“Đảo chính” trước thềm đại hội 13

Cả hai trường hợp Nguyễn Văn Nên và Chu Ngọc Anh, đều thấy có bóng dáng lờ mờ phía sau của ngài đương kim Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đã có một thỏa thuận nào giữa “liên minh” mới hình thành này?
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Chính Trị CSVN đã chỉ định Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng Nguyễn Văn Nên “giới thiệu bầu làm bí thư thành ủy” thành Hồ nhiệm kỳ tới, thay thế cho ông Nguyễn Thiện Nhân, sau khi đã “cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện” như lời bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với báo giới hôm 11 tháng Mười, trước thời điểm diễn ra đại hội đảng bộ thành Hồ ít ngày.

Diễn biến này khiến dư luận bất ngờ vì ông Nguyễn Thiện Nhân trước nay chưa “dính” vào scandal nào và là người được đánh giá là có trình độ, học vấn cao nhất trong hàng ngũ lãnh đạo của CSVN. Ông Nhân cũng được coi là “nhân tố phù hợp” cho sự thỏa hiệp giữa hai phe “Bắc cộng” và “Nam cộng,” sau khi ông Đinh La Thăng đã thành “củi đốt lò” vào năm 2017.

Việc Nguyễn Văn Nên thay thế vị trí bí thư thành Hồ chỉ là vấn đề thủ tục “bầu bán” đại hội, đảm bảo “đúng qui trình” mà thôi, Không rõ, sau đại hội, ông Nhân sẽ đi đâu, về đâu? Chắc ông ta sẽ trở lại trung ương nhận một chức “hữu danh, vô thực,” đợi về hưu?

Dù sao thì người Saigon cũng đã được biết lời hứa của một “thiện nhân” vô năng như thế nào. Nói cho khách quan, thì việc thay thế “củi” Đinh La Thăng giữa nhiệm kỳ, một mình trơ trọi giữa chốn toàn “anh hai, anh ba Nam bộ,” kể cũng là một thế khó xử đối với một người thiếu cá tính và quyền biến như ông Nhân.

Trong khi đó, nhân vật Nguyễn Văn Nên xuất thân từ một cựu công an trước khi “cưỡi ngựa xem hoa” ở vị trí bí thư Tây Ninh trong thời gian 10 tháng (từ tháng Chín, 2010 đến tháng Bảy, 2011). Sau đó, ông ta được đưa về TW, lần lượt nắm giữ các vị trí phó Ban Tuyên Giáo TW, phó trưởng Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên và bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ vào năm 2013 theo đề nghị của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Năm 2016, ông Nên được bổ nhiệm sang làm chánh văn phòng TW đảng. Với chuyên môn là cảnh sát hình sự cũng giống như Nguyễn Đức Chung và bằng tại chức cử nhân luật, khó có thể nói Nguyễn Văn Nên là một nhân sự phù hợp cho vị trí đứng đầu cho một đô thị lớn và là trung tâm kinh tế trọng điểm số 1 của cả nước như thành Hồ.

Việc thay thế vị trí bí thư thành Hồ bằng một cựu sỹ quan công an nguời miền Nam chứ không phải là “người miền Bắc, có lý luận” cho thấy phe “Nam cộng” đang dần chiếm lại ưu thế và tác động quyết định của Bộ Côn An. Nếu để so sánh, thì đây là một bước lùi về “chất lượng” nhân sự và sự trở lại khuynh hướng “cát cứ quyền lực” theo vùng miền. Đồng thời, đối với trường hợp Nguyễn Văn Nên được “chỉ định,” còn cho thấy sự trở lại quyền lực của ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sau thời gian khá dài làm “người tử tế.”

Được biết, ông con trai “cựu thủ tướng” là Nguyễn Thanh Nghị, sau “kỳ nghỉ dưỡng” ở đảo ngọc Phú Quốc với chức bí thư tỉnh Kiên Giang, đã được đưa về lại Bộ Xây Dựng làm thứ trưởng và “cơ cấu” làm bộ trưởng sau đại hội, để lại một Phú Quốc nát bét về qui hoạch, sai phạm trong quản lý đất đai gây thất thoát hơn 2.000 tỷ đồng.

Như vậy, trong một thời gian rất ngắn, hai vị trí là chủ tịch thành phố Hà Nội và bí thư thành Hồ đều được “chỉ định” bởi Bộ Chính Trị đương nhiệm CSVN vào phút thứ 90, trước đại hội cấp ủy ở hai thành phố quan trọng nhất. Đó là kết quả của hàng loạt những cuộc thanh trừng, tảo phạt “gió tanh, mưa máu” khốc liệt, đằng sau những cuộc họp hành, biểu quyết tẻ nhạt mang tính hình thức của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Có thể nói, đã có một cuộc “đảo chính” theo đúng nghĩa đen ở Hà Nội khi Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt tống giam, khởi tố ngay trước thời gian diễn ra đại hội thành phố. Nguyễn Đức Chung là “kid” cuối cùng trong danh sách “Lê Đức Anh’s Kids” đã có một kết cục bi thảm. Nhiều khả năng, ông Chung cũng sẽ mắc “bệnh lạ” giống như Trần Đại Quang hoặc “ung thư” như Trần Bắc Hà. Trong khi đó, những kẻ tội lỗi tày trời như Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân vẫn ung dung hưởng lạc. Một cuộc dàn xếp bằng hàng tạ dollar giữa phe Tô Lâm và Lê Thanh Hải đã hoàn tất êm xuôi. Sau kỳ đại hội đảng bộ thành Hồ, bao nhiêu oan khuất thấu trời, nước mắt và máu của người dân ở Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng sẽ …trôi sạch ra sông Saigon!

Nhân vật được lựa chọn ngồi vào “ghế nóng” là Bộ Trưởng Khoa Học và Công Nghệ Chu Ngọc Anh, một “tư lệnh ngành” gần như “vô hình” trong thời gian phụ trách Bộ  Khoa Học và Công Nghệ nhiệm kỳ 2016-2020. Trước đó, ông ta cũng từng “tham quan trải nghiệm” vị trí “phó bí thư, chủ tịch UBND” ở tỉnh nghèo trung du Phú Thọ trong quãng thời gian 1 năm 4 tháng (5/2013 – 9/2015).

Cả hai nhân vật Nguyễn Văn Nên và Chu Ngọc Anh đều là những nhân vật công chúng rất ít biết tới. Cả hai đều có con đường quan lộ “thần tốc” và có một thời gian ngắn nắm giữ cái vị trí “bí thư, chủ tịch” của một tỉnh thành nào đó để “hợp thức hóa” lý lịch. Cả hai đều hoàn toàn không có một thành tích nào nổi bật.

Dù việc chỉ đạo xới lại vụ án Nhật Cường trước thềm đại hội để hạ bệ Nguyễn Đức Chung là của ông Tổng Tịch, xong việc giới thiệu và “chỉ định” Chu Ngọc Anh làm chủ tịch Hà Nội thì khó có thể cho rằng đây là lựa chọn của ông ta. Đừng nói là “chỉ định” Nguyễn Văn Nên – một người cũ của đồng chí X – thay thế Nguyễn Thiện Nhân nắm giữ “kho tiền, kho gạo” là thành Hồ, càng không thể là chủ kiến của Nguyễn Phú Trọng. Vậy điều gì đang diễn ra? Ai đang thực sự chỉ đạo “đại hội đảng các cấp lần thứ 13?”

Tại sao, chỉ trong thời gian ngắn, có một cú ngược dòng lớn khi phe công an ủng hộ những “nhân tố” nằm ngoài dự tính của “người lái đò vĩ đại?”

Theo tin thời sự mới nhất báo chí trong nước đồng loạt đưa tin “Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham gia chỉ đạo đại hội đảng bộ Bộ Công An” diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Mười. Đây có thể nói là một động thái rất lạ vì trước nay, ông Tổng Tịch Nguyễn Phú Trọng là người ngồi vào cái ghế “thường vụ Bộ Công An” để “nắm” trong tay “thanh bảo kiếm” của đảng. Đại hội đảng bộ Bộ Công An, sao lại có ông Nguyễn Xuân Phúc tham gia “chỉ đạo?”

Trong buổi kỷ niệm thành lập “Ban Kinh Tế TW” gần đây, người ta cũng thấy ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và chính thức phát biểu. Tuy nội dung phát biểu vô thưởng, vô phạt xong vì lâu nay ông Dũng dường như đã “an phận” nơi đảo ngọc Phú Quốc sau khi đã thúc thủ trước ông Tổng Tịch ở kỳ đại hội trước, nên sự xuất hiện và phát ngôn của ông khiến không ít người quan tâm tới.

Mà kể cũng lạ, trước đây, khi lần lượt tất cả các vây cánh cũ của ông đều trở thành “củi nhóm lò,” ông chưa bao giờ lên tiếng. Người con trai út Nguyễn Minh Triết ở Đoàn Thanh Niên Bình Định bị mất chức, ông cũng nhẫn nhịn. Khi thanh tra chính phủ khui ra hàng loạt sai phạm đất đai ở “đất phong” Kiên Giang do con trai Nguyễn Thanh Nghị làm bí thư, bị đề nghị “khiển trách kỷ luật,” ông cũng không xuất đầu lộ diện. Giờ sự kiện tầm phào kỷ niệm ngày thành lập “cái kho phơi củi” là Ban Kinh Tế TW của ông Trọng, ông Dũng lại xuất hiện phát biểu công khai. Quả là điều lạ lùng. Chỉ vài hôm sau đó, quyết định nhân sự mới ở thành Hồ là Nguyễn Văn Nên đã được Bộ Chính Trị “chỉ định” thay thế cho Nguyễn Thiện Nhân nhiệm kỳ tới.

Cả hai trường hợp Nguyễn Văn Nên và Chu Ngọc Anh, đều thấy có bóng dáng lờ mờ phía sau của ngài đương kim Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đã có một thỏa thuận nào giữa “liên minh” mới hình thành này?

Vai trò mờ nhạt của phe quân đội “4 Không” và ông bộ trưởng quốc phòng “gà mái” Ngô Xuân Lịch không thể đóng vai trò nào quyết định trong kỳ đại hội sắp tới. Với hai chiến thắng quan trọng ở thành Hồ và thành phố Hà Nội bằng hai cuộc “đảo chính” vào phút thứ 90 của liên minh “Nguyễn Xuân Phúc – Tô Lâm – Nguyễn Tấn Dũng,” dự đoán trong thời gian một tháng diễn ra hai kỳ đại hội cấp tỉnh và TW, sẽ có rất nhiều cuộc “chó ăn thịt chó” sôi động nhưng phần nhiều “phe thắng cuộc” sẽ là Nguyễn Xuân Phúc – Tô Lâm.

Và dù cho bất kể “phe” hay “băng đảng” nào thắng, thì số phận của người dân sẽ ngày một thê thảm, bần cùng hơn.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.