Sóng gió ngầm trong hội nghị trung ương 13

Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Kiên Giang cho biết đến thời điểm này (6/10/2020) tỉnh ủy Kiên Giang chưa nhận được văn bản chính thức về việc thủ tướng chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị (trong ảnh) giữ chức thứ trưởng Bộ Xây Dựng mà chỉ biết qua báo chí đăng tải. Ảnh: Zing
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội nghị trung ương 13 đã khai mạc ngày 5 tháng Mười tại Hà Nội, dự trù kéo dài đến ngày 10 tháng Mười. Với một khoảng thời gian ngắn ngủi trước đại hội đảng lần thứ 13, theo tường thuật của các báo lề đảng, hội nghị trung ương 13 tập trung vào hai vấn đề chính:

1/ Bàn thảo và xác định lần cuối vấn đề nhân sự tham gia Ban Chấp Hành Trung Ương khoá 13.

2/ Thông qua các văn kiện gồm: báo cáo chính trị, báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội 2011-2020 và đề cương phát triển kinh tế – xã hội 10 năm từ 2021 đến 2030.

Tuy có hai phần tương đối rõ ràng, nhưng phải nói rằng nội dung vấn đề nhân sự là quan trọng nhất và được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá liên quan đến sự tồn vong của đảng. Điều này vẫn được ông Trọng lặp đi lặp lại nhiều lần, vì có cán bộ kiên định lập trường bảo vệ đảng, tuyệt đối trung thành với đảng chế độ toàn trị mới bền vững đời đời.

Đối với nội dung các văn kiện khác, ngày nào đảng còn coi đi lên xã hội chủ nghĩa là mục tiêu thì đại hội nào cũng giống đại hội nào. Nghĩa là cứ tiếp tục nhai lại: Coi chủ nghĩa Mác-Lê bên cạnh tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng, cương quyết xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội đến ngày thành công. Do đó, cuối cùng kinh tế – xã hội không còn là trọng tâm xây dựng đất nước, mà phe nào thắng thế mới là điểm chính trong mỗi kỳ đại hội.

Vì thế, vấn đề nhân sự kỳ này ông Trọng dùng cách sàng lọc kỹ từ các địa phương và những khoá “bồi dưỡng chính trị” để tuyển chọn những người theo phe ông ta với mục đích giữ đảng hơn là để phát triển đất nước. Sau nhiều lần phê duyệt, hội nghị trung ương 13 đã đưa ra một danh sách 227 người để giới thiệu tham gia Ban Chấp Hành khoá 13. Từ đó sẽ chọn ra 200 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Tất cả những người này  được đảng đánh giá nằm trong “quy hoạch cán bộ chiến lược,” những tinh hoa sẽ giúp đảng củng cố sự toàn trị lâu dài của đảng.

Nhưng mấu chốt thực sự cũng không nằm trong danh sách này mà nằm trong vị trí tứ trụ. Bốn nhân vật hiện nay từ Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng đến Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân đều quá hạn tuổi 65, theo quy định sẽ không được tái cử. Tình huống này buộc phải có sự miễn giảm độ tuổi và hội nghị 13 sẽ bỏ phiếu cho ai quá tuổi 65 được ở lại. Và nhân vật nào ở lại trong 4 người này, cục diện chính trị sẽ có ít nhiều thay đổi cho dù là đảng vẫn đề cao lãnh đạo tập thể.

Trước hội nghị trung ương 13, người ta đưa ra nhiều giả thuyết về sự sắp xếp nhân sự trung ương. Nhưng ngay lúc hội nghị khai mạc, từ Hà Nội tin Nguyễn Thanh Nghị con trai lớn của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mất ghế bí thư tỉnh ủy Kiên Giang làm dư luận bàn tán xôn xao. Ông Nghị bị Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc triệu về trung ương ngồi lại ghế thứ trưởng Bộ Xây Dựng, là nhiệm sở cũ của Nghị trước khi được phân công phó bí thư tỉnh ủy ở quê nhà Kiên Giang năm 2014.

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Nguyễn Thanh Nghị bị bốc khỏi Kiên Giang và không về một bộ phận nào khác ở trung ương như Ban Tuyên Giáo, Ban Dân Vận, Ban Tổ Chức, Ban Kinh Tế, Ban Nội Chính hay Mặt Trận Tổ Quốc mà trở về với vị trí cũ cách đây 5 năm ở Bộ Xây Dựng? Có thể có 2 câu trả lời:

1/ Nguyễn Thanh Nghị về ghế thứ trưởng Bộ Xây Dựng coi như ngồi chơi xơi nước chờ đến tháng Hai, 2021, tức sau đại hội 13 sẽ về đảm nhiệm một chức vụ nào đó ở một tổng công ty hay giảng dạy đại học. Coi như sự nghiệp chính trị của ông Nghị vì ông Dũng mà đứt quảng. Hoặc cũng có thể đây là một hình thức ngồi chờ kỷ luật như Đinh La Thăng về phó Ban Kinh Tế Trung Ương năm 2017. Nếu trường hợp này xảy ra, Nguyễn Thanh Nghị có nguy cơ vào lò vì những sai phạm đất đai ở Kiên Giang mà cuộc thanh tra vừa qua đã nêu lên và Nghị bị hình thức kỷ luật “kiểm điểm rút kinh nghiệm.”

2/ Nguyễn Thanh Nghị về làm thứ trưởng để chuẩn bị lên bộ trưởng Bộ Xây Dựng trong chính phủ mới, tức con đường hoạn lộ của Nghị đi lên. Việc thực hiện hai đáp án này tùy thuộc vào ai sẽ được bầu làm tổng bí thư trong đại hội 13. Nếu Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm nửa nhiệm kỳ tổng bí thư trước khi giao lại cho Trần Quốc Vượng, nhiều phần Nguyễn Thanh Nghị sẽ rơi vào câu trả lời số 1. Còn nếu Nguyễn Xuân Phúc lên ghế tổng bí thư, phe chính phủ được củng cố, Nghị có nhiều cơ hội ở vào câu trả lời số 2.

Những phân tích này còn chỉ ra một điều lủng củng khó hiểu trong việc thay đổi trách nhiệm của Nguyễn Thanh Nghị. Đó là văn thư của Nguyễn Xuân Phúc ký điều động Nghị về làm thứ trưởng lại phổ biến qua báo chí nhà nước sớm hơn chính Nghị và tỉnh ủy Kiên Giang nhận được. Trong lúc ấy ngay cả cá nhân Nghị cũng nghĩ rằng mình sẽ tham dự và chủ tọa đại hội đảng bộ tỉnh Kiên Giang từ ngày 14 đến 18 tháng Mười. Nhưng nay không ai nghĩ là Nguyễn Thanh Nghị trụ được ghế ủy viên trung ương khoá 13.

Tại sao trong cùng một cơ chế với nhau mà một quyết định quan trọng là sự thuyên chuyển cán bộ hàng cao cấp như Nguyễn Thanh Nghị lại diễn ra tréo ngoe đến mức kỳ cục như thế. Điều chuyển một bí thư tỉnh ủy địa phương mà bản thân bí thư và địa phương ấy không hề hay biết trong khi trung ương đã tung ra cho báo chí đăng tin là chuyện rất hiếm có, chỉ có thể xảy ra ở bộ máy hành chánh xã hội chủ nghĩa “rất ưu việt.”

Nói tóm lại, đại hội 13 sẽ là một đại hội nhiều sóng gió bất ngờ với những cuộc đấu đá trong bóng tối mà cuộc thắng bại nào cũng mang lại bất hạnh cho dân tộc.

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.