Điều không thể bị tước đoạt

Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây. Citizen photo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà văn Anh gốc Pakistan Babar Ahmad từng viết rằng “Ngục tù cho biết rằng, có những thứ mà người ta không thể tước đoạt được từ bạn, đó là trái tim của bạn”. Ông ghi lại suy nghĩ này sau khi được trả tự do, với 8 năm bị cầm tù tại Anh do bị nghi ngờ là tiếp ý tưởng cho khủng bố khi viết những câu chuyện về cuộc xung đột sắc tộc ở Bosnia và Chechnya, rồi một trang web có khuynh hướng ủng hộ Taliban đăng lại.

Suốt trong thời gian đó, thư từ của của Babar Ahmad gửi ra ngoài, đều bị mật vụ Anh soi chiếu cẩn mật, vì lo ngại rằng các ngôn từ ẩn dụ của ông có thể là thông điệp cho ai đó.

Nhưng xét cho cùng, cuộc đời của Babar Ahmad không ngặt nghèo như Trần Huỳnh Duy Thức, vì tất cả những lá thư mà người ta gửi cho ông, cũng như ông gửi đi đều đến đúng địa chỉ mà không bị cắt gọt gì. Với tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, từ tháng 6/2018, khi có những đòi hỏi từ phía trại giam về việc ông Thức phải làm đơn nhận tội và xin khoan hồng để được đặc xá, ông đã bị hành hạ bằng nhiều cách vị quyết liệt từ chối việc đổi chác đó.

Lâu nay, khi viết thư về gia đình, ông Thức vẫn viết một mạch thăm hỏi ba mẹ, anh em, vợ con. Nhưng giờ, theo “quy định mới”, ông Thức mỗi lần viết thư về thăm nhà, chỉ được viết cho một người. Nếu là cho ba thì không được cho mẹ, đã viết cho vợ thì không được cho con. Cán bộ mới nhậm chức là Trần Duy Phong xuất hiện ở trại giam số 6 Nghệ An đã quyết định như vậy, nhưng không giải thích là vì sao.

Trước đây, anh Thức làm thơ, viết nhạc và gửi về gia đình như một cách chia sẻ tinh thần. Giờ thì trại giam cũng không cho cho phép anh gửi những tác phẩm đó về nhà. Thư từ bên ngoài của người ủng hộ tinh thần cho anh gửi đến trại cũng bị giấu đi, không tới tay anh.

Trước đó, ông Thức từng bị một thời gian dài giam trong buồng tối, không có ánh sáng sinh hoạt. Mắt của ông không thể thấy được và bị giảm thị lực trầm trọng. Lúc đó gia đình xin được gửi các đèn pin bằng nhựa vào để giúp ông sinh hoạt dễ đang hơn, dĩ nhiên cán bộ trại giam cũng từ chối vì lý do an ninh.

Tường tự như Barba Ahmad, ông Trần Huỳnh Duy Thức chỉ có ngôn ngữ và suy nghĩ của mình để thể hiện. Ông Thức bị kết tội vì lên tiếng chỉ ra các sai lầm của một nhà nước về kinh tế, chính trị và kêu gọi phải thay đổi. Nhưng điểm khác biệt giữa hai con người ấy, là Barba Ahmad bị kết tội là liên quan đến một nhà nước khủng bố, còn ông Trần Huỳnh Duy Thức thì bị một nhà nước kết tội và giam cầm ông bằng phương thức khủng bố.

Barba Ahmad bị giam từ năm 2004 đến 2012, sau đó Toà án tối cao của Anh Quốc đã ra phán quyết buộc chính phủ bồi thường ông 60.000 bảng Anh và công bố hồ sơ về việc ông bị kết tội oan, bị ngược đãi trong nhà tù. Năm 2009 cũng là năm ông Thức bị bắt. Một năm sau, ông bị đưa ra toà, và bị kêu án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế vì ngay tại toà, ông lên tiếng tố cáo quá trình điều tra đã bức cung và nhục hình đối với ông. Mức án này cao gấp đôi so với ban đầu dự kiến của Viện kiểm sát, như một cách trả thù cho thái độ của ông.

Đến ngày 23/8/2018, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực được 10 ngày để phản đối hành vi ngược đãi của cán bộ trại giam trong việc kiểm duyệt thư từ, sách nhiễu sinh hoạt của ông mà không theo bất kỳ một quy định chính thức nào. Và ông nói nếu việc ngược đãi vẫn tiếp tục, ông sẽ lại tuyệt thực để chống lại sự bất công và sai trái này.

Hàng ngày, trong thời gian ông Thức tuyệt thực, gia đình vẫn điện thoại vào trại giam để theo dõi tình trạng của ông, nhưng phía trại giam im lặng, không phản hồi bất kỳ điều gì. Vì sức khỏe hiện nay của ông Thức rất yếu, việc tuyệt thực của ông là điều khiến gia đình vô cùng lo lắng.

Trong suốt thời gian Barba Ahmad vướng vòng lao lý, nhiều lần và hàng chục ngàn người đã ký thỉnh nguyện thư để ủng hộ ông. Năm 2015, ông trở lại cư ngụ ở Anh trong sự trọng thị của cảnh sát và chính phủ Anh, vì thái độ ôn hoà và quyết đòi công lý cho mình.

Ở Việt Nam, đã córất nhiều lần và hàng chục ngàn chữ ký, lời kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hãy trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Năm 2018, dư luận trong và ngoài nước một lần nữa dậy lên ý kiến đòi trả tự do cho ông, sau khi ông đã chịu án 9 năm tù. Nhiều lần, đại diện của chính phủ Việt Nam đề nghị ông đi tỵ nạn để được tự do, ông đã dứt khoát từ chối và nói “tôi phải ở lại để phục vụ cho đất nước mình”.

Năm 2018, Trần Huỳnh Duy Thức hiện rõ hơn trong suy nghĩ và trái tim của hàng triệu người Việt, vì thái độ ôn hoà và quyết liệt đòi công lý cho mình, và khó khăn hơn Barba Ahmad vì nơi ông đòi hỏi, là một một quốc gia độc tài và không có nền tư pháp độc lập.

Nhưng ông vẫn không ngừng lại. Trong hơi thở yếu đuối vì tuyệt thực nhưng không khoan nhượng, nói từ trại giam, ông vẫn căn dặn gia đình mình rằng “Không cần phải van xin, và cũng đừng kêu gọi ân huệ nào, mà chúng ta chỉ cần đòi hỏi một nhà nước biết tuân thủ với luật pháp của chính họ đề ra”.

Như Barba Ahmad viết “Ngục tù cho biết rằng, có những thứ mà người ta không thể tước đoạt được từ bạn, đó là trái tim của bạn”. Những năm tháng hành hạ và ngược đãi Trần Huỳnh Duy Thức từ nhà tù đã không làm thay đổi ông. Nhà tù của chế độ cộng sản đã tước đoạt tuổi trẻ, sức sáng tạo của ông, nhưng không thể đánh bại được ước mơ phải xây dựng và đổi thay đất nước của ông.

Một ước mơ đầy cảm động của con người yêu nước mình, thứ mà chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có hay tước đoạt được.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.