Diễn Đàn

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung. Facebook Trung Nguyen Tien

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung kể về cuộc vượt thoát khỏi sự truy đuổi của an ninh Việt Nam

… Người lái taxi của tôi họ nhận được rất nhiều cuộc gọi từ tổng đài và phía tổng đài cũng đã biết rõ là chiếc taxi đó đang chở tôi. Tôi biết là đã bị lộ và an ninh đã lần ra được là chiếc taxi nào đang chở tôi, bởi vì tổng đài miêu tả rất rõ đặc điểm của tôi cho nên tôi biết rằng mình đã bị lộ. Tôi phải từ cái tỉnh biên giới đó quay ngược về lại Sài Gòn. Vào thứ bảy tôi đã thất bại, không thể rời Việt Nam được.

Cho đến hôm chủ nhật, tôi phải đi qua một con đường khác thì rất may mắn là đã thành công.

Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp đón Tập Cận Bình hôm 12/12/2023 tại Hà Nội. Ảnh: AFP/ Getty Images

Nhiều khi chúng ta phải tìm đến tiếng Anh để hiểu tiếng Việt (và tiếng Hoa)

Cái note này không muốn bàn về ý nghĩa của khái niệm / học thuyết / viễn kiến ‘Chia sẻ tương lai,’ mà chỉ nhân câu chuyện để nói rằng muốn hiểu tiếng Việt thì chúng ta phải học tiếng Anh. Nếu chỉ đọc báo tiếng Việt thì chưa chắc chúng ta biết ‘Chia sẻ tương lai’ là cái gì, nhưng tiếng Anh là phương tiện mở cánh cửa tri thức để chúng ta có một cách hiểu khác và phong phú hơn…

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau tại Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 12/12/2023. Ảnh: AP

Tập Cận Bình ở Hà Nội: Hai bên nhất trí về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’; giới bất đồng phản đối

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Ba (12/12) đã nhất trí rằng hai nước sẽ xây dựng một “cộng đồng chia sẻ tương lai.” Cam kết được đưa ra trong ngày đầu của chuyến thăm hai ngày ông Tập Cận Bình tới Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản.

Chuyến thăm được Hà Nội nghênh đón trọng thị, từ thực tế lẫn trên bề mặt truyền thông, nhưng các nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến bày tỏ phản đối và đưa ra cảnh báo về khái niệm gây tranh cãi và cả chuyến thăm của ông Tập.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp: “Cộng đồng cùng chung một tương lai” và “Cộng đồng chung vận mệnh” giống mà khác nhau!

“Thực ra người Việt Nam người ta cũng hiểu là ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ nó đẹp trên chữ nghĩa, nhưng vẫn cùng nhau xem xét để có thể cụ thể hóa nó. Mà cụ thể hóa thì phải dần dần chứ cái này có phải là một văn bản chặt chẽ và tham gia vào sẽ thành mối quan hệ ràng buộc đâu.

Hai nước vừa ký tuyên bố ‘Cộng đồng cùng chung một tương lai.’ Cụm từ này và cụm từ ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ nó cũng gần như nhau thôi…” (TS Hà Hoàng Hợp)

Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc buổi hội đàm tại Hà Nội 12/11/2017. Ảnh: Internet

Tập Cận Bình sang Việt Nam làm gì?

Có điều, giới lãnh đạo CSVN rất điêu luyện trong nghề đu dây, nâng đến mức “ngoại giao cây tre” gió chiều nào ngả theo chiều ấy, nên Hà Nội sẽ có cách nói vừa không làm phật ý các anh lớn của đảng đàn anh vừa không quá trâng tráo để làm người dân Việt Nam phẫn nộ.

Những ngôn từ bóng bẩy mà các nhà lãnh đạo hai nước nói ra trong chuyến thăm của ông Tập suy cho cùng cũng không đáng quan tâm bằng những thực tế diễn ra hàng ngày, theo đó đảng CSVN vẫn cúc cung thực hiện mọi yêu sách của Trung Quốc dù đôi khi phải đi ngược với lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng và Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023. Ảnh: Việt Tân

Tù nhân lương tâm Trương Văn Dũng được trao Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023

Nhà hoạt động bất đồng chính kiến Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng), người đang thụ án sáu năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề “75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền – Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý cho Việt Nam.”

Biểu tình ở Hà Nội phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, 2011. Ảnh: AFP

Việt Nam trong mối ‘tình tay ba’ Việt-Mỹ-Trung

Chuyến tuần thú phương Nam của “Hoàng đế Đỏ” Tập Cận Bình vào tuần sau sẽ cho biết nhiều hơn về sự lựa chọn của Hà Nội. Nhưng chắc chắn điều đó không xuất phát từ giải pháp chính trị cho Việt Nam, mà là từ lợi ích của đảng và các nhóm lợi ích mà thôi.

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.

Ảnh chụp người bán cá tại chợ Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong năm 2023. Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế 8,5% trong năm 2022 và thu hút 22,4 tỷ USD vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ảnh: AFP

Sự thận trọng của giới đầu tư cho thấy những quan ngại về kinh tế Việt Nam

… điều gì đang xảy ra khi một quốc gia đang cố gắng thu hút nhiều hơn đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn và năng lượng tái tạo nhưng đã và đang chứng kiến các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đưa ra những tuyên bố lấp lửng hay bỏ đi?

Mặc dù sẽ là không chính xác khi nói rằng Việt Nam không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với không ít các vấn đề và thách thức khiến nước này không phát huy được hết tiềm năng và có thể bị mắc trong bẫy thu nhập trung bình.

Vợ chồng tác giả và nhà văn Võ Văn Tạo (trái). Ảnh: Screenshot trang FB Mạc Van Trang

Thương tiếc Võ Văn Tạo!

Vẫn biết sinh-lão-bệnh-tử là lẽ vô thường. Nhưng Võ Văn Tạo ra đi ở tuổi 71, sao thương tiếc vô cùng!…

Võ Văn Tạo có tình cảm đặc biệt với dân oan và bạn bè. Ở đâu có dân oan, Tạo cũng thường có mặt; bạn bè nào khó khăn, hoạn nạn, Tạo đến ngay để động viên, giúp đỡ, dù ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, Hải Phòng…

Anh hoạt động một cách vô tư, hào hiệp, chẳng nghĩ gì đến bản thân.