Gia đình, công chúng thỉnh cầu chủ tịch nước hoãn tử hình Nguyễn Văn Chưởng

Ông Nguyễn Văn Chưởng. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng và hàng nghìn người khác trong 4 ngày nay gửi lời thỉnh cầu đến chủ tịch nước Việt Nam xin tạm hoãn thi hành án tử hình của Chưởng, nhưng chưa có hồi đáp từ nhà lãnh đạo. Một luật sư nắm rõ vụ án nói nếu thi hành án sẽ là “sai lầm đặc biệt nghiêm trọng”, ảnh hưởng lớn đến niềm tin của dân vào đảng, nhà nước.

Đưa thông tin lên Internet, cha mẹ của ông Chưởng cho biết Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng gửi công văn đề ngày 4/8 thông báo cho gia đình biết họ “có quyền làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt người đã bị thi hành án tử hình” và cần gửi đơn trong vòng 3 ngày làm việc.

Ngay sau khi nhận thông báo, ông Nguyễn Trường Chinh, người cha của ông Nguyễn Văn Chưởng, đã làm đơn gửi Chủ tịch Võ Văn Thưởng của Việt Nam “kêu cứu hoãn thi hành án tử hình”, đồng thời ông Chinh và gia đình cũng kêu gọi công chúng Việt Nam lên tiếng cùng. Đã 16 năm qua, ông Chinh không ngừng kêu oan cho con, kể cả dùng máu viết thư gửi các nhà lãnh đạo.

Ông Chưởng, sinh năm 1983, bị bắt ngày 2/8/2007 vì bị tình nghi là chủ mưu một vụ đâm chém, cướp của làm chết một thiếu tá cảnh sát hình sự ở Hải Phòng. Hai người khác bị xác định là đồng phạm của ông Chưởng. Các phiên tòa sau đó tuyên ông có tội và phải chịu án tử hình, hai người kia chịu án 23 năm tù giam và chung thân.

Cha mẹ ông, các luật sư, báo chí nhiều lần nêu ra những chứng cứ cho thấy ông ngoại phạm, bị bức cung và bị kết án oan, nhưng các cơ quan có thẩm quyền không thay đổi phán quyết.

Trong đơn kêu cứu mới nhất, với điểm chỉ bằng máu bên dưới chữ ký, người cha Nguyễn Trường Chinh một lần nữa khẳng định những điều như sau: Nguyễn Văn Chưởng là người vô tội, bị cán bộ điều tra thuộc công an Hải Phòng tạo dựng hồ sơ hãm hại; Chưởng không có mặt ở nơi xảy ra vụ án; không có nhân chứng, vật chứng chính xác, cụ thể; có sự vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.

Đồng hành, tiếp sức cho lời kêu cứu của ông Chinh và gia đình là gần 3.500 người ký vào một thỉnh nguyện thư trên trang Avaaz.org và hàng nghìn người khác gửi tin nhắn đến số điện thoại của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị hãy tạm hoãn thi hành án.

Nguồn: VOA

(Video: VOA)

Nguyên văn bản kiến nghị:

Kính gửi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng,

Chúng tôi những người ký tên thỉnh nguyện thư này, kêu gọi ngài Chủ tịch nước ra quyết định hoãn thi hành án với tử tù Nguyễn Văn Chưởng để điều tra lại vụ án.

Nguyễn Văn Chưởng bị kết án vì tội cướp tài sản và giết người và bị tuyên án tử hình vào năm 2008.

Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ “EC” (tức bị ép cung). “Tôi cho rằng việc kết tội Chưởng giết người là chưa có cơ sở” – luật sư Quánh nhấn mạnh.

Theo báo Tuổi trẻ, năm 2011, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm. Quyết định kháng nghị nêu rõ vụ án có một số vấn đề cần phải làm rõ, đề nghị xem xét về phần hình phạt theo hướng giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Chưởng từ tử hình xuống chung thân. Tuy nhiên tháng 12/2011, Tòa án nhân dân tối cao có quyết định giám đốc thẩm, không chấp nhận kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án phúc thẩm.

Hơn 16 năm nay, gia đình ông Chưởng và các luật sư đã gửi đơn đến các cấp đề nghị xem xét lại bản án. Trong khi còn nhiều sai sót trong quá trình tố tụng vẫn chưa được làm sáng tỏ, ngày 4/8/2023, Tòa án thành phố Hải Phòng đã gửi thông báo cho gia đình về việc thu xếp nhận thi thể của ông Chưởng, xác nhận lệnh thi hành án đã được quyết định.

Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết kiến nghị Chủ tịch nước ra quyết định hoãn thi hành án để bảo vệ mạng sống của công dân Nguyễn Văn Chưởng trong vụ việc có dấu hiệu oan sai. Quyết định của Chủ tịch nước cũng là cơ hội để thể hiện cam kết cải thiện nền tư pháp, bảo vệ quyền con người của công dân.

Trân trọng,

Tham khảo vụ việc:

1/ Thêm một tử tù kêu oan [https://tuoitre.vn/them-mot-tu-tu-keu-oan-689115.htm]

2/ Nguyen Van Chuong: A Wrongful Conviction in Vietnam’s Criminal Justice System [https://www.thevietnamese.org/2023/08/nguyen-van-chuong-a-wrongful-conviction-in-vietnams-criminal-justice-system/]

3/ Thứ trưởng Bộ Công an: ‘Điều tra viên nôn nóng nên bức cung nhục hình’ [https://vnexpress.net/thu-truong-bo-cong-an-dieu-tra-vien-non-nong-nen-buc-cung-nhuc-hinh-3156824.html]

(Nguồn: Avaaz.org)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.