Điểm Tin Về Chuyến Viếng Thăm của Phan Văn Khải tại Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 15.8 kb
Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải và phái đoàn tham quan công ty Hàng Không Boeing tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. (Ảnh: AP Photo/John Froschauer)

Trong cuối tuần vừa qua, một biến cố thời sự nóng bỏng diễn ra xoay quanh chuyến viếng thăm của Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải tại Hoa Kỳ. Thực ra, chuyến viếng thăm của Phan Văn Khải đã được chuẩn bị từ nhiều tháng trước, bằng những nỗ lực ngoại giao ngầm, qua các đoàn công cán Hà Nội dồn dập đổ đến Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn, nâng cấp dần từ sự hiện diện của Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Lê Văn Bằng tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng Ba, kế đến là đoàn thương thuyết của Phó Thủ Tướng CSVN Vũ Khoan vào khoảng thượng tuần tháng Sáu, và sau đó quyết định nán lại Hoa Kỳ để đón Phan Văn Khải. Đối với truyền thông và ngay cả chính giới Hoa Kỳ, chuyến viếng thăm của Phan Văn Khải được thừa nhận là cao cấp và hùng hậu nhất, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách nay 10 năm. Trong bản tin được toan tải ngày 18/06, ký giả P. Parameswaran, hãng thông tấn AFP, cho biết đoàn tùy tùng của Phan Văn Khải vào khoảng 200-240 cán bộ thuộc nhiều ban ngành, trong đó có 5 bộ trưởng.

Đối với Hà Nội, chuyến viếng thăm của Phan Văn Khải mang yếu tố chiến lược quan trọng, nó là bước cuối cùng vận động Hoa Thịnh Đốn hỗ trợ Việt Nam vào WTO, đồng thời mở ra một số cửa ngõ hợp tác giữa đôi bên mà lãnh vực quân sự là một ví dụ. Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ, một siêu cường kinh tế và quân sự, thì sự hiện diện của Phan Văn Khải và đoàn tùy tùng tại Hoa Kỳ không phải là một hiện tượng cần đặt nhiều quan tâm. Tuy nhiên, sinh hoạt ngoại giao bình thường này bỗng nhiên trở thành hiện tượng cần quan tâm, khi sự hiện diện của Phan Văn Khải có những phản ứng chống đối mạnh mẽ của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, ở những nơi Phan Văn Khải đến tiếp xúc, cũng như những địa phương cho dù không có sự hiện diện của phái đoàn Hà Nội.

JPEG - 18.5 kb
Đoàn biểu tình của người Việt tại Hoa Kỳ phản đối chuyến viếng thăm của Phan Văn Khải tại Seattle, 19/6/2005. (Ảnh: AP Photo/John Froschauer)

Khởi đầu là tại Seattle, tiểu bang Washington. Theo phóng viên Tan Vinh tường trình trên báo Seattle Times, số ra ngày Thứ Hai 20/06, về cuộc họp báo của Phan Văn Khải ngày hôm trước, thì đoàn biểu tình trên 400 người, trước khách sạn Fairmont Olympic, đã hô to khẩu hiệu phản đối Phan Văn Khải dữ dội đến nỗi những người hiện diện trong cuộc họp báo và ngay cả chính Phan Văn Khải cũng có thể nghe thấy. Tại cuộc họp báo, Thủ Tướng CSVN lập lại quan điểm đã trình bày trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả hãng thông tấn AP tại Hà Nội, trước khi lên đường, rằng sự kiện Phan Văn Khải là để “phản ảnh thực tế chúng tôi đã để lại sau lưng quá khứ”. Nhưng theo ký giả báo Seattle Times, Phan Văn Khải đã trở nên lúng túng, bối rối ngay khi đối diện với những lời chất vấn sắc bén của mục sư Huỳnh Quốc Bình, thuộc hội thánh Tin Lành Nazarene Oregon, liên quan đến vấn đề đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Theo phóng viên báo Seattle Times, cuộc họp báo của Phan Văn Khải đã phải chấm dứt đột ngột, khi đụng phải đợt chấn vấn thứ hai đến từ bà Trần Chân, xướng ngôn viên của một chương trình phát thanh, đến từ thủ phủ Sacramento, tiểu bang California.

Trong một bản tin khác của hãng thông tấn AP, được phổ biến trên trang nhà MSNBC.com, ngày Chủ Nhật 19/06, ông Nguyễn Sài, trưởng Ban Tổ Chức biểu tình, đưa ra lời nhận định rằng việc mở rộng đầu tư kinh tế tại Việt Nam không cải thiện được đời sống người dân Việt Nam, mà chỉ giúp ích cho đảng CSVN. Ngoài ra, cũng trong một tuyên bố khác dành cho phóng viên Susan Gilmore, thuộc Seattle Thời Báo, kỹ sư Nguyễn Sài khẳng định rằng: “Chúng tôi được sống trong một đất nước tự do, trong khi tại quê nhà đồng bào Việt Nam thì bị áp bức”, và ông cho rằng “mọi giao thương đối với CS Việt Nam cần phải được kèm theo điều kiện về nhân quyền và dân chủ”. Được biết sau đó, Ban Tổ Chức đã hướng dẫn đoàn biểu tình tuần hành từ đường University đến đường số Hai để tiếp tục biểu tình trước toà nhà Chính Phủ Liên Bang, nhằm bày tỏ thái độ phản đối Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã không quan tâm đến sự kiện quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ Việt Nam vào danh sách các Quốc Gia Đáng Quan Tâm (CPC).

Trong bản tin của hãng AP, gửi đi cùng ngày, ký giả Curt Woodward tường trình từ Seattle cho biết Phan Văn Khải nói tiếng Việt, qua lời thông dịch viên, rằng “bỏ qua sự khác biệt về những vấn đề tế nhị, điều cần được quan tâm là không có những khác biệt quan trọng giữa hai quốc gia”. Ngoài ra theo Curt Woodward, Thủ Tướng Phan Văn Khải cho biết nhà nước CSVN cũng có những chính sách đánh giá cộng đồng người Việt nước ngoài là một phần quan trọng và thống hợp của đất nước, và cũng là nguồn tài nguyên của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này đã không dễ dàng thuyết phục được cộng đồng người Việt hải ngoại, mà đoàn người biểu tình là một đại diện tiêu biểu. Qua bản tường trình, ký giả Curt Woodward cho biết những người biểu tình đã so sánh Khải giống như một “Saddam Hussein khác”. Còn mục sư Huỳnh Quốc Bình thì gọi Phan Văn Khải là “kẻ dối trá”.

Cũng liên quan đến sự kiện Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ, mà chạm dừng chân đầu tiên ở Seattle, ký giả P. Parameswaran, hãng thông tấn AFP, cho biết trong khi Phan Văn Khải và đoàn tùy tùng chưa đến Hoa Thịnh Đốn, thì tại đây cộng đồng người Việt và một số tổ chức Hoa Kỳ đã biểu tình trước công viên Lafayette để phản đối. Được biết ngày 17/06, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế đã gửi thư đến Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush để yêu cầu áp lực Phan Văn Khải “phải trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm, chấm dứt hành động bắt giam trái phép hoặc xét xử bất công, và hủy bỏ những điều luật vi phạm quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, v.v…”. Theo ký giả Parameswaran, Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ ông Henry Hyde trình bày trong bản điều trần rằng “vẫn còn có những ưu tư nghiêm trọng liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mà vấn đề này cần được nêu lên”. Một áp lực khác đối với Phan Văn Khải cũng được ký giả Parameswaran nhắc đến, đó là 47 dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ đã đồng ký tên trong một bức thư gửi Tổng Thống George Bush, bày tỏ mối quan tâm về tình trạng thiếu dân chủ tại Việt Nam, mà đặc biệt là vấn đề nhân quyền và tự do tín ngưỡng.

Tại Quận Cam, nơi Phan Văn Khải chưa có can đảm đặt chân đến, cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đã tổ chức biểu tình để lên tiếng chống đối sự hiện diện của Thủ Tướng CSVN trên đất Hoa Kỳ. Phóng Viên Pat Brennan, báo The Orange County Register, trong bản tin Chủ Nhật 19/06, tường trình về cuộc biểu tình và ghi nhận những phát biểu của một số người hiện diện. Tờ Đài Bắc Thời Báo, phát hành tại Đài Loan, ngày Thứ Hai 20/06, cũng đã tường trình về cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt Nam tại khu Sài Gòn Nhỏ cũng như tại Seattle. Được biết các hãng thông tấn, truyền thông Hoa Kỳ và ngoại quốc như Reuter, ABC, NBC, CNN, v.v.. địa phương hay toàn quốc tiếp tục loan tải tin tức liên quan đến phản ứng của cộng đồn người Việt đối với chuyến viếng thăm của Phan Văn Khải.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.