Đem cơm gạo cả nước đặt vào canh bạc hoả tiễn, vệ tinh, và bom nguyên tử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 29/11/2012, đại học Johns Hopkins ở tiểu bang Maryland (Hoa Kỳ) công bố một số không ảnh chụp dàn phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên từ vệ tinh dân sự. Các không ảnh cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng tên lửa. Vì không thể giấu được nữa nên hai ngày sau Bình Nhưỡng công bố trước thế giới trong năm nay sẽ phóng thử vệ tinh thêm một lần nữa, thời điểm phóng sẽ từ ngày 10 đến 22 tháng 12.

Nhưng chỉ qua ngày hôm sau, nhà nước Bắc Hàn thông báo sẽ triển hạn ngày phóng. Và sau hết, thế giới ngạc nhiên vào lúc 9 giờ 49 phút (giờ Bắc Hàn) sáng ngày 12 tháng 12, Bình Nhưỡng khai hỏa tên lửa phóng lên không trung.

Kiểu tuyên bố bất thường đó của Bắc Hàn không phải là chuyện lạ. Chính vì thế mà ba nước Nam Hàn, Nhật Bản và cả Philippines vẫn duy trì cảnh giác cao độ để đối phó nếu tên lửa Bắc Hàn rơi xuống lãnh thổ của mình. Riêng Nam Hàn và Nhật Bản, tuy cả 2 chính phủ đều chuẩn bị kỹ càng để đối phó, kể cả chuẩn bị loại hỏa tiễn chống hỏa tiễn để bắn rơi hỏa tiễn Teapodong của Bắc Triều Tiên, nhưng vẫn bị truyền thông và dân chúng phê phán. Phần lớn các phê phán nhắm vào sự yếu kém về mặt tình báo của 2 chính phủ.

Nhiều câu hỏi như: Tại sao khi nhìn các không ảnh mới nhất chụp được từ vệ tinh thì cả Hàn lẫn Nhật đều tin là Bắc Hàn đã gỡ hỏa tiến ra khỏi dàn phóng. Căn cứ vào đâu mà tình báo Nam Hàn còn phân tích thêm rằng sở dĩ phải gỡ ra vì bị trục trặc kỹ thuật. Muốn sửa chữa phải cần một thời gian dài. Họ còn cho rằng mùa đông ở Thướng Lý, nơi đặt dàn phóng, khí hậu rất lạnh — đến âm 17 độ C. Với nhiệt độ đó thì nhiên liệu nạp vào hỏa tiễn rất dễ đóng băng và không thể phóng đi. Giới khoa học gia Nam Hàn còn bị dân chúng chê. Vì Nam Hàn còn đang cố gắng chế tạo loại hỏa tiễn 2 tầng thì lần này Bắc Hàn đã phóng lên hỏa tiễn 3 tầng.

Trong khi đó, các chuyên gia phóng hỏa tiễm thuộc bộ Tự vệ Nhật tuy cho rằng chỉ mất vài ngày là có thể thay thế một vài bộ phận bị trục trặc và trên lý thuyết có thể phóng hỏa tiễn lên được. Tuy nhiên, cách làm đó quá mạo hiểm; xác suất thất bại rất cao. Còn tình báo quân sự của Hoa Kỳ, đồng minh quân sự của cả Nhật và Nam Hàn chẳng có nhận xét nào khác và cũng nghĩ rằng Bình Nhưỡng đã tạm thời ngưng phóng cho đến mùa xuân 2013.

Thế giới đã phản ứng như thế nào trước việc phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên lần này? Trước hết, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki Moon, xác định chính quyền Bình Nhưỡng đã vi phạm Quyết Nghị 1874 của Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Triều Tiên phóng hỏa tiễn. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở một cuộc họp khẩn cấp để lên án và áp dụng biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên. Đại đa số tin rằng việc phóng vệ tinh chỉ là lý cớ che đậy cho việc thử nghiệm khả năng mới của hỏa tiễn. Nga là nước trước đây thường dùng quyền phủ quyết của mình để chận các nghị quyết trừng phạt Bắc Hàn, nhưng lần này cũng phải lên tiếng chỉ trích mạnh chính quyền Bình Nhưỡng và tuyên bố sẽ ngưng hiệp tác kinh tế với Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh thì nói rằng việc Bình Nhưỡng phóng vệ tinh vào lúc này chỉ gây thêm bất ổn cho tình hình Đông Á; tuy nhiên, chỉ vì thế mà Liên Hiệp Quốc quyết định chế tài Bắc Triều Tiên là quá đáng. Thế là nghị quyết chế tài lại bất thành vì có 1 trong 5 nước sáng lập phủ quyết.

Nay vấn đề tùy thuộc từng quốc gia ra biện pháp chế tài của riêng mình đối với Bắc Hàn. Chắc chắn, ba quốc gia Hàn-Mỹ-Nhật sẽ có những biện pháp chế tài mạnh hơn. Và lần này còn có thêm Nga và Ấn Độ cùng ra tay trừng phạt, nên Bắc Triều Tiên sẽ gặp khó khăn hơn những lần vi phạm trước.

Tại sao bị nhiều quốc gia phản đối mà Bắc Triều Tiên vẫn quyết định phóng tên lửa vào lúc này? Theo các bài bản tuyên truyền và lời bình của các nhà phân tích về tình hình bán đảo Triều Tiên thì có hai lý do chính khiến Bình Nhưỡng cứ nhất quyết phóng tên lửa vào lúc này. Thứ nhất, để kỷ niệm ngày giỗ đầu của cố Chủ tịch Kim Chính Nhật cũng như biểu dương sức mạnh của tân lãnh tụ Kim Chính Ân. Thứ hai, để uy hiếp và ảnh hưởng lên cuộc bầu cử tổng thống tại Nam Hàn và cuộc bầu cử quốc hội tại Nhật Bản.

Nhưng điều làm công luận thế giới đau lòng là tình cảnh chết đói hàng loạt tiếp tục diễn ra ở nhiều vùng tại Bắc Triều Tiên. Năm nào Bình Nhưỡng cũng ngửa tay xin viện trợ nhân đạo của nhiều quốc gia. Trong khi đó, các chương trình chế tạo tên lửa, vệ tinh và vũ khí hạt nhân mà nhà nước cộng sản Bắc Hàn đeo đuổi tốn đến hàng trăm tỉ mỹ kim, một con số mà nhiều nước giàu có hơn Bắc Hàn rất nhiều vẫn không dám nghĩ đến. Rõ ràng cơm gạo của dân chúng Bắc Hàn tiếp tục bị đốt thành tro bụi trên các giàn phóng như những đồ chơi mắc tiền của các lãnh tụ Bắc Hàn, từ đời ông, đời cha, đến đời con hiện nay.

Trên đất Việt Nam, người ta cũng thấy hàng mấy chục tỉ mỹ kim cũng bị ném vào các trò chơi Vinashin, Vinaline, và một mớ Vina khác, trong lúc dân ngày càng đói vì vật giá tiếp tục leo thang, trẻ em còn lội sông hay đu dây ròng rọc đi học mỗi ngày, hàng ngàn cô gái Việt phải bán thân sang nước khác, hàng triệu những con người bất hạnh bị ném ra lề xã hội. Nhưng có lẽ còn tệ hơn cả Bắc Hàn, vì phần rất lớn số tiền này đi vào túi riêng của các quan chức ở thượng tầng. Và nay những kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ những trò ma mãnh này đang lôi các con dê tế thần hạng 2 ra hành hạ cho dân hết giận.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.