Diễn Đàn

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay trong lễ ký kết sau cuộc hội đàm tại Điện Kremlin ở Moscow vào 21/3/2023. Ảnh: Vladimir Astapkovich/ Sputnik/ AFP via Getty Images

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Đằng sau cuộc nói chuyện về hòa bình, bản chất của thượng đỉnh Tập-Putin sẽ đi theo hướng ngược lại, vì nó sẽ liên quan đến việc Trung Quốc gia tăng hỗ trợ cho Nga, trong lúc nước này tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược.

Alexander Gabuev, một trong những nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu tại Nga, hiện đang sống lưu vong, nhận xét rằng: “Đừng nhầm lẫn: chuyến đi sẽ nhằm thắt chặt quan hệ với Nga để mang về lợi ích cho Bắc Kinh, chứ không phải vì bất kỳ hoạt động trung gian hòa giải thực sự nào.”

Đại sứ Thụy Điển đặc trách về Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền, Cecilia Ruthström Ruin, vừa có chuyến thăm Hà Nội trong nỗ lực vận động thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Đại sứ nhân quyền Thụy Điển thăm Việt Nam

Vị đại sứ đặc trách nhân quyền viết trên Twitter rằng bà có “những ngày quý giá ở Hà Nội với các cuộc trao đổi về nhiều vấn đề nhân quyền với các đối tác Việt Nam.”

Ảnh: FB Khanh Nguyen

Tin, có một chữ “tin”

Chuyện 4 nữ tiếp viên hàng không mắc sai lầm – theo như mô tả của báo chí nhà nước, và được thông hiểu oan khiên bởi cơ quan điều tra – tất cả nằm trong gọn trong một chữ, là “tin.”

Đọc sách. Ảnh: Báo Người Lao Động

Thử nhìn thẳng vào các phong trào khuyến đọc trong thời gian qua

Muốn việc đọc sách thật sự đi vào hệ thống giáo dục quốc dân thì phải điều chỉnh chương trình, tổ chức thi cử theo hướng đánh giá năng lực… Phải làm ra một guồng máy giáo dục mà ở đó nếu không đọc sách thì kết quả học tập chắc chắn không cao. Chỉ đến lúc đó, sự đọc mới trở thành tự giác, vì nó được biến thành cái cuốc trong tay nông dân, cái kìm trong tay thợ máy, không sử dụng thì không thể làm việc được

Hình minh họa việc Tổng thống Nga Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI/ICC) phát lệnh truy nã. Ảnh: AP/ Canva

Putin có thể bị bắt giữ theo lệnh truy nã Tòa án Hình sự Quốc tế?

Một trong những cáo buộc đối với Vladimir Putin là cưỡng bức hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga. Theo giới chuyên gia, những tội ác này không chỉ đe dọa những người dễ bị tổn thương nhất, khiến gia đình chia cắt, mà còn thể hiện một nỗ lực có hệ thống nhằm xóa bỏ bản sắc Ukraine bằng cách cải tạo những đứa trẻ này thành người Nga.

Một bé gái mặc quốc phục Ukraine tham dự buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine tại Nhà thờ Bradford ở miền bắc nước Anh vào ngày 24/2/2023. Ảnh: Oli Scarff/ AFP via Getty Images

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

Cuộc chiến có liên quan đến việc sát hại hàng loạt và hãm hiếp hàng loạt thường dân Ukraine. Ngoài ra, người Nga còn đánh cắp hàng loạt trẻ em Ukraine – một hành động cưỡng bức di dân phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng theo Công ước Diệt chủng năm 1948.

Ba nhà hoạt động môi trường (từ trái) Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách bị bắt giam với cáo buộc "trốn thuế." Ảnh: RFA

Bộ Ngoại giao Mỹ: vận động cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam là chống lại đảng, nhà nước!

Chính phủ Việt Nam không cho phép các tổ chức nhân quyền trong nước được thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền thường khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại đảng và Nhà nước Cộng sản này.

Đây là một phần nội dung được thể hiện trong Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phần cụ thể về Việt Nam. Báo cáo năm nay được Ngoại trưởng Mỹ Blinken chính thức công bố vào sáng ngày 20/3/2023 (giờ miền Đông nước Mỹ).

Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: TDSI

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy không?

Quy hoạch này là một bản tuyên ngôn, một khế ước long trọng với 18 triệu dân là trong 7 năm quy hoạch này sẽ giải quyết được 100% nhiều tệ trạng bi thảm hiện có. Với sứ mạng đó, nếu thành công, quy hoạch này sẽ là một kỳ tích ngoạn mục của lịch sử dân tộc. Nếu quy hoạch thực hiện manh mún, bỏ dở và thất bại, niềm tin và sản nghiệp của người dân sẽ bị nhấn chìm dưới cả đáy vực.

Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đi trong vùng biển mà cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 15/5/2014. Việc Trung Quốc triển khai một giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng trên biển đồng thời dẫn tới các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Hậu Đình/ AP

Tàu Trung Quốc “nhan nhản” trên vùng biển Việt Nam

Theo SCSCI (Dự án Đại Sự ký Biển Đông), số lượng tàu Trung Quốc trong khu vực EEZ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong hai tuần đầu của tháng Ba năm nay, gần gấp ba lần số lượng quan sát được vào cuối tháng Hai. Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia được độc quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và đáy đại dương.

Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) lên án việc điều tra hình sự đối với Luật sư Đặng Đình Mạnh (trong ảnh) theo cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Ảnh chụp màn hình VOA

ICJ can thiệp việc LS Đặng Đình Mạnh bị VN điều tra liên quan vụ án Thiền Am

Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) vừa gửi thư ngỏ tới Bộ Tư pháp và Bộ Công an Việt Nam, lên án việc điều tra hình sự đối với Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Uỷ ban này nói rằng Luật sư Mạnh đang bị chính quyền Việt Nam điều tra liên quan đến việc thực hiện hợp pháp quyền, nghĩa vụ bào chữa và quyền tự do ngôn luận của mình trong vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ, hay Tịnh Thất Bồng Lai.

Một góc đá Vành Khăn (Mischief Reef) được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo và xây dựng phi trường, hải cảng, trạm radar cùng nhiều cơ sở hạ tầng quân sự khác. Hình chụp ngày 25/10/2022. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông 35 năm sau trận Gạc Ma

Tường trình Sức Mạnh Quân Sự Trung Quốc (China Military Power Report) của Bộ Quốc Phòng Mỹ hồi Tháng Mười Một năm ngoái, ghi nhận Bắc Kinh đã thiết lập ở Trường Sa bảy tiền đồn, trong đó có ba căn cứ quân sự đầy đủ, có sân bay, tên lửa đất đối không và tên lửa chống hạm, radar và cảm biến cho phép Trung Quốc nhìn và nghe thấy hầu hết diễn biến trong khu vực.

Năm luật sư bào chữa cho Tịnh thất Bồng Lai, từ trái qua: Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh, Ngô Thị Hoàng Anh và Đào Kim Lân. Ảnh: FB Manh Dang

Truyền thông Nhà nước loan tin hai luật sư Vụ Tịnh thất Bồng Lai bị triệu tập, Liên đoàn Luật sư lên tiếng

Như tin Đài Á Châu  Tự do loan ngày 13/3 về việc hai luật sư Đặng Đình Mạnh và Đào Kim Lân tham gia bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai bị triệu tập; vào ngày 14/3 Công an tỉnh Long An chính thức phát đi giấy triệu tập hai ông này.

Mạng báo Người Lao động loan tin nhưng chỉ viết tắt tên của hai luật sư là Đ.Đ.M và Đ.K.L thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM. Hai ông bị triệu tập làm việc vào lúc 8 giờ ngày 21/3 liên quan tin báo về tội phạm từ Cục An ninh mạng & Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05-Bộ Công an).