Truyền thông Nhà nước loan tin hai luật sư Vụ Tịnh thất Bồng Lai bị triệu tập, Liên đoàn Luật sư lên tiếng

Năm luật sư bào chữa cho Tịnh thất Bồng Lai, từ trái qua: Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh, Ngô Thị Hoàng Anh và Đào Kim Lân. Ảnh: FB Manh Dang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như tin Đài Á Châu  Tự do loan ngày 13/3 về việc hai luật sư Đặng Đình Mạnh và Đào Kim Lân tham gia bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai bị triệu tập; vào ngày 14/3 Công an tỉnh Long An chính thức phát đi giấy triệu tập hai ông này.

Mạng báo Người Lao động loan tin nhưng chỉ viết tắt tên của hai luật sư là Đ.Đ.M và Đ.K.L thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM. Hai ông bị triệu tập làm việc vào lúc 8 giờ ngày 21/3 liên quan tin báo về tội phạm từ Cục An ninh mạng & Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05-Bộ Công an).

Nội dung tin báo được nói A05 phát hiện một số cá nhân, trong đó có hai luật sư Đ.Đ.M và Đ.K.L, có hành vi phát tán trên không mạng qua đoạn clip những hình ảnh, lời nói, bài viết bị cho có dấu hiệu “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Vào tháng hai vừa qua, hai luật sư Đặng Đình Mạnh và Đào Kim Lân cùng nữ luật sư Ngô Thị Hoàng Anh nhận được thông báo của Công an tỉnh Long An về tin báo họ “đã có hành vi phát tán lên không gian mạng các video, hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm về Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Ba luật sư trên cùng với hai luật sư khác là Nguyễn Văn Miếng và Trịnh Vĩnh Phúc cùng bào chữa cho cụ Lê Tùng Vân và năm người khác của Tịnh Thất Bồng Lai khi họ bị điều tra về cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Công an huyện Đức Hoà và Hoà thượng Thích Nhật Từ là bên nguyên đơn trong vụ án mà sáu thành viên của cơ sở tu tại gia này bị kết tội tổng cộng 23 năm sáu tháng tù giam.

Trong quá trình bào chữa, nhóm luật sư của Tịnh Thất Bồng Lai đã sử dụng kênh YouTube Nhật ký Luật sư để đăng tải các thông tin liên quan đến vụ án, coi đây là phát ngôn của nhóm. Hiện kênh này đã không còn được tìm thấy trên YouTube.

Vào ngày 7/3, Liên đoàn Luật sư Việt Nam gửi văn bản đến các cơ quan tố tụng tỉnh này về việc xem xét đường lối xử lý liên quan hoạt động hành nghề và ứng xử của một số luật sư trong vụ án tại Tịnh thất Bồng Lai.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái), thăm Nhật hôm 9/2, được Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đón tiếp. Philippines ngày càng gần Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn vì cách hành xử nói một đằng làm một nẻo của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Kimimasa Mayama – Pool/ Getty Images

Tập Cận Bình nên tự trách mình

Các nước củng cố mối liên kết an ninh để đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc, hình thành một thế trận mới ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyến thăm Nhật kéo dài năm ngày của ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines, hồi giữa Tháng Hai đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Manila.

Công nhân nhà máy của Đài Loan tại TP.HCM tan ca, chụp ngày 30/11/2022. Ảnh: AFP

Việt Nam phải thi hành những cam kết về lao động trong các Hiệp định EVFTA và CPTPP

Để giảm thiểu tình trạng người lao động bị bóc lột, ức hiếp thì quan trọng nhất là việc tuân thủ các cam kết về lao động đã ký kết trong các hiệp định EVFTA, CPTPP và đưa vào áp dụng luật lao động đã có hiệu lực từ 2 năm nay về việc cho phép các tổ chức người lao động tại cơ sở nằm ngoài hệ thống Công đoàn được đăng ký để có thể hoạt động hợp pháp bảo vệ người lao động.

Bà Marianne Vind (phải), Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện Châu Âu (European Parliament) phát biểu trong buổi điều trần. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Ủy ban EU điều trần về việc thực thi công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình VN

Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer, cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu