Để cuộc Cách Mạng Hoa Lài xảy ra tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 1989 khi cuộc cách mạng Nhung xảy ra tại Tiệp Khắc và lan rộng khắp các quốc gia Cộng sản trong khối Đông Âu, hầu như mọi người Việt Nam đều mong muốn làn sóng dân chủ đó sẽ tràn tới Việt Nam. Tức là tại Việt Nam sẽ có những cuộc biểu tình, những cuộc xuống đường đòi cơm áo, đòi tự do và dân chủ của hàng ngàn người dân sau nhiều năm sống trong áp bức. Nhưng kết quả cho thấy là cơn địa chấn dân chủ chỉ ập đến và dừng lại tại Liên Xô vào năm 1991; còn tại Việt Nam và Trung Quốc, tuy có vài cuộc biểu tình và kêu gọi đấu tranh, nhưng đã không có những biến động mạnh để xoay chuyển tình thế, và cả hai dân tộc vẫn tiếp tục chìm đắm trong bóng tối độc tài cho đến ngày hôm nay.

Hơn 20 năm sau, một lần nữa cuộc cách mạng Hoa Lài xảy ra tại Tunisia, xứ du lịch thơ mộng nằm bên bờ Địa Trung Hải vùng Bắc Phi, với sự vùng dậy của hàng trăm ngàn quần chúng sau cái chết bi thảm của sinh viên Mohamed Bouazizi, đã đẩy sập ách độc tài của tổng thống Ben Ali vào ngày 14 tháng 1 năm 2011, sau 4 tuần lễ biến động. Cuộc cách mạng Hoa Lài đã nhanh chóng lan rộng đến các quốc gia trong khối Á Rập, đặc biệt là đã kích động giới trẻ Ai Cập xuống đường đấu tranh và đã đẩy sập ách độc tài của chính quyền Mubarak sau 18 ngày biến động từ ngày 25 tháng 1 tới ngày 11 tháng 2 năm 2011.

Trước thành quả ngoạn mục của cuộc cách mạng dân chủ tại Tunisia, Ai Cập và nhất là đang làm lung lay hàng loạt chế độ độc tài tại Lybia, Bahrain, Yemen… vùng Cận Đông, một lần nữa hầu như mọi người Việt Nam đều mong muốn làn sóng dân chủ đó sẽ tràn tới Việt Nam. Đã có nhiều nhóm thanh niên sinh viên, công nhân và nhiều đoàn thể, đảng phái đấu tranh đã đưa ra những lời kêu gọi – tuy cách diễn tả có khác nhau – nhưng đều chuyên chở một thông điệp là kêu gọi người Việt ở trong nước hãy can đảm đứng lên, cùng nhau xuống đường đòi cơm áo, đòi công ăn việc làm, đòi công lý và dân chủ.

Xét cho cùng, những lời kêu gọi đứng lên đấu tranh tại Việt Nam đã không khác gì những lời kêu gọi tâm huyết của sinh viên đấu tranh tại Tunisia, Ai Cập, Yemen hay Lybia. Vấn đề là tại sao Tusinia bùng nổ cuộc cách mạng và lan tỏa khắp nơi mà Việt Nam, Trung Quốc thì chưa? Liệu người Việt ở trong nước đã sẵn sàng đáp ứng hay không?

Tất cả mọi biến động chính trị trên thế giới đều được lập lại một khi nó có cùng hoàn cảnh tương ứng hay nói khác đi, là khi nó có điều kiện chín muồi để bùng nổ. Quan sát những nguyên nhân đưa đến các biến động chính trị tại Tunisia, Ai Cập, Iran, Bahrain, Lybia… vừa rồi, tuy diễn biến mỗi nước có khác nhau, nhưng đều có chung một số điểm đáng cho chúng ta học hỏi.

Thứ nhất là phải có một xã hội dân sự đủ phổ cập trong xã hội làm nền tảng trong các hoạt động tự chủ của người dân, tạo sự liên đới với nhau, nhất là dám vượt qua sự sợ hãi và đến với nhau trong cùng một hành động nào đó khi đã chia xẻ với nhau một thông điệp. Thông điệp tại Tunisia lúc khởi đầu là “Bánh Mì, Công Việc, Nhân Phẩm”. Thông điệp tại Ai Cập lúc khởi đầu là “Mubarak: Hãy Ra Đi”. Vào lúc xảy ra cuộc chính biến, Tunisia có hơn 10 ngàn đoàn thể quần chúng và Ai Cập đã có hơn 17 ngàn đoàn thể quần chúng góp phần tạo dựng một nền tảng xã hội dân sự khá mạnh. So sánh với hiện tình Việt Nam, người ta ước tính là hiện chỉ mới có non 3000 đoàn thể quần chúng được hình thành từ năm 2001 cho đến nay, nên sinh hoạt của xã hội dân sự còn rất yếu kém.

Thứ hai là phải có một mạng thông tin độc lập và đủ khả năng chống lại những loại tuyên truyền xám của chế độ nhằm đánh lạc hướng đấu tranh hay làm hoảng loạn người tham gia biểu tình. Đây là thủ đoạn thâm độc của mọi chế độc tài nhằm ngăn chận mọi luồng thông tin để biến đám đông biểu tình thành nhóm ô hợp như rắn mất đầu, bên cạnh sự trấn áp của lực lượng công an. Giới trẻ Tunisia và Ai Cập đã không chỉ khai dụng Facebook và Twitter làm phưong tiện phổ biến thông tin mà còn biến nó thành “tổng hành dinh” để đưa ra những mệnh lệnh cho đám đông thi hành mà công an đã không biết ai là người chủ chốt cầm đầu. Vào lúc bùng nổ cuộc chính biến, số người sử dụng Facebook, Twitter, SMS tại Tunisia chiếm 31% dân số. Còn tại Ai Cập lên đến hơn 40% dân số. Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet lên đến 31% dân số; nhưng số người dùng Facebook, Twitter, Blog mới chỉ đạt khoảng 2,5% dân số.

Thứ ba là phải nắm vững quy luật của đấu tranh bất bạo động. Trên bề nổi, người ta có ấn tượng rằng những cuộc xuống đường của quần chúng tại Tunisia, Ai Cập và cả ở Bahrain, Lybia hoàn toàn tự phát, không có tổ chức. Thực tế cho thấy là các đoàn thể trẻ và những lực lượng chống đối đã là Lực Đầu Tàu, đứng đàng sau những cuộc biểu tình và đã điều hướng thế tiến thoái của quần chúng bằng những quy luật của đấu tranh bất bạo động. Ví dụ không tấn công vào một tập thể lãnh đạo của chế độ mà chỉ nhắm vào một vài cá nhân đang bị dư luận lên án. Không tấn công lại những nhóm quá khích của đối phương, hầu không cho chế độ độc tài tạo lý cớ đàn áp hay dẹp cuộc biểu tình. Chính nhờ nắm vững một số quy luật của đấu tranh bất bạo động, các lực lượng đối kháng đã huy động được số đông tham gia và kéo dài liên tục trong nhiều tuần, đẩy các nhà lãnh đạo Tusinia, Ai Cập, Bahrain phải tự động rút lui hay chấp nhận những cải tổ.

Ngoài ba yếu tố nói trên, cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập còn có những yếu tố quan trọng khác tác động, giúp đẩy nhanh sự thành công như quân đội đã án binh bất động, không đàn áp người biểu tình; thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ đã lên tiếng hỗ trợ cuộc đấu tranh của người dân tại những quốc gia này một cách tích cực, nên phần nào làm suy sụp tinh thần chiến đấu của quân đội và những cán bộ đang phục vụ trong guồng máy độc tài.

Chúng ta tin rằng, sớm muốn gì Việt Nam cũng sẽ xảy ra cuộc cách mạng dân chủ như các quốc gia Bắc Phi và Cận Động khi những điều kiện xã hội chín muồi. Sau nhiều thập niên sống trong áp bức bất công của chế độ Hà Nội, không chỉ có đại đa số người dân mà ngay những người đã từng phục vụ trong guồng máy đảng Cộng sản Việt Nam đều đã nhìn thấy chế độ này phải thay thế bằng một chế độ dân chủ và văn minh hơn.

Nếu tình trạng kinh tế khó khăn, sinh viên ra trường không có công ăn việc làm đã là một trong những động lượng lớn thúc đẩy người dân xuống đường biểu tình, đòi việc làm, đòi công lý tạo nên cuộc cách mạng dân chủ tại Tusinia, Ai Cập, Bahrain, thì tình trạng lạm phát và đời sống kinh tế khó khăn tại Việt Nam hiện nay có thể coi là một yếu tố quan trọng để biến những bất mãn đang có thành hành động.

Cái thiếu của Việt Nam hiện nay là mạng xã hội dân sự chưa phát triển rộng, đồng thời những luồng thông tin độc lập của quần chúng chưa đủ mạnh để phá vỡ bộ máy kềm kẹp và bưng bít của chế độ Hà Nội. Do đó, để không bỏ mất cơ hội như 30 năm trước của biến cố Đông Âu và khai dụng kịp thời sự phấn chấn của người dân, đặc biệt là giới trẻ ở trong nước về sự lan tỏa của cuộc cách mạng Hoa Lài, chúng ta phải nỗ lực hợp tác để:

Thứ nhất là hỗ trợ và khuyến khích các cá nhân ở trong nước mạnh dạn tham gia hay tự mình hình thành những mạng xã hội (Social Network) để đẩy nhanh hơn nữa sự ra đời của xã hội dân sự. Chính những đoàn thể quần chúng dưới mọi hình thức như ái hữu, thể thao, âm nhạc, đá bóng… sẽ là chất keo nối kết và khuyến khích mọi người xuống đường bày tỏ nguyện vọng chung.

Thứ hai là góp phần mở rộng hệ thống thông tin độc lập dưới nhiều hình thức, đặc biệt là gia tăng số người sử dụng Facebook, Twitter tại Việt Nam.

Thứ ba là truyền đạt những nội dung và kinh nghiệm của phương thức đấu tranh bất động để giúp cho người dân trong nước nhìn ra phương cách phản kháng đồng bộ.

Không có cuộc tập hợp nào, dù ít người hay đông đảo mà không có những chuẩn bị từ tinh thần cho đến kỹ thuật vận động, để thúc đẩy sự tham gia của nhiều người. Chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội như 20 năm về trước, nhưng cũng không chỉ phấn khởi nhập cuộc hô hào suông mà phải rút tỉa những bài học của người, để áp dụng linh động và hữu hiệu cho tình huống của mình thì mới mong khai dụng được vận hội mới ngày hôm nay và đưa công cuộc đấu tranh đến thành công.

Lý Thái Hùng
Ngày 2/3/2011.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.