Đuốc Bắc Kinh Đến San Francisco, Bắc Mỹ, Trong Bàng Hoàng Ngột Ngạt Chống Đối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cơ quan an ninh tổng hợp được tăng cường mạnh mẽ cho cuộc chạy tiếp sức Đuốc Thế Vận Bắc Kinh tại địa điểm nổi danh San Francisco của Bắc Mỹ, mà theo lời viên thị trưởng Gavin Newsom, ” thành phố sẽ phải đối đầu với những căng thẳng về an ninh biểu tình lớn nhất trong lịch sử “.

Ngọn đuốc thế vận đã hạ cánh vào sáng sớm thứ Ba, sau nhiều cơn ác mộng chống đối bên Âu châu, được giữ kín, và trưa ngày thứ Tư 9 tháng 4 năm 2008, sẽ được chạy phô diễn trên đoạn đường dài 6 dặm dọc theo khu thắng cảnh ngoạn mục bên bờ những cầu tầu vùng nước nội Vịnh.

JPEG - 169.4 kb

Lộ trình kín, với nhiều thay đổi trước đây, bắt đầu (1 giờ chiều) từ vận động trường AT&T Park, dọc theo đường The Embarcadero dài 4 dặm cạnh nội vịnh, hướng về dốc cầu ngư cảng (Fisherman’s Wharf), rồi vòng ngược lại trên đường The Emarcadero, 2 dặm cuối, trước khi dừng chân (gần 4 giờ chiều) tại quảng trường Justin Herman Plaza, cuối đại lộ Market.

Gần 80 lực sĩ (1 người đã bỏ cuộc vì lý do chính trị hay lý do an toàn cá nhân) chuyển đuốc, được tuyển chọn trong hàng ngũ các đại công ty, ban ngành chính phủ và cơ quan thể lực tại địa phương, được “hộ tống bao bọc” chung quanh bằng hàng rào cảnh sát tổng hợp, suốt chặng đường dài, tưởng như bất tận. Theo cơ quan trách nhiệm sở tại, hàng ngàn nhân viên an ninh, gồm cảnh sát đồng và thường phục, nhân viên tuần tra xa lộ(CHP), nhân viên sở điều tra liên bang (FBI), nhân viên nha tư pháp (DOJ) và đội chống bạo loạn (SWAT) đã phải chạy bộ, chạy xe, và án ngữ tại các yếu điểm dọc lộ trình chạy rước đuốc.

JPEG - 81.8 kb

Ban tổ chức cho biết để tránh nạn “dựt tắt đuốc” như ở Âu châu, ít nhất có 3 vòng đai bảo vệ đoàn lực sĩ này, vòng trong cùng chạy bộ là sở cảnh sát (Sheriff Dept.), vòng ngoài là xe đạp (DOJ của Bộ ngoại giao), vào 3 là đoàn motor cảnh sát (CHP). Đó là chưa kể các biệt đội SWAT và FBI tại các khúc quanh cổ cò chật hẹp trên lộ trình. Trên trời thì có trực thăng không tuần. Dưới nước thì có lực lượng phòng vệ duyên hải (US Coast Guards) trong nội vịnh.

JPEG - 180.9 kb

Từ những hình ảnh hỗn loạn xảy ra ở Athens (Hy Lạp), Luân Đôn (Anh Quốc) và Ba Lê (Pháp Quốc), thành phố San Francisco không thể không lo lắng, một là sự an toàn và thể diện của phái đoàn chạy đuốc, một là sự an ninh và quyền tự do biểu tình của hàng chục ngàn các sắc dân không mặn mà với chế độ ác đảng toàn trị ở Bắc Kinh.

Nhiều ngày qua, tại nhiều nơi vùng Vịnh, từ San José phía Nam vịnh, đến San Francisco, Bắc vịnh, đồng hương Việt Nam tỵ nạn đã từng tham gia nhiều sinh hoạt rước đuốc nhân quyền đủ loại, của thiền phái tu tập Pháp Luân Công Đại Pháp, của những nhà cựu tranh đấu Đài Loan trong biến cố Thiên An Môn, từ Đuốc Miến Điện, đến Đuốc Tây Tạng, với cùng một mục tiêu: tập dợt cho ngày 9 tháng 4 năm 2008, “dập tắt ngọn lửa ác quỷ Bắc Kinh, qua vỏ bọc nhân hòa Thế Vận”, sẽ đi qua thành phố duy nhất trên địa lục Bắc Mỹ, Cựu Kim Sơn, nơi kỳ quan Cầu Kim Môn (Golden Gate). Nơi đây đã đang được nhắc nhở nhiều lần trên mạng lưới thông tin điện tử, qua hình ảnh 2 chiếc phướng, 1 trắng, 1 đen, mang bản thông điệp của giới trẻ thân hữu Tây Tạng (toán Tibet Team) – “1 thế giới, 1 giấc mơ, Tây Tạng Tự Do” – tung bay lộng gió bên những lá cờ Tây Tạng, trên ba hàng dây cáp đôi, suốt 4 giờ đồng hồ, trưa mồng 7 tháng 4 năm 2008.

Nhưng chuẩn bị cho Đuốc Bắc Kinh là cả một công trình, cho cả 3 phía, ban tổ chức đến từ trời Âu, bộ chỉ huy thành phố San Francisco, và những nhóm sắc dân chống đối, Miến Điện, Tây Tạng, Đài Loan và Việt Nam…

JPEG - 84.4 kb

JPEG - 54.4 kb

Trưa thứ ba, 8 tháng tư, đến đêm khuya cùng ngày, lực lượng Tây Tạng Tự Do và các cơ sở chùa chiền Tây Tạng tại địa phương, cũng như, theo báo chí địa phương, hàng chục ngàn người từ những tiểu bang lân cận đã tề tựu về đây, tham dự cuộc biểu dương nhân quyền cho Tây Tạng tại Quảng Trường Liên Hiệp Quốc, United Nations Plaza (Market và Hyde), biểu tình tại lãnh sự quán Trung Cộng (Geary và Laguna), rồi Đêm Thắp Nến Nguyện Cầu tại Toà Thị Chính, ngay Civic Center. Khách danh dự của những người đấu tranh Tây tạng gồm có Hồng Y (Nobel Hòa Bình) Desmond Tutu, nam tài tử nổi danh (cũng là môn đệ tâm linh của Ngài Đạt Lai Lạt Ma) Richard Gere, một số lực sĩ huy chương thế vận, và đại diện văn phòng thượng nghị sĩ liên bang Diane Feinstein (D, California).

JPEG - 92.3 kb

Từ sáng sớm ngày sôi nổi giữa tuần, thứ tư định mệnh, 9 tháng 4 năm 2008, các hhóm sắc dân chống đối Đuốc Bắc Kinh đã tề tập điều hợp các tiểu nhóm khắp nơi trên lộ trình.

Theo tin tức ghi nhận được, Bản đồ hành động tổng hợp sơ khởi cho biết sự “chấn đóng” như sau:

- Nhóm cư sĩ Phật Giáo Miến Điện chấn giữ Dậm-1 (phát xuất) ở Mc Covey Cove (Cầu Trường AT&T Park).
- Nhóm Thanh Niên Thân Hữu Tây Tạng chấn giữ Dậm-2 (Ferry Park) trên lộ trình The Embarcadero.
- Nhóm Cộng Đồng Người Việt bắc California (Federation of Vietnamese Americans, Northern California) chấn giữ Dậm-3 (Ferry Buidling) trên lộ trình The Embarcadero.
- Nhóm Liên hiệp Nhân Quyền cho Darfur sẽ cùng chấn giữ khu vực giữa Cầu tầu-2 (Ferry Park) và Câu tầu-1 (Ferry Building) trên lộ trình The Embarcaderọ
- 

JPEG - 125.3 kb

Nhóm Dân Chủ Miến Điện chấn giữ Dậm-4, gần Aquatic Park, trên đường Beach.
- Nhóm Thân Hữu Miến Điện chấn giữ Dậm-5 và tháp tùng đoàn bộ hành qua cầu Kim Môn, từ Vista Point.
- Nhóm tổng hợp (Miến Điện, Tây Tạng, Darfur và Việt Nam) sẽ chấn giữ Dậm-6, cuối cùng, tại quảng trường Justin Herman Plaza.

Con đường dài tiếp sức Đuốc Bắc Kinh ở Luân Đôn (30 cây số) và Ba Lê (20 cây số), với nhiều ngăn trở dọc đường và huỷ bỏ một số trạm. Con đường ngắn 6 dậm (chỉ hơn 10 cây số) ở Cựu Kim Sơn cũng sẽ gặp không ít vất vả, theo lời bình của BTC đuốc thế vận Bắc Kinh, thị trưởng Gavin Newsom, và các nhóm chống đối.

JPEG - 211.3 kb

JPEG - 177.7 kb

JPEG - 209.3 kb

JPEG - 71 kb

San Francisco, trong những ngày “bình thường” cũng từng là thành phố của biểu tình tự do ngôn luận. Há lẽ trong ngày “hội lớn” rước đuốc Bắc Kinh, lồng trong những trù dập nhân quyền bởi đảng quyền CSTQ khắp thế giới, lại yên chuyện hay sao.

Lhasa! Ngưỡng Quảng! Darfur! Thiên An Môn! Trường Sa! Hoàng Sa!, những ngọn lửa Tư Do đã tập tụ về đây, để vùi tắt ngọn lửa ác ma Bắc Kinh, qua cái phô diễn “phi chính trị ” của Đuốc Thế vận 2008.

San Francisco, hôm nay là cái nôi của chính trị quốc tế, lòng chảo của chính trị quần chúng, bàn đạp của chính trị sắc dân. Đuốc bắc Kinh vào Bắc Mỹ, rồi còn gặp khó khăn nào nữa ở Nam Mỹ, Úc châu, Á châu, và hải trình ô nhục Ma cao-Hồng Kông-Hoàng Sa-Saigon, trước khi xuyên qua hàng chục thành phố nội địa, để yên nghỉ tại Bắc Kinh, bắt đầu 08-08-08. (Hà Thạch Danh – VNN tường thuật tại SF)

****

Olympic Torch protest in San Francisco

****

San Francisco: Olympic torch protest II

****

OLYMPIC TORCH PROTEST (TAKING OVER BUS) IN SAN FRANCISCO

****

San Francisco: End, No Closing Ceremony

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.