Đồng hương khắp nơi xúng xính áo dài đi Hội Tết Sinh Viên 2023, Nam California*

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Tết Sinh Viên lần thứ 41 do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California (UVSA – Union of Vietnamese Student Associations of Southern California) tổ chức tại OC Fair & Event Center, Costa Mesa, trong ba ngày cuối tuần, từ Thứ Sáu đến Chủ Nhật, 27 đến 29 Tháng Giêng, thu hút đông đảo đồng hương khắp nơi. Đặc biệt, rất đông người tham dự xúng xính áo dài truyền thống.

Làn gió Xuân nhẹ nhàng vờn bay hàng ngàn tà áo dài rực rỡ nắng mai trong không gian lễ hội rạng rỡ nụ cười, rền vang lời chúc mừng đầu năm làm hương vị Tết cổ truyền nhẹ len vào lòng khách chơi Xuân.

Cứ Tết là đi Hội Tết Sinh Viên

“Như một thông lệ, năm nào chúng tôi cũng về đây, trước là để tham dự hội chợ cho có ‘mùi Tết,’ sau là để có dịp ăn mặc áo mới,” bà Trương Mỵ Loan, cư dân San Fernando Valley, vui vẻ nói. “Ở đâu trong California thì cũng phải về Little Saigon tại Orange County thì mới gọi là ăn Tết.”

Ông Richard Nguyễn, chồng bà Loan, góp lời: “Năm nào vợ chồng tôi và mấy đứa con chỉ có một dịp này để chụp tấm hình gia đình.”

Gia đình ông phải lái xe gần hai tiếng để đến Costa Mesa.

Trẻ em ngày càng thích áo dài. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt
Trẻ em ngày càng thích áo dài. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt

 

Gia đình ông Đinh Quang Căn cũng mất cùng thời gian lái xe từ Chula Vista.

Ông nói: “Nhưng mà một công đôi ba việc. Tụi tôi đi hội chợ này, chiều ghé thăm mấy người bạn thân rồi sáng mai đi chợ luôn.”

Vậy mà còn có người còn ở xa hơn nữa.

Chỉ ở Little Saigon, thanh thiếu niên mới mặc áo dài chơi Tết. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt
Chỉ ở Little Saigon, thanh thiếu niên mới mặc áo dài chơi Tết. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt

 

Bà Susie Thùy Nghiêm, ở Buffalo, New York, cho biết thời tiết ở California quá lý tưởng.

“Lý tưởng đến nỗi năm ngoái tôi ăn Tết ở Little Saigon và năm nay cũng lại ăn Tết ở Little Saigon nữa. Tôi nghĩ, nếu năm tới lấy phép được, tôi lại về đây nữa. Hội chợ này rất vui và đầy nét văn hóa Việt Nam, giống y như những cái Tết ở làng quê hồi xưa mà mẹ tôi thường kể,” bà Susie chia sẻ.

“Tôi gởi ‘videp clip’ về cho con gái tôi coi. Nó mê lắm nhưng sắp đẻ rồi, bác sĩ khuyên không nên đi xa. Bác sĩ đoán tuần lễ thứ nhất trong Tháng Hai là con tôi sanh,” bà khoe.

Bà khoe rằng tất cả những người quen của bà ở Buffalo đều ghen với bà khi thấy hình bà gởi về.

Nhưng có lẽ người từ xa nhất tham dự hội chợ này là bà Phan Kim Thới, ở Việt Nam qua.

Bà nói như reo: “Trời ơi, bữa trước Tết, nghe lại tiếng pháo, nước mắt tôi tự nhiên nó cứ trào ra, ngăn không được.”

Bà nhỏ giọng: “Mấy chục năm rồi, đâu ai đốt pháo cho mình nghe. Giờ nghe lại, sao mà nó ‘nhói tim.’”

Hai vị khách du Xuân độc đáo. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt
Hai vị khách du Xuân độc đáo. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt

 

Vuốt lại mái tóc bị gió thổi, bà cười: “Tôi thiệt rất ngưỡng mộ mấy người Việt Nam bên này. Đi xa mà giữ được tất cả phong tục, tập quán của ông bà mình. Người mình trong nước không được vậy đâu. Họ vọng ngoại lắm. Cái gì cũng bắt chước Nam Hàn với Trung Quốc hết.”

Bà nhận xét: “Mấy cô, mấy cậu bên này sao mà dễ thương, ai cũng hãnh diện bận áo dài đi chơi. Cháu tôi ở Việt Nam sức mấy mà chịu bận như vậy. Mà bên này ai cũng cười tươi rói, nhìn là thấy mùa Xuân rồi.”

Nghỉ chân nghe tí nhạc Xuân rồi đi tiếp. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt
Nghỉ chân nghe tí nhạc Xuân rồi đi tiếp. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt

 

Sinh viên làm được vậy là giỏi

Hội chợ Quý Mão năm nay có thay đổi chút ít nhưng nhìn chung, vẫn là Hội Tết Sinh Viên với nhiều nét văn hóa, khác hẳn những hội chợ Tết khác của cộng đồng. Đó chính là điều thu hút nhiều người.

Ông Quân Lý, ở Garden Grove, nhận xét: “Tôi đến hội chợ này của sinh viên chừng bốn năm nay. Các em cần nhiều thay đổi nhưng như vậy cũng là khá lắm rồi. Thế hệ trẻ làm được như vậy là giỏi lắm rồi. Muốn có thêm nét văn hóa thì phải có các vị lớn tuổi làm cố vấn.”

Ông mỉm cười: “Mà các vị lớn tuổi thì lại thích tranh cãi và chia rẽ. Với tôi, ở chừng mực này là đủ vui rồi.”

Ông thêm: “Không chia rẽ là đủ vui rồi.”

Nhập gia tùy tục. Chơi Tết Việt phải mặc áo dài Việt. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt
Nhập gia tùy tục. Chơi Tết Việt phải mặc áo dài Việt. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt

 

Ai bảo Tết là của riêng người Việt?

Trong rừng áo quần màu sắc rực rỡ, lác đác có những người da trắng trong áo dài Việt Nam, phụ nữ có, đàn ông cũng có.

Ông Lance Hale, ở La Mirada, tươi cười nói: “Vợ tôi mua cho tôi cái áo này để hôm nay đến đây chơi. Tôi rất thích không khí này, mọi người thân thiện vui vẻ với nhau. Đến đây, vợ tôi vui hẳn lên và tôi cảm thấy gần gũi vợ tôi nhiều hơn. Tôi thích thức ăn Việt Nam và lát nữa phải kiếm gì ăn Tết tại đây.”

Xúng xính trong tà áo dài hồng nhạt, bà Lola Stetson, ở Anaheim, khoe: “Tôi cảm thấy có thêm nữ tính khi mặc áo dài. Đây là lần đầu tôi mặc áo này và trong không khí này, tôi như thấy mình đang mơ. Rất thú vị.”

Người xếp hàng vào hội chợ ngày một đông hơn. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt
Người xếp hàng vào hội chợ ngày một đông hơn. Ảnh: Đằng-Giao/Người Việt

 

Hội Tết Sinh Viên Quý Mão 2023 còn thêm ngày Chủ Nhật từ 11 giờ sáng đến 9 giờ tối nhưng đã gây nhiều lưu luyến.

Bà Phan Kim Thới tiếp: “Còn mấy ngày nữa là tôi phải về Việt Nam rồi, không biết khi nào mơi có dịp trở lại. Tôi sẽ nhớ lắm cái Tết bên này. Người Việt mình ở ‘bển’ đi chơi Xuân mà không ai nở được nụ cười tươi như mấy người bên này. Tôi sẽ nhớ lắm Xuân California.”

Đằng-Giao

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

(Video: Youtube Việt Tân)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”