Đứng ngoài chính trị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi có thể đứng ngoài một căn phòng (vì nó dơ dáy), hoặc đứng ngoài một trận đá bóng (vì tôi không thích) nhưng tôi không thể đứng ngoài chính trị. Chính trị xâm nhập vào cuộc sống của tôi từng giây, từng phút, từng ngày: miếng cơm tôi ăn, cái áo tôi mặc, chiếc xe tôi đang chạy, chương trình TV tôi đang xem… tất cả đều thấm đẫm chính trị, thể hiện qua giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá điện nước. Thể hiện qua thuế VAT, thuế cầu đường, thể hiện qua nội dung các chương trình TV.

Cả con cái tôi nữa, chính trị cũng chui vào cặp sách của nó, nằm chình ình trong nội dung sách giáo khoa, trong sinh hoạt Đoàn, Đội… trong giáo án, trong cách giảng dạy của thầy cô…

Mỗi sáng, khi nhìn đứa cháu tám tuổi mang chiếc cặp nặng trĩu oằn vai, tôi cứ thấy cái bóng ma chính trị đang nằm vắt vẻo một cách thô bạo và trơ trẽn trên đôi vai gầy yếu tội nghiệp của nó. Nó bé bỏng, mong manh như thế mà cũng không thoát khỏi nanh vuốt của chính trị. Vậy thì bạn? Bạn nghĩ mình đã thoát ra khỏi nó và đứng ngoài cuộc sao?

Im lặng hay phản kháng đều là chính trị. “Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn.” (Aung San Suu Kyi).

Cho nên vấn đề quan trọng không phải là tìm cách đứng ngoài chính trị (vì bạn không thể làm được điều đó) mà là chọn lựa một thái độ, một chỗ đứng. Trong từ điển Hán – Việt thì “chỗ đứng” tức là “lập trường”.

Vậy lập trường của bạn là gì?

ĐÀO HIẾU

(Trích tác phẩm “Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển”)

Nguồn: Blog Đào Hiếu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.