Dùng tiền để chống tham nhũng?

Bộ trưởng Bộ Tài chính CSVN Đinh TIến Dũng. Ảnh: TPO
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vậy số tài sản tham nhũng khổng lồ khiến cho kiệt quệ ngân sách nằm ở đâu mà lại để dân phải đóng thuế phục vụ phòng chống tham nhũng?

Người dân đã cùng một lúc phải gánh chịu hai loại trách nhiệm và thiệt hại nặng nề khi xảy ra tình trạng tham nhũng trong một thể chế nhà nước: một là, số tài sản ngân khố bị thâm thụt vì bị cán bộ công quyền đục khoét và lạm đoạt; hai là, vì sự thâm thụt ngân khố mà đã bị giảm chất lượng cuộc sống do không có tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, nay lại phải còng lưng đóng thuế để khắc phục lại hậu quả do chính cán bộ công quyền gây ra.

Ảnh chụp bài báo TPO. Ảnh: FB Luân Lê (LS Lê Luân)
Ảnh chụp bài báo TPO. Ảnh: FB Luân Lê (LS Lê Luân)

Vừa rồi có đại biểu còn cho rằng người bán trà đá có tỷ suất lợi nhuận cao nhất thế giới mà không nộp đồng thuế nào, nên cần phải tìm cách để đánh thuế những đối tượng này. Trong khi mức thu nhập và trị số lợi nhuận ròng mới là thứ quyết định đến giá trị sống của một người, mà điều này thì những người bán trà đá đầu tắt mặt tối lam lũ vất vả cũng chỉ có thể kiếm được những đồng tiền lẻ, nhiều lắm cũng chưa đến chục triệu đồng một tháng.

Trước đó thì rầm rộ về chính sách đánh thuế căn hộ lớn hơn 700 triệu đồng và xe ô tô từ 1.5 tỷ trở lên. Và như vậy gây ra tình trạng thuế chồng thuế vì đánh thuế vào cả tài sản đã được đóng thuế thu nhập cá nhân và trên cả khoản tiền vay đối với dòng tiền dùng để mua nhà hoặc mua xe. Hơn nữa, xe ô tô là loại hàng hoá đã gánh chịu đủ các loại thuế khiến cho tổng giá trị của nó khi bán ra thị trường thường gấp 2 đến 3 lần giá trị thực của xe, nên càng không thể đánh thuế chồng lên thuế.

Hơn nữa là, việc chống tham nhũng không thể phụ thuộc vào tài sản hay tiền bạc của dân, mà là phụ thuộc vào cơ chế tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước. Người dân chỉ có thể cung cấp thông tin hoặc hợp tác trong việc tố giác hoặc điều tra những vụ tham nhũng. Vì vậy nói rằng thuế tài sản là để dùng cho việc phòng chống tham nhũng là đang đánh tráo khái niệm. Vì tham nhũng là vấn đề của quyền lực chính trị và đối tượng bị chiếm đoạt là tài sản mà nó là tiền thuế của dân, nên không thể lại lấy tiếp tài sản của dân để dùng tài sản đó nhằm chống lại sự tha hoá của quyền lực. Vì thế mới có chuyện, vị bí thư tỉnh Ninh Bình vừa phát ngôn thẳng thắn mà cho rằng việc tăng vốn dự án từ 72 tỷ lên 2.545 tỷ (gấp 35 lần) là do “lỗi cơ chế”. Vậy thì không có sự liên quan cơ yếu giữa việc đánh thuế tài sản và việc chống tham nhũng là một mệnh đề có tính ràng buộc hoặc là thể hiện sự liên kết nào đó.

Nguồn: FB Luân Lê (LS Lê Luân)

Tham khảo:

https://www.tienphong.vn/kinh-te/thu-thue-tai-san-de-phuc-vu-phong-chong-tham-nhung-1277374.tpo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.