Đi thăm cha và chuyện kể trong tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Buổi sáng hôm 18/7, gia đình chúng tôi, là thân nhân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía, có chuyến đi xuống trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai cùng với gia đình tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung, cha tôi bị bắt tù 2 lần, lần đầu vào năm 2003 với mức án là 3 năm chỉ vì cha tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hoạt động để phát triển tôn giáo, lần thứ 2 ông bị bắt tiếp vào năm 2011 với án 4 năm 6 tháng theo điều 258.

Đợi đến 9h sáng, viên công an mới vào kiểm tra giấy chứng minh nhân dân, rồi sau đó lại chờ họ đưa tất cả chúng tôi vào xe đi về hướng trại giam. Đến nơi thì vừa lúc cơn mưa lớn trút xuống đột ngột.

Vừa thấy cha, cả gia đình mừng vui, mẹ tôi thì đã không kiềm được và đã bật khóc khi cha hỏi thăm về bà nội ngay khi gặp. Cha nói chuyện phải dùng máy trợ thính nên nghe câu được câu mất.

Cha tôi hỏi viên công an đứng kế bên về tờ giấy mà viên giám thị trại giam mới vừa lấy của cha, tờ giấy mà ông ghi những ý chính để nói với gia đình chúng tôi, vì giờ trí nhớ không được tốt nên ông phải ghi ra để nói hết tất cả những điều muốn nói trong thời gian ít ỏi quý báu này. Khi lấy tờ giấy của ông, giám thị trại giam bảo để họ xem xét các ý trong đó và sẽ đưa lại ngay, nhưng trong suốt giờ thăm gặp ngắn ngủi, cha đã nhiều lần nhắc nhở và lên tiếng bảo họ trả lại. nhưng họ chỉ bảo rằng họ đang xem, và cứ thế cho đến hết giờ thăm gặp, họ vẫn chưa xem xong tờ giấy

Cha tôi dặn dò từng người anh em tôi kỹ lưỡng, rằng không được tin những gì Cộng sản hứa hay nói gì, vì từ trước đến nay họ đã hứa rất nhiều nhưng toàn dối trá nói một đằng làm một nẻo, Cộng sản là loại ăn cháo đá bát bất nhân bất nghĩa.

Từ lần thăm nuôi trước đến nay, cha tôi có viết gửi về nhà 3 lá thư nhưng khi ông hỏi lại, thì ở nhà chỉ nhận được 1 lá. Và ở gia đình có viết cho cha 1 lá nhưng cha cũng không được nhận. Và một điều bất công nữa là các phạm nhân ở đây thì có thể điện về nhà nhưng riêng ông thì không được. Cha bảo chúng tôi rằng chỉ có ở Việt Nam mới có tình trạng giấu nhẹm thư tù nhân tôn giáo như thế này, cũng như gây khó khăn trong việc giao tiếp, thăm nuôi từ bên ngoài hòng làm sụt giảm ý chí họ cũng như cô lập họ trong 4 bức tường giam.

Cha kể cho chúng tôi biết người tù giam phòng kề bên vừa mới ra đi vì căn bệnh AIDS, ông bảo thêm rằng riêng tháng vừa rồi có đến 3 người chết vì căn bệnh này trong cùng một trại giam. Làm tôi nhớ đến lời anh Huỳnh Minh Trí, người cũng đã vừa mới chết vì căn bệnh AIDS, theo anh Trí là chứng nhân, anh nói có cả thấy 14 người đã chết vì AIDS mà anh biết cho đến khi ra tù. Tôi không khỏi lo lắng cho cha mình có tránh được căn bệnh mà chính quyền đã chủ tâm luôn muốn hại những tù nhân lương tâm như thế này không?

Cha bảo họ đối xử với những phạm nhân đã nổi loạn tại trại giam K1, Xuân Lộc, Đồng Nai lần trước rất dã man, họ đánh đập tàn nhẫn những người đó, thậm chí họ quỳ lạy van xin nhưng những đòn trừng phạt vẫn lạnh lùng nện xuống. Sau đó là biệt giam họ, đồng thời tăng án lên gấp đôi bản án họ đã lãnh nhận trước đó.

Vậy đó, khi họ ngược đãi tù nhân, những người tù đã vùng lên khỏi song sắt để phản đối lại, hầu mong tình trạng nhà tù được tốt hơn, thì sau đó số phận những tù nhân không được cải thiện hơn mà lại bì trù dập thê thảm như vậy.

Mỗi sáng và tối cha tôi đọc Sấm Giảng Thi Văn của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ cho nhiều người nghe và kể những lời vàng ngọc của Đức Thầy răn dạy người đời làm lành lánh dữ, ông khuyến khích những người phạm nhân ăn chay và Niệm Phật để nhận được sự giải thoát khỏi những gian khổ và thoát khỏi mọi tội lỗi vì do mình gây ra. Chúng bảo ông làm những việc bao đồng đó nữa thì ông sẽ bị biệt giam, cha vẫn kiên quyết giảng về Phật Giáo Hòa Hảo vì cha biết được rằng họ rất có nhu cầu và khao khát vấn đề tâm linh nơi ngục tù này.

Một lần ông bị chúng bắt biệt giam vì giúp đỡ một người bệnh nặng chung phòng, chú ấy ngoài 60 tuổi án chung thân, có thức ăn gì cha tôi điều chia phần chú vì hơn 7 năm gia đình không lại thăm nuôi, trong người mang nhiều chứng bệnh nặng lại bị mất 1 chân, nên đi lại rất khó khăn vì thế việc vệ sinh cá nhân diễn ra trong một túi nylon, nên cha tôi vì lòng thương người cùng chung cảnh tù thường giúp chú đi bỏ túi nylon, nhưng không ngờ cán bộ trại giam lại phản đối cha về hành động giúp đỡ này, nhưng cha vẫn tiếp tục làm điều đúng lương tâm khi họ bỏ mặc chú ấy, vậy là họ biệt giam cha tôi, nhưng ông đấu tranh và cầm trong tay cục đá tuyên bố sẽ đập đầu chết nếu họ không thôi biệt giam, vì lo sợ cha tôi chết nên họ đành phải nhượng bộ.

Đây đúng là những sự vi phạm nhân quyền rất trắng trợn của chính sách đối đãi tù nhân của chính quyền, mà chính họ đã ký kết với quốc tế về các công ước về đối xử với tù nhân.

Tôi bỗng thấy cha trầm tư và u buồn vì ông biết nhà tù là nơi để răn dạy con người để họ có cơ hội trở lại thành người tốt, và dù họ là phạm nhân nhưng họ vẫn rất cần tình yêu thương để giúp họ dần tái nhập lại cuộc sống sau sai phạm nhưng thật tiếc, tù ở Việt Nam chỉ trù dập những tù nhân và nhất là loại trừ những tù nhân lương tâm và tôn giáo như ông bằng cách gián tiếp đẩy người tù vào những căn bệnh như AIDS, lao và nhiễm độc thực phẩm dẫn đến ung thư.

Tôi để ý thấy 2 viên công an ngồi ghi chép cách rất tỉ mỉ và liếng thoáng lại lời của những người chúng tôi và cha tôi, cứ như thể ghi lại những lời nói hớ hên quá sự cho phép của họ để làm bằng chứng tội phạm vậy.

Nhưng ông vẫn nói bằng một tinh thần kiên quyết và thoải mái về những sai trái của trại giam, của những cai ngục, ông cho gia đình biết về tình trạng sức khỏe cũng như cách đối xử của cán bộ trại giam: ông đang bị giam chung phòng với những người bị lao phổi rất nặng và những người bị HIV, nguy cơ bị lây nhiễm của cha là rất cao. Cha tôi có bệnh Tim và Cao huyết áp nhiều năm nay và những thương tật như điếc một tai, gãy xương. Vai cùng xươn sườn do bàn tay ác độc của cộng sản gây ra khi còn ở ngoài. Lúc trái gió trở trời vết thương đó hoành hành đau nhức dữ dội, ông yêu cầu được khám chúng điều ngó lơ, ông luôn phản đối bằng cách kêu la đập cửa phòng giam, chúng nhượng bộ. Gia đình có gởi thuốc vào mỗi khi bệnh cha biến chứng, qua sự kiểm soát của trại giam, chúng đã không đưa đến tay cha tôi mặc cho cha nằm chờ căn bệnh dày vò nhưng họ bảo ’’chưa chết lo gì’’.

Ước mong giới tranh đấu trong cũng như hải ngoại sẽ lưu tâm, vận động mạnh mẽ hơn cho tình trạng nhà tù tại Việt Nam, và hy vọng sẽ nhớ đến cha tôi trong những lần vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo để cha sẽ sớm trở về chữa bệnh và đoàn tụ cùng gia đình.

Cuộc thăm nuôi ít ỏi của gia đình nhanh chóng qua đi, cán bộ trại giam nhanh chân đưa cha tôi vào, gia đình đành chia tay ông, anh em chúng tôi đã dặn cha cứ hãy viết thư về cho gia đình, họ không gửi cũng chẳng sao, chỉ thể hiện sự bất lương của họ cho mọi người biết chế độ độc tài thối nát của Cộng sản. Chúng tôi từ biệt cha lần cuối vừa lúc cơn mưa vừa tạnh hạt.

Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Lụa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.