Geneva Summit kỳ thứ 15: Phản bác các tuyên truyền của các chế độ độc tài 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 14 tháng 5, 2023, tại Geneva Thụy Sĩ đã diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân chủ lần thứ 15.

Hội nghị được tổ chức đều đặn hàng năm kể từ năm 2009 và luôn vào thời điểm mà Liên Hiệp Quốc có những buổi họp thường niên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ để các thành viên lần lượt tường trình tình hình nhân quyền tại quốc gia của họ.

Mục đích của Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ là để nêu lên tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm vào một số trường hợp cấp bách cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị Geneva Summit là môi trường thuận lợi cho các nhà hoạt động nhân quyền cũng như các nạn nhân có một diễn đàn rộng lớn để nói lên các vi phạm nhân quyền mà chính quyền nước họ đang cố tình che dấu dư luận thế giới.

Năm nay, ban tổ chức đặc biệt tạo cơ hội cho các diễn giả phản bác các tuyên truyền giả dối của các chế độ độc tài. Số người tham dự lên khoảng 600 người. Họ đến từ nhiều phương trời khác nhau. Họ là người Nga, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Hong Kong, người Bắc Hàn, người Trung Hoa, người Taliban, người Iran, người Zimbabwe, người Venezuela, người Nicaragua, người Cuba. Ngoài ra ban tổ chức cũng cho phát trực tuyến để cho hàng ngàn người ở xa có thể theo dõi Hội Nghị.

Mỗi diễn giả là mỗi câu chuyện đau buồn và nhắc chúng ta thấy đâu là giá trị của một nền dân chủ trong đó mọi người có quyền tự do phát biểu.

Phần khai mạc dành cho bà Evgenia Kara-Murza một nhà hoạt động nhân quyền người Nga. Bà là vợ của tù nhân chính trị Vladimir Kara-Murza, lãnh đạo phe đối lập Nga hai lần bị đầu độc, bị cầm tù bởi chính quyền độc tài Vladimir Putin chỉ vì ông phản đối chiến tranh ở Ukraine.

Sau đó là phần phát biểu của ông Kalbinur Sidik, nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ, là nhân chứng của sự tàn bạo trong các trại cải tạo Trung Quốc.

Diễn giả trẻ tuổi nhất và gây xúc động nhất là cô Nila Ibrahimi, nhà hoạt động người Taliban, cô 15 tuổi. Cô may mắn đã thoát khỏi trong gang tấc sau khi quân Taliban chiếm đóng Afghanistan.

Cô kể nỗi đớn đau của những người phụ nữ ở xứ cô. “Chính quyền đối xứ người phụ nữ như công dân hạng hai, chúng tôi bị bịt miệng, không có quyền gì, kể cả phát biểu, con gái không còn có quyền cắp sách đến trường, thậm chí cấm cả ca hát. Tất cả chỉ vì chúng tôi là con gái, là phụ nữ.”

Cô kết luận trong nước mắt: “Hôm nay, tôi được may mắn sống trong một xứ tự do nhưng tôi biết những người mẹ, những người chị, người em của tôi đang chết dần chết mòn trong các trại giam bên đó.”

Người trẻ thứ nhì là cô Frances Hui, cô là nhà hoạt động Hong Kong. Cô là giám đốc của tổ chức We the Hong Kongers. Năm nay cô 25 tuổi. Cô tố cáo chính quyền của Tập Cận Bình là giả dối, là không giữ lời hứa một quốc gia hai thể chế cũng như không tôn trọng thoả thuận 50 năm tự trị Hong Kong. Cô tố Tập Cận Bình đã dùng bạo lực để dập nền dân chủ Hong Kong. Cô đấu tranh để Hong Kong được trả lại cho người Hong Kôog. Tuy cô là một nhà đấu tranh trẻ nhưng cô đầy nhiệt huyết, hùng hồn và can trường.

Đặc biệt năm nay là lần đầu tiên, ban tổ chức đã mời ba học sinh của trường trung học tại Geneva lên tiếng thay cho các nhà đấu tranh nhân quyền đang còn bị trong tù. Đây là một sáng kiến rất hay của ban tổ chức, giúp cho giới trẻ nhập cuộc vào các sinh hoạt nhân quyền.

Một phần quan trọng của chương trình là phần trao giải “Người đấu tranh tích cực nhất cho Quyền lợi của Người Phụ Nữ năm 2023.” Giải được trao cho cô Shima Babaei, người Iran, con gái của nhà bất đồng chính kiến mất tích là ông Ebrahim Babaei.

Nhà hoạt động và là cựu tù chính trị người IranShima Babaei (trái) nhận giải “Người đấu tranh tích cực nhất cho Quyền lợi của Người Phụ Nữ năm 2023” do bà Genoveva Tisheva, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trao giải. Ảnh: Twitter @GenevaSummit
Nhà hoạt động và là cựu tù chính trị người IranShima Babaei (trái) nhận giải “Người đấu tranh tích cực nhất cho Quyền lợi của Người Phụ Nữ năm 2023” do bà Genoveva Tisheva, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trao giải. Ảnh: Twitter @GenevaSummit

 

Và giải “Người hoạt động nhân quyền dũng cảm nhất của năm 2023” được trao cho ông Félix Maradiaga, lãnh đạo phe đối lập Nicaragua và là cựu tù nhân chính trị.

Trong phần chia sẻ, ông Felix Maradiaga cho biết là ông được trả tự do là nhờ sự can thiệp không ngừng của các tổ chức nhân quyền, các xã hội dân sự, các nhà ngoại giao luôn nhắc tên tuổi ông trong mọi trường hợp trao đổi với chính quyền Nicaragua, giúp tên tuổi ông được biết nhiều trên thế giới. Các chế độ độc tài rất tối kỵ khi những con mắt thế giới nhìn về phía họ. Ông kêu gọi chúng ta phải tiếp tục mạnh mẻ chỉ tay vào các trường hợp vi phạm nhân quyền.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ năm nay đã có một diễn đàn phong phú, đa dạng, giúp cho các nhà bất đồng chính kiến cũng như các nạn nhân nói lên sự thật, phản bác những dối trá trong tuyên truyền có hệ thống của các chế độ độc tài.

Hội Nghị lần thứ 15 chấm dứt vào lúc 17 giờ, sau phần chụp hình lưu niệm.

Hải Đăng tường trình từ Geneva

Nguồn: FB Ước Mơ Việt Tân

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.