượng đáng kể và các hội đoàn tự trị nổi lên ngày một nhiều. Sau hết, những hội đoàn biệt lập nầy sẽ kết hợp lại thành một liên minh dân tộc, có khả năng phá vỡ nguyên trạng và khởi động tiến trình chuyển đổi sang dân chủ. Nhịp độ chuyển tiếp dân chủ nhanh hay chậm tùy thuộc vào khả năng hoạt động của những đoàn thể độc lập và sức mạnh của liên minh dân tộc.

Có hai điều kiện căn bản áp dụng cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam. Thứ nhất, sự thay đổi phải nhờ vào sức mạnh toàn dân, nghĩa là nó phải là giải pháp do người Việt Nam quyết định để phục vụ cho dân tộc Việt Nam. Thứ hai, sự thay đổi phải được thực hiện bằng các phương thức bất bạo động. Trước một chế độ có trong tay công cụ bạo lực là quân đội và công an, phong trào dân chủ Việt Nam phải nắm bắt ưu thế bằng những phương cách đấu tranh chính trị.

Cộng Đồng Thế giới có thể đóng vai trò nào để ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam?

Mặc dù những thay đổi tại Việt Nam phải do chính người trong nước chủ động thực hiện, giống như tại Ba Lan, cộng đồng thế giới vẫn có vai trò rất quan trọng trong việc hổ trợ cho tiến trình thiết lập dân chủ tại Việt Nam, vì một nước Việt Nam tự do và ổn định đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Sự quan tâm và áp lực của thế giới là những yếu tố vô cùng quan trọng để bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. [Thế giới] cần cho Hà nội hiểu rằng hành động bức bách công dân mặc dù họ chỉ bày tỏ quan điểm trong ôn hòa là việc làm không thể chấp nhận được trong thế giới văn minh và sẽ bị trừng phạt. Ngoài ra, [thế giới] cũng có thể giúp mở rộng xã hội dân sự tại Việt Nam bằng cách ủng hộ những hoạt động của các đoàn thể độc lập, kể cả quyền phải được hiện hữu; Cung cấp những phương tiện huấn luyện hay tài chánh cho những tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam. Tóm tắt lại, chúng tôi kêu gọi cộng đồng thế giới xây dựng một mối quan hệ sâu đậm và lâu dài với dân tộc Việt Nam.

Thưa quý vị.

Nếu thắng lợi của dân chủ tại Ba Lan đã đóng góp rất lớn lao vào nền an ninh Âu châu, thì sự thành tựu của dân chủ tại Việt Nam cũng sẽ đóng góp như vậy vào nền an ninh và phát triển tại Á châu. Đối với tất cả đảng viên Việt Tân, dân chủ hoá là một bước bắt buộc phải đạt được trước khi có thể thực hiện mục tiêu tối hậu của chúng tôi. Mục đích tối hậu đó là canh tân Việt Nam, chấm dứt sự băng hoại nền tảng xã hội và giá trị đạo đức, chấm dứt những bất công xã hội đã hằn sâu lên dân chúng Việt Nam ở mọi tầng lớp. Nói một cách đơn giản, mục đích tối hậu của chúng tôi là làm đúng lại những điều sai trái đã kéo dài quá lâu trên một đất nước đầy đau thương và khốn khổ.

Giấc mơ của chúng tôi không phải 30 ngàn mà là không còn một trẻ thơ Việt Nam nào bị bán vào nhà thổ ở nước láng giềng Cambodia. Giấc mơ của chúng tôi là không còn một thiếu nữ Việt Nam nào bị bán đấu giá trên eBay như một món hàng. Giấc mơ của chúng tôi là không còn những thiếu nữ nghèo đói phải lấy chồng ngoại quốc, để rồi sau đó mới biết rằng mình trở thành những nô lệ tình dục. Nạn buôn người đã kéo dài nhiều năm nầy phải bị chặn đứng. Và giấc mơ của chúng tôi là không một công dân nào còn bị bức bách chỉ vì sống theo tín ngưỡng của mình như trường hợp những người tín đồ Tin lành Mennonite tại Tây nguyên.

Vào thập niên 1980, có bao nhiêu người dám nghĩ rằng chỉ trong vài năm Ba Lan sẽ trở thành một nước dân chủ đầy sức sống, một biểu tượng thống nhất của Âu châu chứ không còn là lằn ranh chia cắt của quá khứ? Chúng tôi, phong trào dân chủ Việt Nam, tin tưởng rằng Việt Nam, dù là một quốc gia bị ràng buộc bởi chiến tranh, độc tài, và tụt hậu, rồi cũng sẽ lên được vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới tự do.

Cảm ơn sự liên kết và hỗ trợ của các bạn!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.