Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019 được trao cho Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K)

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K) – một quỹ hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ. Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019 được trao cho Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K) – một tổ chức hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ.

Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng sản kết án 20 năm tù trong tháng 10 năm 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

Buổi trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Hai năm 2019 tại London, Anh Quốc. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của Quỹ 50K:

Từ năm 2017, nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp, bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Nhiều gia đình bị đẩy vào tình trạng khổ đau và túng quẫn khi thiếu đi người trụ cột trong gia đình.

Trong bối cảnh này, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội đã đứng ra thành lập “Quỹ 50K” vào ngày 30/4/2018 để tạo phương tiện giúp đỡ các tù nhân lương tâm. Ý niệm của Quỹ 50K khởi nguồn từ việc kêu gọi mỗi người trong cộng đồng đóng góp một số tiền nhỏ: 50 nghìn đồng (khoảng 2 Mỹ Kim) một người. Tại thời điểm đó, tất cả gộp lại đã đủ để trả tiền thuê luật sư cho ba nhà hoạt động là thầy giáo Vũ Hùng, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và ông Phạm Văn Trội.

Ngoài việc chia sẻ vật chất, Quỹ 50K còn có thăm hỏi các gia đình, động viên và an ủi tinh thần người thân của các tù nhân lương tâm. Tính đến nay, Quỹ 50K đã giúp đỡ được khoảng 200 tù nhân lương tâm, cựu tù nhân lương tâm và gia đình họ.

Hoạt động tương thân tương trợ của bà Thuý Hạnh đã gặp phải nhiều rào cản của chế độ. Báo chí nhà nước xuyên tạc việc làm của bà. Ngay cả việc đi lại của bà cũng bị làm khó. Nhưng thay vì chùn bước, bà Thuý Hạnh vẫn cương quyết tiếp tục công việc đầy ý nghĩa của mình.

Bà Thúy Hạnh chia sẻ: “Mỗi một đóng góp cho Quỹ là một lá phiếu, là một cánh tay giơ lên ủng hộ cho Tự Do, Dân Chủ, thêm một người đang bước qua nỗi sợ hãi.”

Chúng tôi xin chúc mừng Quỹ 50K. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Luật sư Alinda Vermeer, Luật sư Lê Công Định, Luật sư Allen Weiner, Nhạc sĩ Trúc Hồ, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019.

Ngày 8 tháng 12 năm 2019
Đảng Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.