Khảo sát: Thu nhập quá thấp, chỉ hơn 25% người lao động Việt ăn thịt cá hàng ngày

Công nhân ngành may trong một nhà máy ở tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ có 24,5%, tức chưa đến 1/4, trong số những người lao động Việt Nam có thu nhập đủ để đáp ứng chi tiêu cơ bản, trong khi hơn 3/4 (75,5%) số người lao động không đủ thu nhập cho nhu cầu cuộc sống, theo một khảo sát Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) vừa được công bố cách đây ít ngày.

Cuộc khảo sát về tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 thu thập ý kiến của trên 3.000 công nhân tại 157 doanh nghiệp hồi tháng 4 cùng năm, nhiều báo bao gồm cả Thanh Niên, Công Thương, Người Lao Động đưa tin, dẫn lại kết quả được TLĐLĐ công bố hôm 8/8.

Tin cho hay cuộc khảo sát được thực hiện ở 6 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, An Giang, những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp.

Thanh Niên, Công Thương, Người Lao Động và các báo trích dẫn khảo sát của TLĐLĐ cho biết mức tiền lương cơ bản trung bình hàng tháng của người lao động là khoảng 6 triệu đồng/tháng, tăng 8,4% so với khảo sát cách đây 1 năm. Tiền lương cơ bản này không bao gồm tiền làm thêm giờ.

Cộng với tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp từ doanh nghiệp chủ quản, người lao động có thu nhập trung bình đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng, vẫn theo kết quả khảo sát. Trong đó, tiền lương cơ bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập hàng tháng.

Mức thu nhập thấp nêu trên làm cho phần lớn người lao động không thể có bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng, vì theo khảo sát, chỉ hơn 1/4 số người được hỏi, tức 26,2%, nói rằng họ có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hằng ngày.

“Điều này có nghĩa trong 100 người lao động thì chỉ có hơn 26 người có điều kiện ăn thịt, cá hàng ngày – con số khó tin và không dễ chấp nhận với nhiều người khi Việt Nam thuộc nhóm nước có chỉ số hạnh phúc đứng đầu khu vực Đông Nam Á”, báo Công Thương đưa ra bình luận.

Theo tìm hiểu của VOA, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 của các chuyên gia độc lập cho thấy Việt Nam đứng thứ 65 trong số gần 150 nước trên thế giới; trong khu vực ASEAN, Việt Nam có thứ hạng thấp hơn Singapore và Brunei, ngang bằng Thái Lan và cao hơn các nước còn lại.

Bên cạnh thực tế là hơn 3/4 số người lao động không đủ thu nhập cho các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, khảo sát cũng nhận được câu trả lời từ 11,2% số người được hỏi cho hay họ không thể đủ sống và phải làm thêm việc khác để có nguồn tiền bổ sung. Chỉ có 8,1% người lao động có tích lũy từ tiền lương và thu nhập.

Các báo dẫn kết quả khảo sát nói rằng đáng chú ý, có 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ, dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố.

“Những con số khô khan này cho thấy thực trạng khó khăn mà đa số người lao động đang phải đối mặt, gợi mở sự chênh lệch rất lớn về mức sống, thể hiện sự đối lập đáng kinh ngạc giữa nhóm thu nhập cao và những người đang phải vật lộn mưu sinh”, tờ báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương Việt Nam đưa ra nhận xét.

Theo báo Công Thương, “phần lớn người lao động đang sống trong tình trạng không đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống hàng ngày” vì thu nhập thấp và điều này “không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động, mà thậm chí tác động cả đến các quyết định hệ trọng hơn như lập gia đình và sinh con đẻ cái.”

Cuộc khảo sát được công bố hôm 8/8 có phần nói rằng tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định sinh con của 72% người lao động.

Cũng do thu nhập eo hẹp nên có tới 46,5% người lao động chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh, vẫn theo kết quả khảo sát.

Để cải thiện tình trạng nêu trên, giúp đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, các công đoàn cấp cơ sở kiến nghị cần tăng tiền lương tối thiểu vùng thêm 11,34% trong năm 2024, các báo trong nước tường thuật.

Mức lương tối thiểu vùng của năm 2023 hiện cao nhất là 4 triệu 680 nghìn đồng/tháng và thấp nhất là 3 triệu 250 nghìn đồng/tháng, theo tìm hiểu của VOA.

Ngoài biện pháp trực tiếp kể trên, TLĐLĐ Việt Nam khuyến nghị các bộ ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là về nguồn hàng, đơn hàng, vốn, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, từ đó tạo việc làm ổn định và thu nhập bền vững cho người lao động.

TLĐLĐ cũng kêu gọi nhà nước “quyết liệt kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, nhất là giá điện, xăng dầu và các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu của người lao động.”

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.