Dựng Cờ Chính Nghĩa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách nay đúng 23 năm, vào ngày 8 tháng 3 năm 1982, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã công khai xuất hiện trước dư luận Việt Nam và Thế giới, qua buổi lễ công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị, tại một khu chiến trong vùng Ba Biên Giới. Hình ảnh của buổi lễ và nội dung của bản Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận đã làm nức lòng đồng bào ở trong và ngoài nước về sự xuất hiện một lực lượng đấu tranh, công khai đối đầu lại chế độ Việt cộng, sau gần 7 năm buông xuôi và thất vọng của đồng bào cả nước, khi Cộng sản Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Bản Cương Lĩnh Chính Trị, công bố ngày 8 tháng 3 năm 1982, đã xác định tính chất của cuộc đấu tranh là: GI ẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC, toàn thể đất nước, để xây dựng lại quốc gia.

Kẻ thù được nhận diện minh bạch: Đó là thiểu số tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và những thế lực hỗ trợ ở đàng sau.

Hàng ngũ của dân tộc đã được minh định rõ ràng là: Toàn thể nhân dân Việt Nam từ Nam chí Bắc, đang chống lại chế độ Việt cộng dưới bất kỳ hình thức nào.

Lập trường đấu tranh cũng đã được khẳng định là: Lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản – Lấy đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí – để đấu tranh trường kỳ.

Trong tinh thần đó, ngày 8 tháng 3 năm 1982 đã được Mặt Trận xiển dương là Ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa.

Ngày hôm nay, tình hình thế giới và tình hình Việt Nam đã có những thay đổi, khiến cho cục diện đấu tranh không còn giống như cách nay 2 thập niên, nhưng những chủ trương căn bản của Cương Lĩnh Chính Trị vẫn còn nguyên giá trị. Đó là: Chấm dứt sự thống trị của chế độ cộng sản trên lãnh thổ Việt Nam, để xây dựng lại một nước Việt Nam thực sự tự do, độc lập và phát triển. Trong tinh thần nhìn lại một chặng đường đấu tranh đã qua, chúng ta hãy cùng nhau lượng duyệt một vài điểm căn bản của bản Cương Lĩnh Chính Trị để thấy những giá trị thực tế và lâu dài của chủ trương vừa nói.

* * *

Hai mươi ba năm về trước, những ý niệm kháng chiến, giải phóng vẫn còn là điều gì mới lạ. Tình trạng suy sụp niềm tin và kinh hoàng về sức mạnh đàn áp của bạo quyền Việt cộng còn làm cho nhiều người không dám dùng đến những từ ngữ này. Trong khi đó, thế giới buông xuôi và cầu an đã nhắm mắt làm ngơ trước thảm kịch Việt Nam, nên chỉ tự xoa dịu lương tâm bằng những biện pháp cúu trợ người tỵ nạn. Thế giới bị khủng hoảng niềm tin trước làn sóng đỏ, và che đậy sự bất lực của họ đằng sau nguyên tắc ’bất can thiệp vào nội bộ nước khác’, để khỏi phải đề cập đến những vi phạm trắng trợn của Việt cộng, từ vi phạm những hiệp định đã ký kết đến những nguyên tắc nhân quyền và dân quyền của người Việt.

Hai mươi ba năm về trước, chỉ có dân tộc Việt Nam mới dõng dạc lên tiếng để phủ nhận quyền thống trị của tập đoàn thiểu số thống trị Việt cộng, và dõng dạc tuyên xưng chính nghĩa đấu tranh giải phóng của mình. Nội dung Cương Lĩnh Chính Trị đã nêu rõ lý do vì sao dân tộc Việt Nam phải đấu tranh để giành lại tự do và quyền làm người. Thời đó, chẳng có một trào lưu quốc tế nào công nhận sự kiện này. Thời đó, trào lưu quốc tế là trào lưu phủi tay tháo chạy, chấp nhận sự đã rồi. Chỉ có người Việt Nam mới không chấp nhận sự đã rồi và vùng lên kháng chiến. Chúng ta đã kháng chiến vì quyền lợi dân tộc, chẳng cần ai khuyến khích, hỗ trợ hay cho phép.

Cương Lĩnh Chính Trị công bố ngày 8 tháng 3 đã vạch ra con đường cứu nước của người Việt:

Con đường đó là lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, không lấy hậu thuẫn ngoại quốc làm điều kiện thành công.

Con đường đó là lấy đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí, không dựa vào khí giới của nước ngoài để làm sức mạnh cho mình.

Con đường đó là tiến hành hợp tác quốc tế để vận dụng thế giới cùng giải quyết một vấn đề chung của dân tộc Việt Nam và của thế giới, không chờ nhận viện trợ ngoại quốc làm điểm tựa, vì dân tộc Việt Nam không muốn ngửa tay nhận viện trợ theo những nhu cầu nhất thời, khi có khi không, hoặc luôn luôn kèm theo điều kiện, của nước ngoài.

Con đưòng đó là tiến hành đấu tranh toàn dân toàn diện, đặt trên căn bản Vận Dụng, không tiến hành chiến tranh quân sự, vì điều kiện thực tế của đấu tranh giải phóng là huy động chính nghĩa thành sức mạnh tiến đánh kẻ thù mọi nơi mọi cách, và cũng để bảo toàn tiềm lực quốc gia.

Con đường đó là trường kỳ đấu tranh, để hoàn toàn giải phóng dân tộc trên khắp lãnh thổ, không chấp nhận mọi tương nhượng thỏa hiệp hay chia cắt của kẻ thù.

Con đường đấu tranh nói trên đã đưa đến hai nỗ lực quan trọng và ảnh hưởng kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Nỗ Lực Thứ Nhứt Là Dân Ta Đã Lấy Lại Niềm Tin Vào Sức Mạnh Dân Tộc

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam, và từ kẻ xâm lược đã trở thành kẻ thống trị. Lúc đó, Việt cộng được sự yểm trợ dồi dào của Liên Xô và hung hăng hăm dọa các nước láng giềng. Việt cộng có một uy thế thực tế, và còn mạnh hơn sự thực, vì đặt trên chính sự thờ ơ và buông xuôi của thế giới. Trong bối cảnh đó, người Việt Nam đã tự tạo nên khí thế quật khởi là nhờ sự đảm lược của một số người Việt đã rời bỏ cuộc sống ấm êm nơi hải ngoại, quay trở về vùng rừng núi Đông Dương, bắt tay với những người can đảm tại quốc nội, cùng dựng lại ngọn cờ Chính Nghĩa. Chính khí thế này đã làm cho người Việt Nam ở trong và ngoài nước, sau những năm tháng dài buông xuôi trong tuyệt vọng, đã nhìn ra điểm cốt lõi rằng: Không ai thương dân Việt bằng người Việt; và: Muốn giải phóng Việt Nam, người Việt Nam phải tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc cùng ý chí đấu tranh của chính mình. Từ đó, giải phóng Việt Nam đã trở thành một nhiệm vụ chung của mọi người Việt Nam, không phân biệt già trẻ, nam nữ hoặc ở trong hay ngoài nước. Mọi người đã tham gia bằng niềm tin quyết thắng, không chờ đợi sự hậu thuẫn của bất cứ quốc gia nào như trong quá khứ. Đương nhiên, kẻ thù Việt cộng và những thành phần tay sai đã không ngồi yên, mà đã tung ra nhiều chiêu bài giả trá, bằng cách dựng chuyện, vu cáo, chụp mũ với mọi thủ đoạn đê tiện đối với các hoạt động của Mặt Trận, nhằm ra sức lung lạc niềm tin của đồng bào vào công cuộc đấu tranh. Nhưng Việt cộng đã hoàn toàn thất bại vì niềm tin và ý chí của đồng bào không chỉ đặt trên những hoạt động bề nổi, mà còn là chiều sâu trong lương tâm của mỗi người đối với Tổ Quốc Việt Nam.

Niềm tin này lại còn được xác định mạnh mẽ hơn khi chúng ta chứng kiến những phong trào đấu tranh quần chúng bộc phát tại các nước cựu cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cách nay 15 năm, khi hàng triệu người dân, không một tấc sắt trong tay, đã hiên ngang xuống đường đòi dân chủ, đòi tự do, đòi nhân quyền, và đã giật sập hàng loạt những chế độ độc tài trong một thời gian kỷ lục. Kết quả này có được chính là nhờ mọi người đã đặt hết niềm tin vào sức mạnh của đại khối dân tộc để làm cuộc quật khởi. Do đó mà sau 23 năm nhìn lại, chúng ta càng tự tin thêm rằng: Những gì đi ngược lại nguyện vọng của người dân, những gì làm chia rẽ và hủy hoại tiềm lực dân tộc, chắc chắn là sẽ bị đào thải bởi sức mạnh của toàn dân.

Nỗ Lực Thứ Hai Là Dân Ta Đã Giữ Vững Trận Tuyến Đấu Tranh, Không Chấp Nhận Mọi Hình Thức Thỏa Hiệp Với Kẻ Thù

Biến cố tháng 4 năm 1975 đưa cả nước vào vòng kềm kẹp của chế độ Việt cộng, nhưng cũng đồng thời tạo cho người dân Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc có dịp tiếp xúc, và đặc biệt là người dân miền Bắc nhìn ra đời sống trù phú của miền Nam, để bắt đầu suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội cũng như khả năng hèn kém của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội. Chủ trương ’tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa’ của Việt cộng, vào lúc đó, chỉ là kế sách phá hoại thêm đất nước, khiến cho nước ta vốn đã chậm tiến so với láng giềng, lại sớm rơi vào vòng lạc hậu và nghèo đói nhất nhì thế giới. Mặt khác, những người đảng viên cán bộ trước đây theo đảng CS vì động cơ yêu nước, đã bắt đầu suy nghĩ và nghi ngờ về thiên đường xã hội chủ nghĩa mà họ đã bị nhồi nhét trước đó. Trong bối cảnh đó, Cương Lĩnh Chính Trị công bố cách nay 23 năm, tuy minh định kẻ thù của dân tộc là tập đoàn thiểu số lãnh đạo đảng Cộng sản, nhưng cũng đã đề ra chủ trương kêu gọi những người lầm đường đi theo Việt cộng hãy phản tỉnh trở về với đại khối dân tộc, hầu cùng nhau đấu tranh chống lại một thiểu số bạo ngược đang cầm quyền.

Với quan niệm này, Cương Lĩnh Chính Trị đã vạch ra trận tuyến đấu tranh, vào lúc đó, là một cuộc đối đầu giữa đại khối dân tộc yêu chuộng tự do dân chủ, với một thiểu số bạo quyền Việt cộng. Trận tuyến này đã giúp cho chúng ta cùng chọn một thái độ dứt khoát là: Không bao giờ chấp nhận sự tương nhượng, thỏa hiệp hay bắt tay với kẻ thù Việt cộng, dưới bất kỳ hình thức nào. Chính nhờ tinh thần đấu tranh dứt khoát, toàn diện và triệt để này, dân ta đã đẩy bạo quyền Việt cộng vào chân tường, và biến nó trở thành một gánh nặng mà Liên Xô khó thể chịu đựng được lâu dài, nên đã buộc Hà Nội phải tung ra chính sách tự cứu bằng chiêu bài đổi mới từ năm 1986.

Từ đó cho đến nay, Việt cộng cố tung ra nhiều đòn trá ngụy đối với cộng đồng dân tộc, và tìm thế hòa dịu với các nước thù nghịch trước đây, để tìm phương tiện nuôi sống chế độ. Nhưng dân ta, đặc biệt là cộng đồng người Việt hải ngoại, đã cương quyết không chấp nhận mọi hình thức thỏa hiệp và đã quyết liệt chống lại mọi chiêu bài trá ngụy của Hà Nội. Bởi vì qua kinh nghiệm lịch sử, chúng ta đã nhìn thấy rõ: Những biện pháp thời cơ hay thỏa hiệp đều không giải quyết rốt ráo được vấn đề thực tế của bài toán Việt Nam, và sớm muộn cũng sẽ bị dân ta loại bỏ, vì người Việt Nam không muốn đặt đất nước và dân tộc lên bàn cờ quốc tế, lại càng không muốn bị lãnh đạo bởi những con cờ của quốc tế cộng sản từng bị tung lên vứt xuống nhiều lần trong lịch sử cận đại.

* * *

Hai mươi ba năm về trước, trong bối cảnh lớn mạnh của phong trào kháng chiến, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã ra đời, với mục tiêu kết tụ những nhân tố nòng cốt của Mặt Trận thành một đội ngũ cách mạng, để vừa điều hướng công cuộc đấu tranh cứu nước, vừa chuẩn bị những nền tảng canh tân Việt Nam trong lâu dài. Bởi vì: Đấu tranh chấm dứt ách độc tài Việt cộng chỉ là bước đầu phải vượt qua trong tiến trình giải quyết bài toán lạc hậu và chậm tiến của đất nước đã kéo dài hàng thế kỷ. Nhưng, do nhu cầu của công cuộc đấu tranh vào lúc đó, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã chọn lựa phương thức hoạt động tiềm ẩn bên trong chính lược Mặt Trận. Hai thập niên trôi qua, mối liên hệ giữa Mặt Trận và Việt Tân chính là hình với bóng của những năm tháng khắc phục mọi khó khăn, mọi đổ vỡ của dân tộc, để vừa gầy dựng lại niềm tin quật khởi của toàn dân, vừa kết tụ những con người yêu nước, trang bị lý tưởng canh tân dân tộc, cho những mục tiêu đường dài. Nói cách khác, Mặt Trận là công cụ đấu tranh đã được hình thành nhằm đáp ứng giai đoạn đối đầu gay gắt giữa hai khối cộng sản và tự do trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Đảng Việt Tân là một lực lượng cách mạng, quy tụ những người có tâm huyết, cùng nhau theo đuổi chủ trương đường dài là canh tân Việt Nam, qua mọi thời kỳ, với mọi thế hệ.

Sau hai mươi ba năm, kể từ ngày 8 tháng 3 năm 1982, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã chu toàn sứ mạng lịch sử và đã ngưng hoạt động vào ngày 19 tháng 9 năm 2004, kết thúc một hình thái đấu tranh mà những nguời tiên phong của Mặt Trận đã gầy dựng trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng xuất hiện công khai từ đó, không phải để thay thế vai trò đấu tranh của Mặt Trận, mà là để thúc đẩy những thay đổi thuận lợi của tình hình, mở ra một thế trận mới: Kết hợp hài hòa hai mặt đấu tranh Dân Sinh và Dân Quyền. Nghĩa là vừa hỗ trợ người dân đấu tranh để thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của đảng Cộng sản trên mặt đời sống; vừa đẩy mạnh những nỗ lực đòi tự do dân chủ và nhân quyền, với kết quả sau cùng là sự vùng dậy của toàn dân qua những phong trào đấu tranh quần chúng, tạo thành những áp lực đa diện và liên hoàn, để dẫn đến sự cáo chung của ách độc tài Việt cộng, như những tiến trình cách mạng êm thắm đã từng xảy ra ở Đông Âu, Liên Xô cũ. Đây là tiến trình đấu tranh mà mọi lực lượng vì dân tộc sẽ hiệp sức tiến hành vì nó vừa phù hợp với xu thế của thời đại, vừa đáp ứng tình hình Việt Nam hiện nay.

* * *

Hai mươi ba năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của thế giới và Việt Nam. Tình hình này đã khiến cho chúng ta chọn lựa sự thay đổi một số hình thái đấu tranh thích ứng. Nhưng phải nói là: 30 năm sau, kể từ khi Việt cộng cưỡng chiếm miền Nam vào tháng 4 năm 1975, mục tiêu và chủ trương đấu tranh của chúng ta không hề thay đổi. Mục tiêu đấu tranh vẫn là chấm dứt ách độc tài Cộng sản Việt Nam, để canh tân quốc gia. Ưu tiên hàng đầu vẫn là chủ trương GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC, toàn thể đất nước, bằng chính sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là lời khẳng quyết kiên định lập trường. Đó còn là một sứ mạng mà toàn thể đảng viên và cán bộ của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng ôm ấp và ghi nhớ, trên con đường phục vụ CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA VÀ DÂN TỘC.

Nguyễn Kim
Ngày 8 tháng 3 năm 2005.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.