Doanh nghiệp cũng chờ gói hỗ trợ trên TV

Một doanh nghiệp hoạt động trong thời dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ giữa tháng Chín trở đi tình hình dịch bệnh Covid ở Việt Nam có dấu hiệu ngừng lây lan và Tổng Cục Thống Kê nhà nước đã cho biết rằng tăng trưởng kinh tế đạt 1,8% trong 6 tháng đầu năm 2020. Đây là con số quá đẹp và đáng mừng vì hầu hết các nước trên thế giới đều tăng trưởng âm.

Cho rằng mình đã thoát khỏi tình trạng u ám, CSVN tin rằng sẽ đạt được một mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 để nhanh chóng trở lại thời kỳ “hoàng kim” trước Covid-19. Phục hồi kinh tế bao giờ cũng là mục tiêu của các chính phủ sau thời kỳ Covid-19. Nhưng phục hồi bằng ý chí chính trị hoàn toàn khác với phục hồi có kế hoạch và khả năng của chính nền kinh tế đất nước ấy.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay lại có vẻ không như kỳ vọng của các kinh tế gia trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Một bản tin của báo Vietnamnet hôm đầu tháng Chín đã mô tả ngược lại những con số của Tổng Cục Thống Kê. Đó làgần 100.000 doanh nghiệp ở Việt Nam từ ‘tạm ngừng’ đến ‘giải thể.” Con số 100.000 được phân tích bao gồm 34.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 24.000 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, 10.400 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể và 36.000 doanh nghiệp không hoạt động.

Con số 34.000 doanh nghiệp “tạm ngừng kinh doanh có thời hạn” này chính là những doanh nghiệp đang cố gắng sống vất vưởng từ tháng Năm đến nay, chờ gói hỗ trợ 16.000 tỷ của nhà nước. Họ cần có tiền để nuôi sống công nhân, duy trì sự sản xuất, hy vọng một ngày mai tươi sáng.

Tuy nhiên theo quy định của nhà nước thì chỉ có những doanh nghiệp nào thực sự cạn kiệt tiền mới hợp thức hoá việc cho vay. Trường hợp trong ngân hàng còn tiền thì cứ cố xoay xở và không cần vay mượn. Điều kiện nhà nước đưa ra thật buồn cười, vì tuy còn tiền trong ngân hàng nhưng chỉ đủ để sản xuất cầm chừng và sống cầm chừng. Do đó nếu có thêm gói cứu trợ của chính phủ mới tính được chuyện nuôi công nhân và lập kế hoạch sản xuất lâu dài. Nếu không, doanh nghiệp sẽ chết sau một thời gian cố gắng kéo dài sự sống, đồng thời kéo theo sự cạn kiệt tiền vốn.

Đây là những công ty, xí nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, không như những đại công ty quốc doanh vốn liếng dồi dào, lại được nhà nước chăm lo đầy đủ trong mùa dịch bệnh. Thật khó hiểu khi công bố hàng ngàn tỷ đồng cứu trợ và rêu rao giải cứu doanh nghiệp mà còn lo sợ doanh nghiệp lợi dụng nên phải lập thêm nhiều rào cản. Vậy nhà nước đưa tiền ra giải cứu ai?

Do đó gói hỗ trợ 16.000 tỷ đầy hấp dẫn đưa ra theo báo Vietnamnet chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đạt yêu cầu, có nghĩa là chỉ có một xí nghiệp duy nhất được vay tiền để tiếp tục sống. Trong khi đó các doanh nghiệp khác cũng nộp đơn, nhưng vướng phải thủ tục quá khó khăn nên cuối cùng đa số phải bỏ cuộc.

Điều đó cũng có nghĩa là đại đa số các doanh nghiệp này phải chết trong mức tăng trưởng 6,5% ảo của năm 2021 do chính phủ đưa ra. Còn việc 100.000 doanh nghiệp sẽ qua đời hay sắp qua đời và làm thế nào kinh tế tăng trưởng 6,5% chắc là chuyện của chính phủ tương lai sau đại hội đảng 13. Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hết nhiệm kỳ ra đi, cần gì quan tâm tới con số 6,5%.

Ngoài ra để biện minh cho sự thắt chặt gói hỗ trợ, các cơ quan nhà nước nói rằng đa số các doanh nghiệp không khai thật. Vì nếu doanh nghiệp chứng minh sự khó khăn tài chánh để vay tiền thì có thể bị ảnh hưởng đến kinh doanh, khó có thể ký các giao kèo làm ăn. Nói cách khác khi nhà nước gán cho doanh nghiệp tội khai man thì không bao giờ được sờ tới gói hỗ trợ.

Sự lình xình trong vụ vay tiền của gói cứu trợ 16.000 tỷ của các doanh nghiệp đang lao đao không khác gì gói cứu trợ 64.000 tỷ cho bà con lao động, công nhân nghèo từ tháng Tư, 2020. Đến nay tổng kết lại chỉ có khoảng 1/3 lao động thất nghiệp nhận được tiền cứu trợ, một con số quá thấp cho thấy sự thất bại của chính sách đầu voi đuôi chuột. Còn đa số người lao động nghèo vẫn kiên nhẫn chờ dài cổ trên TV.

Gói hỗ trợ 16.000 tỷ dành cho các doanh nghiệp đang ngoắc ngoải bên lề nền kinh tế, hiện còn nguyên trong các ngân hàng chưa biết bao giờ được giải ngân. Đó là hình ảnh thực tế nhất của những cái loa tuyên truyền của nhà nước về cái gọi là “nỗ lực giải cứu doanh nghiệp.”  

Đất nước lại có thêm nạn nhân Covid-19, lần này là hàng chục ngàn doanh nghiệp mỏi mòn ngồi chờ sự hỗ trợ trên TV.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?