Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021 được trao cho Linh Mục Đặng Hữu Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021
được trao cho Linh Mục Đặng Hữu Nam

Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2021 – với chủ đề “Nghĩa Đồng Bào Trong Mùa Đại Dịch” – được trao cho Linh Mục Đặng Hữu Nam.

Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng Sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho dân sinh, nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

Buổi trao Giải Thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng Mười Hai, 2021 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của Linh Mục Đặng Hữu Nam:

Linh Mục Đặng Hữu Nam quê ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và được thụ phong linh mục vào năm 2008.

Giữa đại dịch Covid-19 bùng nổ, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã khởi động “bếp ăn cho người nghèo,” “rau 0 đồng” để hỗ trợ nhu yếu phẩm và tiếp tế cho những vùng bị cách ly. Hàng ngàn người bất kể tôn giáo đã được chia sẻ khó khăn qua những sáng kiến đó. Cả chục tấn rau muống được vận chuyển từ miền Trung vào tới miền Nam tiếp tế cho dân nghèo, vừa giải cứu người bán vừa cứu trợ cho người cần.

Những nỗ lực từ thiện giữa đại dịch không chỉ dừng lại ở chiều kích cá nhân mà xung quanh Linh Mục Nam còn nhiều người cộng tác và nhân rộng những mô hình từ thiện phù hợp với hoàn cảnh từng vùng đã làm ấm lòng biết bao người dân.

Khi những cơn lũ ập về do các nhà máy xả lũ vô tội vạ, Linh Mục Nam đã tham gia vào công tác cứu trợ khẩn cấp cũng như hỗ trợ tái thiết cuộc sống hậu lũ qua các chương trình “chăn ấm mùa đông,” “gà 0 đồng” và cấp giống cây trồng cho vùng lũ.

Khi thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh gây ra vào tháng Tư năm 2016 khiến hàng trăm ngàn gia đình ngư dân tại miền Trung mất nguồn sinh sống, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã cùng người dân biểu tình phản đối để đòi quyền lợi cho dân. Vào ngày 26 tháng Chín, 2016, ông đã dẫn đầu một phái đoàn hơn 600 người đến tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khởi tố công ty Formosa và yêu cầu đền bù thiệt hại cho người dân.

Vì những hành động can đảm mà Linh Mục Nam từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt của nhà cầm quyền CSVN. Nhà cầm quyền đã mở một loạt chiến dịch bôi nhọ ông. Công an giả dạng côn đồ đã nhiều lần đánh đập, bắt cóc và hăm dọa ông. Tuy thế, những thủ đoạn này đã không làm lung lay ý chí của ông.

Từ tháng Sáu, 2020 Linh Mục Đặng Hữu Nam phải về nhà hưu dưỡng để gọi là “tạm nghỉ mục vụ.” Ông vẫn tiếp tục hướng về những người khốn khó, mở chương trình “xe lăn 0 đồng” cung cấp gần 200 xe lăn cho những người bị tàn tật để họ có thể đi lại dễ dàng hơn.

Bên cạnh những cống hiến bền bỉ và nhân ái giúp đỡ cuộc sống hàng ngày của đồng bào địa phương, Linh Mục Đặng Hữu Nam còn miệt mài tranh đấu cho quyền con người và nền dân chủ pháp quyền, cho công bằng xã hội và quyền tự do tôn giáo. Linh Mục Đặng Hữu Nam chính là hiện thân của tinh thần dấn thân phục vụ mà Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng xiển dương.

Chúng tôi xin chúc mừng Linh Mục Đặng Hữu Nam. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, Nhà hoạt động Libby Liu, Nhà báo Nancy Bùi, Giáo sư Allen Weiner, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2021.

Ngày 9 tháng 12 năm 2021

Đảng Việt Tân

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đại sứ Thụy Điển đặc trách về Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền, Cecilia Ruthström Ruin, vừa có chuyến thăm Hà Nội trong nỗ lực vận động thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Đại sứ nhân quyền Thụy Điển thăm Việt Nam

Vị đại sứ đặc trách nhân quyền viết trên Twitter rằng bà có “những ngày quý giá ở Hà Nội với các cuộc trao đổi về nhiều vấn đề nhân quyền với các đối tác Việt Nam.”

Ảnh: FB Khanh Nguyen

Tin, có một chữ “tin”

Chuyện 4 nữ tiếp viên hàng không mắc sai lầm – theo như mô tả của báo chí nhà nước, và được thông hiểu oan khiên bởi cơ quan điều tra – tất cả nằm trong gọn trong một chữ, là “tin.”

Đọc sách. Ảnh: Báo Người Lao Động

Thử nhìn thẳng vào các phong trào khuyến đọc trong thời gian qua

Muốn việc đọc sách thật sự đi vào hệ thống giáo dục quốc dân thì phải điều chỉnh chương trình, tổ chức thi cử theo hướng đánh giá năng lực… Phải làm ra một guồng máy giáo dục mà ở đó nếu không đọc sách thì kết quả học tập chắc chắn không cao. Chỉ đến lúc đó, sự đọc mới trở thành tự giác, vì nó được biến thành cái cuốc trong tay nông dân, cái kìm trong tay thợ máy, không sử dụng thì không thể làm việc được

Hình minh họa việc Tổng thống Nga Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI/ICC) phát lệnh truy nã. Ảnh: AP/ Canva

Putin có thể bị bắt giữ theo lệnh truy nã Tòa án Hình sự Quốc tế?

Một trong những cáo buộc đối với Vladimir Putin là cưỡng bức hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga. Theo giới chuyên gia, những tội ác này không chỉ đe dọa những người dễ bị tổn thương nhất, khiến gia đình chia cắt, mà còn thể hiện một nỗ lực có hệ thống nhằm xóa bỏ bản sắc Ukraine bằng cách cải tạo những đứa trẻ này thành người Nga.