Đỗ Bá Công Đạo – Người vẽ bản đồ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.7 kb

Đỗ Bá Công Đạo, còn có tên là Đỗ Công Luận, người làng Bích Triều, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nay thuộc chi họ Đậu Cẩm Nang ở xã Thanh Mai, Thanh Chương, Nghệ An.

Ông là người phóng khoáng, thích giao du. Là giám sinh nhưng ông không học theo khuôn khổ của trường Giám, mà tìm thầy giỏi học tư và tự học, rồi đi thi hội lọt được 2 trường. Tuy chưa đỗ tiến sĩ, nhưng người đời vẫn khen ông là người hay chữ. Ngoài ra Đỗ Công Đạo còn tinh thông môn địa lý phong thuỷ, truyền dạy được nhiều học trò giỏi. Sách Tang thương Ngẫu lục của Phạm Đình Hổ có chép truyện giám sinh Đậu Công Bàn, hậu duệ của ông rất giỏi địa lý phong thuỷ, đã điểm huyệt phát tướng cho gia tộc Bằng Quận Công Nguyễn Hữu Chỉnh. Gia phả họ Đậu ở Cẩm Nang ghi:

« Đậu Công Luận thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức, đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan triều Nam… phần chép các kỳ tích của tổ tiên có chép rõ hơn. »

Họ ta xưa có Đỗ Bá, tự Công Luận hoặc Công Đạo, tuổi trẻ đã đậu Hương giải, triều đình gia ơn cho làm giám sinh, nhưng ông không lấy làm mừng. Ông lại là ấm Tử, được bổ làm Tri huyện, huyện Thạch Hà, ông cũng không muốn làm quan. Ông thường than rằng: « Nước ta liền cõi Chiêm Thành, trước kia hàng năm bị xâm lấn, có lần giặc đã vào chợ Phuống, giết người cướp của, thậm khổ. »

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc Việt đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược của phong kiến phương bắc và quấy phá của giặc Chiêm Thành từ phương nam, Kinh thành Thăng Long đã nhiều lần bị giặc Chiêm đốt phá, cướp bóc. Chủ quyền của Quốc gia là thiêng liêng. Vua Lê Thánh Tông đã từng nói một câu rất nổi tiếng về chủ quyền quốc gia: « Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng. »

Là người yêu nước, Đỗ Bá Công Đạo không cam tâm nhìn giặc nước hoành hành, ông mong muốn tìm ra phương sách giữ gìn và phát triển đất nước. Thực hiện mục đích của mình, vào khoảng thời Chính Hoà (1680-1705), ông từ quan. Sau khi bỏ quan phục, ông mặc quần áo dân thường, giả dạng làm người khách buôn sông Lam, vượt biển Thuận Quảng (nay là giải đất từ Quảng Bình đến Phú Yên), qua các nước Chiêm Thành, Chân Lạp xem xét hình thế núi sông, đường biển xa gần. Trải qua bao gian nan, nguy hiểm rình rập tính mạng khi thám sát vùng đất lạ, nhưng ông không nhụt chí, sờn lòng. Sau nhiều cuộc hải hành suốt một dải miền trung vaò miền nam ông đã bí mật khảo sát và vẽ thành bản đồ các xứ từ Thuận Quảng trở vào. Công trình hoàn thành ông lại mang lên Kinh thành vào ra mắt Chúa Trịnh, hiến kế nam chinh để trừ hoạ cho đất nước. Chúa Trịnh Căn rất mừng, mang bản đồ cất đi, lại trưng dụng ông soạn vẽ cho « Tứ chí Lộ đồ. »

Tập « Tứ chí Lộ đồ » do ông vẽ và biên tập, theo chúng tôi tổng kết có: 53 phủ, 181 huyện, 49 châu, 14 làng, 8992 xã, 205 thôn, 335 trang, 451 sách, 43 sở, 442 động, 41 trại, 67 phường, 10 vạn, 8 nhà, 2 tuần, 1 quan, 2 giác, 15 nguyên, 15 châu. Riêng Thuận- Hoá có 2 phủ, 8 huyện, 4 châu, Quảng- Nam có 3 phủ 9 huyện.

Hiện nay trong kho sách Hán- Nôm còn bốn tập bản đồ ghi tên Đỗ Bá Công Đạo. Thường trên bốn chữ Tứ Trí Lộ Đồ có thêm hai chữ An Nam hoặc Toản tập. Một trong bốn quyển đó là quyển « Đường từ phủ Phụng Thiên đến Chiêm Thành » có phần vẽ và chú giải bằng chữ Nôm về hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa ngày nay như sau: ở khu vực Phủ Thăng Hoa và Phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển hình bãi cát kéo dài từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ với tên gọi Bãi Cát Vàng, lại ghi rõ : « … hai núi, mỗi núi đều có mỏ vàng, có cơ quan tuần sát. Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi- cát-vàng. Dài độ 400 dăm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến biển Sa Vinh, mỗi lần có gió tây nam, thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi giạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hoá thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa Kỳ có một hòn núi, trên núi sản xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là Trường dầu, có đặt quan tuần sát… Nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá, tự Đạo-phụ phủ ở Bích-triều (Thanh Giang) biên soạn. »

« Tứ chí Lộ đồ » là một tài liệu chính thức của quốc gia. « Bãi Cát vàng » được ông thể hiện trong bộ Lộ đồ phản ánh cương giới xứ Đàng trong do chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI, đã mở rộng ra vùng quần đảo ở Biển Đông. « Bãi Cát vàng » là tên gọi nôm na mà nhân dân xứ Đàng Trong đặt cho 02 quần đảo san hô, rồi chuyển sang âm Hán Việt là “Hoàng Sa”, “Hoàng Sa chữ”. Tên gọi “Hoàng Sa”, “Hoàng Sa chữ ” được thông dụng trong các văn kiện thời Lê và thời Nguyễn, như trong Đại Nam Thực lục, Đại nam nhất thống chí, Đại nam nhất thống toàn đồ, chỉ chung cả hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa ngày nay. Đây là một tập tài liệu quí giá chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=585&Itemid=32

JPEG - 101.2 kb


AN NAM ĐẠI QUỐC HỌA ĐỒ (1838)

JPEG - 78.1 kb
TABULA GEOGRAPHICA EMPERII ANAMITICI (1838)

Trong họa đồ này, ngay điểm của quần đảo Hoàng Sa), linh mục Taberd có ghi chú: Đảo Cát Vàng. Linh mục là người đã viết trong cuốn sách “Univers, Histoire et Description de Tous Les Peuples, de Leurs Religions, Moeurs et Coutumes (1833)” là người Việt Nam gọi đảo Paracel là Cát Vàng (Hoàng Sa).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.