Dự án Đường Sắt Cao Tốc và những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dư luận trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến dự án Đường Sắt Cao Tốc (ĐSCT). Vì dự án giá trị cả trăm tỉ đô la này gắn liền với vận mệnh của Đất nước. Sự nguy hiểm của dự án ĐSCT không chỉ đơn thuần như vụ Vinashin hay các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Dự án ĐSCT có thể khiến Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Cộng cả một thế kỷ hoặc hơn. Qua báo chí, và dĩ nhiên là “báo chí lề phải”, chúng tôi thấy có những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Ngày 03 tháng 1 năm 2011, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã trả lời báo Sài Gòn giải phóng như sau:

“Nếu làm ĐSCT, có nối mạng với đường sắt cao tốc trong khu vực không thưa bộ trưởng?

JPEG - 31.6 kb
Tổng mức đầu tư dự án đường sắt cao tốc là 56 tỷ USD, bằng 50% GDP của Việt Nam hiện nay. Ảnh minh họa của gouldharrison.co.uk

Có chứ. Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh. Nói chung là phải làm, còn làm thế nào, thời điểm nào, cân nhắc nguồn lực ra sao thì sẽ tùy điều kiện thực tế để thực hiện. 130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 – 10 năm mà làm cho 100 – 200 – 300 năm sau. Tôi khẳng định, đây mới là bước nghiên cứu, còn thời điểm làm, làm như thế nào Chính phủ phải tính, nhưng không thể không làm.” (1)

1. Xin được hiểu “Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh.” theo nghĩa nào???

2. Có phải là dự án ĐSCT của Việt Nam là một phần nhỏ trong dự án ĐSCT ASEAN –Côn Minh hay không?

3. Những quốc gia nào trong ASEAN đã thương thảo với chính phủ Việt Nam và Trung Cộng để đồng ý xây dựng dự án ĐSCT ASEAN và thương thảo vào lúc nào?

4. Chính phủ Việt Nam đã thương thảo với các quốc gia trong ASEAN cũng như với Trung Cộng dự án ĐSCT ASEAN-Côn Minh vào lúc nào?

5. Ai là người đại diện Chính phủ Việt Nam (có thẩm quyền và chịu trách nhiệm) trong các cuộc thương thảo dự án ĐSCT ASEAN-Côn Minh với các quốc gia trong ASEAN và Trung Cộng trong dự án ĐSCT ASEAN-Côn Minh này?

6. Có ai đã hứa “Việt nam sẽ làm dự án ĐSCT” hay không? Người đó là ai? Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước, Chủ Tịch Quốc hội, hay là Thủ tướng Chính phủ? Vì chúng tôi dám chắc ngoài bốn người đứng đầu trên đây thì không có ai dám “hứa sẽ làm” một dự án giá trị cả hàng trăm tỉ đô la!!! Nói một cách khác là lãnh đạo từ cấp Phó thủ tướng và Bộ trưởng không có khả năng, hay dám hứa “sẽ làm” dự án quan trọng này.

Theo các báo điện tử của Báo Đường sắt (2) và VnEconomy (3) đưa tin ngày 21 tháng 01 năm 2011 và được báo điện tử Dân trí (4) đưa tin lại ngày 23 tháng 01 năm 2011 thì “Trung Quốc công bố tuyến ĐS tốc độ cao tới Việt Nam”. Các báo điện tử của Báo Đường sắt và VnEconomy đã đăng lại bản tin này từ China Daily. Và câu hỏi được đặt ra ở đây là:

- Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho dự án ĐSCT của Trung Cộng “băng ngang” qua lãnh thổ của Việt Nam lúc nào?

Rất mong được nghe những lời giải đáp từ các bậc trí giả xa gần.

N. T.

(1) http://sggp.org.vn/congnghiepkt/201…

(2) http://www.baoduongsat.vn//DuongSat…

(3) http://vneconomy.vn/201101210247263…

(4) http://dantri.com.vn/c728/s728-4531…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.