Đức Quốc: Biểu Tình Phản Đối Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau chuyến đi Anh quốc và Ái Nhĩ Lan (Irland) để vận động hợp tác kinh tế và chiêu dụ đầu tư, vào ngày 06-03-2008 thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn đã đến Đức.

Sáng ngày 6-3-2008, mặc dù là ngày thứ Năm trong tuần và đúng vào lúc nghiệp đoàn xe điện và Bus đinh công khắp nơi trên nước Đức, nhưng đã có nhiều đồng bào cố gắng kéo về Berlin để tham dự biểu tình phản đối Nguyễn Tấn Dũng.

* Tại Bộ Kinh Tế liên bang Đức

JPEG - 14.3 kb

Từ 11 giờ sáng, ngay góc đường Invaliden và Scharnhorst là 2 con đường chính dẫn vào Bộ Kinh Tế liên bang Đức ban tổ chức đã giăng những biễu ngữ và cờ vàng Việt Nam Tự Do để dàn chào phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng.

Chương trình bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó bằng Đức ngữ Ban Tổ Chức đã nói lên ý nghĩa và mục đích của cuộc biểu tình đến quần chúng Đức , xen lẫn là những khầu hiệu đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam đã thu hút sự chú ý của khách bộ hành khiến họ đứng nghe và xem nội dung của những biễu ngữ và nhất là tấm hình bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý vào tháng 3 năm 2007. Sau khi đưọc giải thích hầu hết nhũng người Đức đều bày tỏ sự đồng tình với cuộc biểu tình của người Việt Nam. Một người Đức đã cho hay cách đây khoảng 6 năm ông có mặt tại Hà Nội, tình hình vi phạm nhân quyền lúc đó đã tệ hại sau khi được nghe giải thích việc CSVN ngày càng đàn áp nhân quyền tinh vi hơn ông đã lắt đầu ngao ngán và động viên đoàn biểu tình “các anh làm đúng lắm và cứ tiếp tục như thế ” và chúc cho cuộc biểu tình thành công.

13giờ 20những tiếng hô đả đảo liên tục vang rền góc phố . Với những căm phẫn sẳn có của đồng bào từ sự việc CSVN đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, tôn giáo, đàn áp dân oan khiếu kiện cho đến sự khiếp nhược trước sự xâm lấn Hoang sa và trường sa của trung cộng, nhưng lại ngăn cấm và giải tán các cuộc biểu tình của đồng bào trong nước phản đối trung cộng hầu bày tỏ lòng yêu tổ quốc của mình, cho nên vào lúc 13 giờ 20, giờ theo chương trình Nguyễn Tấn Dũng sẽ được đón tại cỗng vào nằm trên đường Invaliden, khi chiếc xe Bus và một vài xe hơi Limousin nhỏ chạy ngang đoàn biểu tình lập tức mọi người trong đoàn biểu tình đã cùng nhau phất cờ và hô vang rền những khẫu hiệu : Tự do cho VN, Nhân quyền Cho VN, Đả đảo tập đoàn buôn dân bán nước Hà Nội…

Người ta thấy làm lạ vì các chiếc xe Mercedes không có cờ hiệu của VC, có nghĩa hoặc là Dũng đi vào bằng cổng khác chứ không như chương trình do Bộ Kinh Tế đã phổ biến. Có lẽ vì sợ bị ăn trứng gà thối giống như Nông Đức Mạnh và người tiền nhiệm của mình là Phan Văn Khải nên Dũng đã phải né tránh chạm mặt với đoàn biểu tình.

Buổi biểu tình trước Bộ Kinh Tế chấm dứt vào lúc 13giờ 45 và mọi người di chuyễn về Phủ Thủ Tướng liên bang Đức để sửa soạn cho buổi biểu tình thứ hai.

* Tại Phủ Thủ Tướng liên bang Đức

JPEG - 50.6 kb

14 giờ 30 trước phủ thủ tướng đối diện với sân chính khoảng 200 mét, nơi diễn ra nghi lễ đón tiếp quốc khách, đội hình đoàn biểu tình với hàng cờ vàng VNTD và biễu ngữ đòi nhân quyền, tự do cho VN đã sẳn sàn để “dàn chào” Nguyễn Tấn Dũng.

15 giờ khi xe của Nguyễn Tấn Dũng đến thì những tiếng hô đả đảo cộng sản, đả đảo nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Tấn Dũng go home, tự do cho VN, vang rền , sự việc này đã làm cho hàng trăm du khách thăm quan hiếu kỳ đứng lại quan sát. Sau khi được nghe giải thích một số du khách đã cùng đứng chung vào đoàn biểu tình để biểu đồng tình.

“Chuyện gì xảy ra vậy?”. Một người Đức đã hỏi.
Sau khi đưọc giải thích cặn kẽ về việc ăn mày viện trợ, người đàn ông Đức này đã nói.
“Tôi không hiễu nổi tại sao chính phủ Đức lại có thể viện trợ cho một chính quyền độc tài như CSVN như thế”

Khi dàn quân nhạc bên trong đánh bài Tiếng Quân Ca thì bên ngoài đoàn biểu tình đã hát vang bài Tiếng Gọi Công Dân. Dù cảnh sát có yêu cầu đoàn biểu tình giử yên lặng nhưng cũng không cãn nổi cho đến khi chấm dứt bài Tiếng Gọi Công Dân.

Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng nghe thấy những tiếng hô đả đảo và thấy hàng cờ vàng của đoàn biểu tình tung bay. Thật ê chề cho Thủ tướng của nước CHXHCNVN, ra hải ngoại là bị người Việt Nam đả đảo và khinh bỉ.

Sau khi nghi thức tiếp đón chấm dứt đoàn biểu tình dùng loa phóng thanh và ngôn ngữ Đức để giải thích cho khách bộ hành biết về lý do tập họp của người Việt Nam hôm nay tại đây. Những tờ truyền đơn và hình ảnh cha Lý bị bịt miệng cũng được phát đến khách bộ hành đứng nghe. Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 16 giờ.

Ngày hôm sau 7-3-2008 Nguyễn Tấn Dũng lại được người Việt tị nạn tại Frankfurt dàn chào lần thứ 3 khi đến chiêu dụ doanh nhân Đức đầu tư.

JPEG - 146.8 kb

JPEG - 138.6 kb

JPEG - 162.2 kb

JPEG - 145.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.