Địa chính trị thế giới đã thay đổi như thế nào trong thời gian qua

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un(trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại cuộc họp thượng đỉnh ngày 27/04/2018. Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 19/9/2018 là ngày đặc biệt. Đó là ngày mà sau gần 7 thập niên thù nghịch, lãnh đạo của hai miền Nam và Bắc Triều Tiên đã gặp nhau và tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Rồi đây, giới chính trị quốc tế và các nhà nghiên cứu chính sách toàn cầu sẽ phải ghi nhận như một thời khắc lịch sử với rất nhiều biến cố có tác động đến bản đồ địa chính trị thế giới từ bàn cờ Đông Bắc Á và Trung Đông.

Phần 1: Bàn cờ Đông Á đã được san định

Có thể còn sớm để nói về một bán đảo Triều Tiên thống nhất. Nhưng, những gì đang diễn ra, cho phép người ta có một vài hy vọng về một tiến trình phi hạt nhân hóa, hợp tác kinh tế, văn hóa toàn diện giữa hai miền Nam, Bắc Triều Tiên như lời của vị Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In phát biểu trước 150.000 người dân Bắc Hàn: “Hãy tiến một bước lớn hướng tới hòa bình và bước vào một tương lai mới cùng nhau” cùng lời giới thiệu đầy trọng thị của Kim Chính Ân (Kim Jong-un) với nhà lãnh đạo Hàn Quốc: “sự kiện này, ngày hôm nay sẽ trở thành một khoảnh khắc vĩ đại trong lịch sử”.

Một kịch bản tương tự như quá trình thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11/1989, sẽ tái hiện ở bán đảo Triều Tiên vào những năm của thập niên 2020 chăng?

Là một trong số 3 quốc gia (Việt Nam, Cộng hòa liên bang Đức và Triều Tiên) bị cắt làm đôi bởi cuộc đối đầu sinh tử của hai nửa thế giới, bởi chia rẽ về ý thức hệ, những lý tưởng hão huyền mù quáng, và một cuộc thử nghiệm lãng mạn nhưng tàn khốc nhất mà loài người có thể tạo ra trong lịch sử nhân loại: Chủ nghĩa Cộng sản. Đối với Triều Tiên là Tư Tưởng Chủ Thể – một thứ cocktail của chủ nghĩa cộng sản, pha trộn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tập quyền phong kiến của gia tộc họ Kim.

Bán đảo Triều Tiên là nơi luôn nóng bỏng hơi thở của chiến tranh, vũ khí hạt nhân và xung đột khu vực suốt 7 thập kỷ. Quốc gia cuối cùng trong 3 quốc gia bị chia cắt sau Thế chiến thứ hai, về mặt lý thuyết vẫn trong tình trạng thời chiến và chỉ phân định ranh giới tạm thời ở vĩ tuyến 38 bằng hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm 1953. Nhưng giờ đây, đứng trước áp lực thay đổi vì sự tồn vong không chỉ cho thể chế mà còn cả 74 triệu quốc dân đồng bào, Kim Chính Ân đã và đang có những bước đi ngoạn mục trong quyết sách chính trị. “Gã béo tên lửa” đang làm nên lịch sử?

Có lẽ, cái tên gọi diễu cợt mà ông Donald Trump dành tặng cho nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ phải thay đổi lại. Sau một thời gian dài duy trì một tình trạng “giả điên giết người”, Kim Chính Ân thanh trừng hết lớp quan chức thân cận với Bắc Kinh, những sỹ quan quân đội cao cấp chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng cũ bằng… pháo cao xạ và chó sói. Không hề có sự khoan nhượng hay thương xót, ngay với chính ruột thịt.

Cuộc tắm máu tàn khốc trong hậu trường chính trị Bắc Hàn để củng cố địa vị độc tôn và quyết tâm hoàn thiện năng lực hạt nhân quốc gia, bất chấp mọi phí tổn kinh tế và rủi ro ngoại giao là hai thành tựu lớn nhất của Kim Chính Ân trong vòng 5 năm đầu tiên nắm quyền. Không hề xuất ngoại và sang “chầu” “người bảo trợ cho thể chế” Tập Cận Bình trong 6 năm. Kim Chính Ân đã chủ động đẩy mâu thuẫn và căng thẳng chiến tranh lên mức cao nhất, phớt lờ lệnh cấm vận của Mỹ và lo ngại của Bắc Kinh.

Người ta có thể thấy một Kim Chính Ẩn độc tài hơn tất cả, điên rồ hơn tất cả và cũng độc ác hơn tất cả cha ông của gia tộc họ Kim, nhưng không một ai rõ mục đích cuối cùng và đoán được “gã béo tên lửa” nghĩ gì, định làm gì cho đến khi ván bài được lật ngữa. Đúng như câu nói “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”, Trung Quốc đã phải né tránh trách nhiệm “bảo trợ” đối với Bình Nhưỡng trong vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên vì sợ “vạ lây” với một gã “gàn dở, khát máu”. Sau khi đẩy tình hình căng thẳng lên mức tột đỉnh, Kim Chính Ân đã quay về phía Hoa Kỳ và mở lời muốn đối thoại với Donald Trump và sẵn sàng chấm dứtt vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Sau khi xâu chuỗi tất cả những hành động của Kim Chính Ân suốt thời gian nắm quyền, người ta thấy rằng: “Gã béo tên lửa” này là một kỳ thủ trên bàn cờ chính trị. Cái cách mà Kim Chính Ân tìm cách loại bỏ sự kiềm hãm của hệ thống cũ, thoát khỏi vòng kiềm tỏa và “nanh vuốt” của Bắc Kinh, “mặc cả” ngang hàng với Tập Cận Bình và đạt được mục đích cuối cùng là đối thoại song phương với Hoa Kỳ trên một nền tảng quốc gia cực kỳ đói nghèo, bị phong tỏa và phụ thuộc vào Trung Quốc là một bước đi táo bạo có tính toán.

Giờ đây, hình ảnh ôm hôn thắm thiết Tổng thống Hàn Quốc trên thảm đỏ, đồng ý tiến tới một lộ trình Hòa Bình và Hợp Tác với người anh em miền Nam… cho thấy Kim Chính Ân là một chính trị gia sắt máu, lọc lõi, và có viễn kiến. Hãy còn quá sớm để có một đánh giá chung cuộc về người đàn ông này, nhưng dù sao thỏa thuận chấm dứt tình trạng chiến tranh và cam kết “không bao giờ sử dụng vũ lực trong bất cứ tình huống nào”, tiến đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên… đã là một bước tiến dài cho cả hai bên.

Cần phải nhắc lại, để có được “bước tiến lớn đến Hòa Bình” ngày hôm nay, không thể không kể tới hai yếu tố quyết định. Đó là sức mạnh, sự cam kết của người Mỹ và áp lực quân sự, chính trị khổng lồ mà Donald Trump đã tạo ra để bảo vệ đồng minh, cùng nỗ lực không mệt mỏi của Moon Jae In ở mặt trận ngoại giao.

65 năm là quãng thời gian kể từ hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên tháng 7/1953 và cũng là quãng thời gian để một đứa bé sinh ra ở trong trại tị nạn Geoje, trở thành một luật sư nhân quyền và tổng thống của Hàn Quốc. Moon Jae In đã nỗ lực không mệt mỏi cho cuộc hàn gắn dân tộc, “bào chữa và xóa bỏ” cho tất cả những tội ác chiến tranh trong quá khứ bằng lòng vị tha chân thành vì một nền Hòa Bình cho quốc dân hai miền Nam Bắc.

Tiến trình đi đến Hòa Bình và Thống Nhất ở bán đảo Triều Tiên sẽ còn nhiều khó khăn vì sự cản trở từ Trung Quốc và các mâu thuẫn trong vấn đề bảo vệ lợi ích của gia tộc họ Kim. Vấn đề còn lại là liệu giới tinh hoa của hai miền Nam – Bắc có đủ quyết tâm theo đuổi con đường hòa bình, thì khó một thế lực ngoại bang nào có thể kéo ngược dòng chảy lịch sử về nguồn.

Khi ranh giới chia rẽ ở vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên bị xóa bỏ, Nam Bắc “tay trong tay, về cùng một nhà”, kẻ mất cả “chì lẫn chài” chính là Bắc Kinh. “Tiền đồn thể chế” và “vùng đệm an toàn” không còn. “Công, của” hơn 7 thập kỷ cứu trợ và máu của hàng trăm ngàn lính Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến Triều Tiên 65 năm trước, đã chính thức trôi sạch ra biển theo dòng Áp Lục.

Hội đàm giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (trái) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng, ngày 18/09/2018 Ảnh: Pyeongyang Press Corps/Pool via REUTERS

Cuộc họp thượng đỉnh liên Triều vừa qua tại Bình Nhưỡng hy vọng sẽ khép lại một kỷ nguyên hận thù, chia rẽ và mở ra một kỷ nguyên mới, hứa hẹn một tương lai Hòa Bình và Thịnh Vượng ở quốc gia này. Bàn cờ Đông Bắc Á sẽ có những thay đổi căn bản, qua đó người ta chờ đợi Bắc Triều Tiên sẽ hoàn toàn đoạn tuyệt với vai trò là “tiền đồn” hay “đệ nhất chư hầu” của Trung Quốc như trong quá khứ.

Trông người lại ngẫm đến ta, vậy là trong 3 quốc gia bị chia cắt sau Thế chiến thứ hai và cuộc đối đầu sinh tử giữa người Cộng sản và phần còn lại của thế giới Tự Do, dân tộc Đức và nay là Triều Tiên đã có sự lựa chọn thông minh. Đó là không dùng chiến tranh để thống nhất đất nước bằng mọi giá như CSVN.

Họ không cần những lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc để hy sinh 4 triệu thanh niên ưu tú, không cần “đốt cháy dãy Trường Sơn” để cuối cùng dành được một đất nước tuy thống nhất về địa lý và thể chế chính trị, song chia rẽ đến cùng cực về nhân tâm, một quốc gia tan nát bởi chiến tranh và đói nghèo. Một nền Độc lập vay mượn trong quá khứ vẫn đang phải trả giá nghiệt ngã bằng chủ quyền quốc gia, tài nguyên, bị phụ thuộc hoàn toàn cả về kinh tế lẫn chính trị vào Trung Cộng.

Bánh xe lịch sử đang quay, mang đến những thay đổi to lớn về địa chính trị thế giới, đặt Việt Nam đứng trước sự lựa chọn thay đổi mang tính quyết định tới vận mệnh dân tộc. Sự lựa chọn giữa Tự Do và Thịnh vượng hay Nô lệ và đói nghèo?

Nhưng xem ra, căn nguyên của mọi bi kịch của dân tộc này vẫn còn nguyên đó – thứ chủ nghĩa quái thai và một thể chế toàn trị, bán nước hại dân CSVN vẫn đang tồn tại dai dẳng như loài trùng độc ăn vào huyết tủy của dân tộc này. Nếu thể chế này còn tồn tại đến 2020, chẳng những mọi sự thay đổi tốt đẹp không thể đến, mà ngày diệt vong của dân tộc chẳng còn bao xa.

(Còn nữa)

Ngày 23/9/2018

Tân Phong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.