Diễn Đàn

Cảnh sát xếp thành đội hình tại trụ sở của Evergrande, một nhà phát triển bất động sản, ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 15/9/2021. Ảnh: Noel Celis/ AFP via Getty Images

Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc

Theo cựu phóng viên nước ngoài sau trở thành điều tra viên thẩm định Peter Humphrey, hiện Trung Quốc có ít nhất 5 triệu tù nhân (không bao gồm những người trong các trại tù ở Tân Cương và Tây Tạng), nhiều người trong số họ bị giam vì những lý do vụn vặt hoặc thực sự vì lý do chính trị, và có ít nhất 5.000 người là người nước ngoài.

Một số trong những lãnh đạo cấp cao trong “quá khứ gần” từng đánh trống khai giảng ở các trường học trên nhiều địa phương, nhưng bây giờ đang ngồi tù vì đủ các loại tội danh. Ảnh: FB Thái Hạo

Trả chiếc dùi trống lại cho nhà trường

Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ dừng lại nơi việc đòi hỏi tìm được đúng những vị lãnh đạo có đủ “tâm – tầm – tài” để đánh tiếng trống trang trọng cho ngày đầu năm học mới; mà quan trọng hơn, nó đặt ra câu hỏi: vì sao lãnh đạo của các cơ quan hành chính lại là người đánh trống chứ không phải thầy hiệu trưởng?

Các nhân viên điều tra Nga và mảnh vỡ của chiếc máy bay chở Yevgeny Prigozhin - ông chủ tập đoàn Wagner - rơi xuống làng Kuzhenkino, vùng Tver, Nga, ngày 24/08/2023. Ảnh: AP/ Alexander Zemlianichenko

Yevgeny Prigozhin tử nạn máy bay: Tai nạn, ám sát hay đòn “hỏa mù” của Nga?

Ông Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo tập đoàn bán quân sự Wagner, đã thiệt mạng sau khi chiếc phi cơ riêng của ông bị rơi tại vùng Tver. Đây là một tai nạn hay là một vụ ám sát như nhiều đồn thổi hiện nay? Nhưng cũng còn có một giả thuyết thứ ba: Đó cũng có thể là màn dàn dựng từ điện Kremlin và tập đoàn Wagner.

Cựu Bộ trưởng, Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh. Ảnh: Báo Chính phủ

Ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội nhận hối lộ: Dung túng cho tham nhũng?

Không chỉ ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội nhận hối lộ, hai cựu thứ trưởng Bộ Y tế là Nguyễn Trường Sơn và Trương Quốc Cường cũng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự vì không thông đồng, không thỏa thuận, không được hưởng lợi, không có động cơ vụ lợi trong vụ Việt Á – theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội từ 0h ngày 16/8 đến hết 15/9 theo nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó." Ảnh chụp VTVNews

Việt Á – Dịch bệnh và chính quyền

Nhà nước đang xử lý vụ Việt Á và những người liên quan, đặc biệt là với những cá nhân có trách nhiệm lớn nhất, cho thấy bộ máy chính quyền đã thoái hoá đến độ không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, theo tôi, một vấn nạn nghiêm trọng hơn, đáng sợ hơn là nhận thức của công dân với chính sách của nhà nước, đặc biệt trong cách xử lý dịch bệnh.

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải), Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếp ông Anthony Blinken, Ngoại trưởng Mỹ, ngày 15/4/2023 ở Hà Nội. Ảnh minh họa: Andrew Harnik/ Pool/ AFP via Getty Images

Biden sẽ ký đối tác chiến lược với Việt Nam để đối phó với Trung Quốc

Tổng thống Joe Biden sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam nhân dịp đến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội vào tháng Chín, trong nỗ lực ứng phó với Trung Quốc trong khu vực.

Báo mạng Politico hôm 18/8 cho biết như vậy, dựa theo ba người biết về kế hoạch của thỏa thuận. Họ đề nghị ẩn danh vì không được phép phát biểu trong hồ sơ về thỏa thuận.

Toàn cảnh đảo Tri Tôn, hòn đảo gần đất liền Việt Nam nhất của quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp vệ tinh ngày hôm nay, 17/8/2023. Ảnh: Planet/ RFA

Chuyên gia: “Đường băng mới của Trung Quốc trên đảo Tri Tôn sẽ có sức tác động đáng kể với Việt Nam”

Đảo Tri Tôn là đảo cực tây của quần đảo Hoàng Sa, là hòn đảo thuộc Hoàng Sa gần Việt Nam nhất. Nhiều giả thuyết được đặt ra rằng nếu Trung Quốc xây dựng những cơ sở hạ tầng mới (có thể là đường băng) trên đảo này, khả năng ảnh hưởng của nó đối với an ninh của Việt Nam, Philippines cũng như khu vực biển Đông sẽ ra sao? Trong khi đó, một cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được Trung Quốc trang bị đầy đủ, vậy vì sao nước này cần thêm một đường băng ngắn nữa ở Tri Tôn?

Người dân thu hoạch muối từ cánh đồng muối ở Hòn Khói, Khánh Hoà. Ảnh: AFP

Nghịch lý khi Việt Nam mỗi năm chi hàng tỷ USD nhập muối!

Một Đại biểu quốc hội mới đây đặt vấn đề, tại sao Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 600.000 tấn muối với trị giá hàng tỷ USD, trong khi Việt Nam có bờ biển dài mấy ngàn kilomet. Vị đại biểu này còn đưa ra yêu cầu, Chính phủ cần có những giải pháp để Việt Nam có đủ muối dùng, không còn nhập khẩu và diêm dân có thể sống bằng nghề của họ.

Bồi thẩm đoàn (bên trái) nghe các bên trình bày, tranh luận, để sau đó đưa ra quyết định, rằng bên bị cáo là có tội hay không có tội. Ảnh: FB Thái Hạo

‘Xử án theo dư luận’

Rất dễ thấy, nếu ở Việt Nam mà có hiện tượng “xử án theo dư luận” thì thường sẽ bị chỉ trích, chê bai. Lý do thì có lẽ không cần nêu ra đây nữa. Tuy nhiên, dường như trên thế giới lại đang có rất nhiều nước, như Australia, Canada, Pháp, New Zealand, Bắc Ailen, Mỹ, v.v., thực hiện cách làm “ngược đời” này. Thậm chí, nó là một thành phần và nguyên tắc không thể thiếu trong tố tụng: đó là sự hiện diện và vai trò quyết định của Bồi thẩm đoàn (Jury) – “Thẩm phán công dân.”

Trang TAZ của Đức ngày 6/8/2023 xác nhận thông tin bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC, đang sống tại Đức. Ảnh: RFI (screenshot)

Nguy cơ khủng hoảng Việt-Đức lần 2 nếu cựu chủ tịch công ty AIC bị “bắt cóc”

Berlin cảnh giác cao độ về khả năng mật vụ Việt Nam bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế – AIC, ngay trên lãnh thổ Đức. Nữ doanh nhân 56 tuổi bị truy nã trong ba vụ án hình sự liên quan đến đấu thầu, hối lộ. Theo nhiều cơ quan truyền thông Slovakia và Đức, bà Nhàn đã ở Đức “được vài tháng.”