Đôla Vẫn Cứ Tăng Giá So Với Tiền Đồng VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-07-02

Nhiều chính sách và biện pháp được Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm duy trì tỷ giá niêm yết giữa đồng đôla và tiền đồng Việt Nam.

Xem chừng như, những chính sách ấy cho đến nay vẫn chưa tỏ ra hiệu quả khi 1 đôla ăn đến gần 19 ngàn đồng vào ngày 30 tháng Sáu.

Chủ trương giảm nhập siêu

JPEG - 80 kb

Sau một thời gian áp dụng biện pháp ngăn cấm hoạt động mua bán đôla trên thị trường tự do, áp đặt tỷ giá do nhà nước qui định – gọi là tỷ giá niêm yết, tăng biên độ dao động tỷ giá đô la và tiền đồng từ 1 lên 2 phần trăm, giá đô la tại Việt Nam xem chừng không giảm.

Tin báo chí trong nước ra ngày 30 tháng Sáu cho biết, một đô la ăn gần 19 ngàn đồng Việt Nam.

“Sở dĩ ngân hàng không bán đô la cho những doanh nghiệp nhập hàng xa xỉ là vì chính sách nhà nước muốn giảm nhập siêu. Phải làm như vậy để bớt nhập hàng hoá, để cân bằng tình trạng xuất siêu – nhập siêu.”
Đó là nhận định của một nhà kinh doanh trong nước.

Theo lời nhận định này, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài sẽ được mua đô la tại các ngân hàng theo giá niêm yết, thấp hơn nhiều so với giá đô la trên thị trường tự do.

Tuy nhiên, do tình trạng nhập siêu, chính sách của Việt Nam hiện nay là giảm thiểu việc nhập những món hàng không nằm trong danh mục khuyến khích nhập khẩu. Những doanh nghiệp nhập hàng hoá không được khuyến khích sẽ không được mua đô la tại các ngân hàng theo giá qui định.

Một nhà kinh doanh khác kể rằng, để nhập những mặt hàng không thuộc loại khuyến khích, chủ doanh nghiệp phải tự “cân đối” nguồn ngoại tệ của mình:

“Hiện giờ người ta mua đô để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu. Nhà nước cấm mua bán đô la trên thị trường tự do, nhưng vì ngân hàng không có nên người ta cứ ra ngoài mua rồi mang vô nộp.

Đôi khi mua ngân hàng không có là vì mặt hàng họ nhập không thuộc loại được khuyến khích để hạn chế nhập siêu. Nhà nước chỉ bình ổn bằng cách bán đô la cho ai nhập những mặt hàng thiết yếu thôi. Còn hàng xa xỉ thì phải tự cân đối.”

Nhu cầu của thị trường tự do

Những phát biểu vừa rồi cho thấy, rõ ràng là có một nhu cầu ngoại tệ trên thị trường tự do. Nhu cầu này là để phục vụ các hoạt động nhập khẩu hàng hoá không nằm trong danh mục được nhà nước khuyến khích.

Giới quan sát ước lượng rằng, chưa đầy 2 quý đầu năm nay, lượng nhập siêu của Việt Nam đã gần bằng tổng nhập siêu của cả năm ngoái.

Nhu cầu đô la phục vụ nhập khẩu chỉ là một trong nhiều nhu cầu đang hiện diện trong nền kinh tế.

JPEG - 93.5 kb

Lạm phát lên cao, hiểu theo một nghĩa nào đó, là đồng tiền Việt Nam đang mất giá. Giữ tiền đồng trong tay cũng có nghĩa là tài sản bị tiêu hao, do giá trị tiền đồng “bốc hơi.” Trong khi chính phủ chưa tỏ ra hữu hiệu trong các chính sách kiềm chế lạm phát, thì sự chuyển đổi tài sản từ tiền đồng sang các loại tài sản khác, trong đó có đồng đô la, là điều dễ hiểu.

Trong nhiều bàn tán của dư luận, cho dầu Việt Nam công khai lên tiếng phủ nhận, có tin là chính phủ nên phá giá tiền đồng, để cho nội tệ trở lại với giá trị thực.

Gần đây, quyết định của chính phủ cho tăng biên độ tỷ giá từ 1 phần trăm lên 2 phần trăm cũng phần nào thể hiện khuynh hướng cho tiền đồng tiệm cận với giá trị thực.

Tưởng cũng nên nhắc lại, là thời điểm Tết Nguyên Đán vừa qua, tức là chỉ cách đây có vài tháng, đô la từng là mặt hàng ế ẩm mà nhiều người từ chối mua vào, trong đó có cả các ngân hàng.

Đây cũng là thời điểm mà các nguồn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam. Đến nay, tình trạng hoàn toàn đảo ngược: đô la tăng giá, còn ngân hàng thì chỉ mua vào chứ không chịu bán ra.

Các ảnh hưởng tiêu cực

Giới quan sát cho rằng, hiện tượng này bắt nguồn mạnh mẽ từ việc các nhà đầu tư tài chánh nước ngoài rút vốn ra khỏi nền kinh tế đang chịu quá nhiều tin tức tiêu cực.

Trong các tin tức này, ảnh hưởng lớn nhất đến từ sự suy sụp của chứng khoán và sự nguội lạnh của thị trường bất động sản, là 2 thị trường thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

Một nhà đầu tư từ trong nước cho rằng, cách đây khoảng 3 đến 4 tuần, diễn biến của đồng đô la hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường tự do. Nhiều nhà nhập khẩu phải mua đô la ở thị trường tự do, rồi nộp vào ngân hàng để có tiền mua hàng từ nước ngoài.

“Những công ty xuất nhập khẩu trên những mặt hàng không phải xa xỉ, thì phía ngân hàng dễ bán [đô la] hơn. Còn những công ty nhập hàng xa xỉ thì chắc chắn là ngân hàng sẽ không bán ngoại tệ cho.”

Cũng theo nhà đầu tư này, thì những ngày gần đây, dường như tình hình có vẻ dịu lại, có thể là do chính sách hỗ trợ của Ngân Hàng Nhà Nước bắt đầu có hiệu lực.

Bắt đầu có hiệu lực, nhưng liệu hiệu lực này có kéo dài được lâu? Hiện nay, chính phủ cho biết sẵn sàng dùng hơn 20 tỷ đô la dự trữ để giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái.

JPEG - 34 kb

Khả năng hỗ trợ này không thể kéo dài lâu, trừ khi Việt Nam có sự phối hợp nhịp nhàng và cân đối nhiều mặt khác nhau của chính sách.

Trong số này, chính phủ cũng sẽ phải chấp nhận tính mâu thuẫn tự nhiên về mặt hiệu quả của các công cụ tiền tệ. Chẳng hạn, chính sách duy trì giá cao cho tiền đồng để tránh lạm phát sẽ khiến hàng Việt Nam đắt giá hơn, xuất khẩu từ đó giảm đi.

Việc tái duy trì niềm tin của người dân vào tiền đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về lâu về dài. Chính sách tiền tệ sẽ không thể thực hiện hữu hiệu một khi người dân không còn tin vào đồng nội tệ mà họ đang nắm trong tay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.